Các nhà khoa học dự báo mực nước biển sẽ dâng cao đến mức thảm họa
Một nghiên cứu mới đây cho thấy mực nước biển dâng lên trong thế kỷ này sẽ nhiều hơn so với các dự báo trước đây.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế tới từ Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore dẫn đầu dự đoán kịch bản này sẽ dẫn tới thảm họa cho rất nhiều quốc đảo và các khu dân cư miền duyên hải.
Trước khi đi tới kết luận này, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 106 chuyên gia về khí hậu trên khắp thế giới.
Họ đánh giá sự thay đổi của mực nước biển theo 2 kịch bản khác nhau.
Trong trường hợp nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hóa, mực nước biển sẽ tăng thêm 0,5 m vào năm 2100 và 0,5-2 m vào năm 2300.
Nghiên cứu mới đây cho thấy mực nước biển dâng lên trong thế kỷ này sẽ nhiều hơn so với các dự báo trước đây. (Ảnh: CCO)
Nếu Trái đất nóng hơn 4,5 độ C, mực nước biển sẽ tăng 0,6-1,3 m vào cuối thế kỷ này và 1,7-5,6 m vào năm 2300.
Dự báo này vượt xa các ước tính của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra.
Các chuyên gia gọi các dải băng ở Greenland và Nam Cực là biểu hiện cơ bản phản ảnh tình trạng biến đổi khí hậu và động lực khiến mực nước biển dâng cao do các quan sát từ vệ tinh cho thấy chúng đang tan chảy với tốc độ ngày càng tăng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng mức độ và tác động của mực nước biển dâng có thể bị hạn chế nếu giảm phát thải thành công.
“Điều này mang đến nhiều hy vọng cho tương lai cũng như động lực mạnh mẽ để hành động ngay bây giờ nhằm tránh những tác động nghiêm trọng hơn của mực nước biển dâng cao”, Tiến sĩ Andra Garner tới từ Đại học Rowan ở Mỹ, đồng tác giả của nghiên cứu cho hay.
Sản xuất thành công kháng thể diệt virus corona
Các nhà nghiên cứu tại Hà Lan đã sản xuất ra loại kháng thể đơn dòng có thể kiềm chế virus corona trong phòng thí nghiệm, đem lại hi vọng về loại thuốc chống Covid-19.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Utrecht, trung tâm y khoa Erasmus và Harbor BioMed tại Hà Lan mới đây đã công bố nghiên cứu về kháng thể đơn dòng có thể diệt virus corona trên tế bào.
Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy loại kháng thể được đặt tên là 47D11 có thể nhắm vào gai protein của virus SARS-CoV-2 và vô hiệu hóa gai này. Theo Bloomberg, trong thí nghiệm tại đại học Utrecht, kháng thể không chỉ vô hiệu hóa được virus SARS-CoV-2 mà còn cả loại virus tương tự là SARS-CoV-1, từng gây ra bệnh SARS đầu những năm 2000.
Hình ảnh virus SARS-CoV-2 thoát khỏi một tế bào dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là các kết quả trong phòng thí nghiệm. Chúng sẽ phải được thử nghiệm trên động vật, sau đó là trên người để chứng minh sự hiệu quả và an toàn, trước khi có thể đem vào ứng dụng cho bất kỳ loại thuốc nào.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu về tác dụng lâm sàng và cơ chế chính xác giúp kháng thể chống lại virus.
Kháng thể đơn dòng là các loại protein nhân tạo, mô phỏng cơ chế của kháng thể do cơ thể tổng hợp trong phản ứng miễn dịch để cơ thể chống lại virus, vi khuẩn. Các loại kháng thể đơn dòng sẽ chỉ hướng tới vô hiệu hóa một loại mầm bệnh duy nhất. Để tạo ra kháng thể, các nhà khoa học đã thử nghiệm bệnh trên chuột biến đổi gen và lấy kháng thể do chúng tạo ra.
Sau khi kiểm nghiệm lại, 47D11 cho thấy khả năng vô hiệu hóa virus. Nhóm nghiên cứu sau đó phải chỉnh sửa loại kháng thể để phù hợp với cơ thể người.
"Kháng thể đơn dòng tấn công vào các điểm yếu trên protein bề mặt của virus ngày càng được coi như một loại thuốc hứa hẹn với các dịch bệnh lây lan, và cho thấy hiệu quả trị liệu với nhiều loại virus", nhóm tác giả cho biết.
Việc tìm ra các kháng thể hiệu quả chống lại virus corona sẽ làm tăng khả năng sớm có thuốc điều trị Covid-19. Ảnh: NIAID.
Ngoài các bệnh miễn dịch, kháng thể đơn dòng còn được dùng trong điều trị ung thư.
Theo Reuters, phương pháp điều trị bằng kháng thể có khác biệt so với vaccine. Vaccine tạo kháng thể tự nhiên, do chính cơ thể người được tiêm tạo ra, trong khi đó phương pháp tiêm kháng thể sẽ đưa vào bệnh nhân những kháng thể đã có sẵn. Tuy vậy, phương pháp này vẫn có thể dùng cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thông thường, sẽ phải mất khoảng 2 năm để một loại thuốc đi từ quá trình nghiên cứu tới cấp phép và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, quá trình này có thể sẽ được đẩy nhanh.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều chuyên gia trên thế giới tin rằng việc thử các kháng thể lên người là một quyết định mạo hiểm.
"Các biện pháp chữa bệnh cần được thử nghiệm và theo dõi sát sao trước khi đưa vào cơ thể người. Tuy nhiên, việc tìm thấy các phương pháp điều trị mới cũng là điều tích cực trong thời điểm hiện tại.
Càng có nhiều phương pháp, công cuộc tìm ra thuốc chống virus corona càng gần hiện thực", chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Ben Cowling từ Đại học Hong Kong chia sẻ.
Cách đây ít ngày, công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) cho hay Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vắc xin và tiêm thử nghiệm trên chuột.
TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, cho biết ngay từ khi Việt Nam ghi nhận người mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.
Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc xin.
Lợi ích khi virus nCoV đột biến gen Chủng virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 thuộc kiểu virus RNA và có thể đột biến sau mỗi lần nhân bản. Điều này còn có thể giúp con người theo dõi cũng như kiểm soát dịch.
Các nhà khoa học Nga cảnh báo về khả năng bùng phát dịch bệnh mới Con người có nguy cơ phải đối mặt với thảm họa mới ngay cả khi và nền kinh tế chưa thực sự phục hồi sau một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Theo một chuyên gia Nga trong bài "Các nhà khoa học cảnh báo: Sau COVID-19, trên thế giới sẽ xuất hiện các coronavirus chủng mới", đăng trên trang svpressa.ru ngày 7/4/2020, Tổ...