Các nhà khoa học bị ’say’ vì phân của chim cánh cụt ở Nam Cực
Chim cánh cụt vua xuất ra lượng khí gây cười qua phân của chúng nhiều đến nỗi các nhà nghiên cứu bị hội chứng ‘ lệch pha”.
Chim cánh cụt ở Nam Cực sản xuất hàm lượng oxit nitric rất cao ở nơi chúng cư ngụ.
Bo Elberling, lãnh đạo dự án và giáo sư Khoa học Địa chất và Quản lý Tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Copenhagen, cho biết chim cánh cụt sản xuất hàm lượng oxit nitric rất cao ở nơi chúng cư ngụ. Giáo sư lưu ý rằng nhiều nhà nghiên cứu đã bị “say” vì số lượng lớn phân chim cánh cụt bao quanh họ.
Oxit nitric, được bài tiết bởi phân chim cánh cụt, có tác dụng rất giống với khí cười an thần được các bác sĩ nha khoa sử dụng.
“Sau vài giờ làm việc tích cực bụi bên cạnh đống guano (tên gọi phân bị phân hủy tự nhiên của loài chim biển) có thể bị “đơ”. Một số người khác bắt đầu cảm thấy những cơn buồn nôn và đau đầu.
Ngoài ra, phân chim cánh cụt có tác động bất lợi đối với thiên nhiên. Ôxít nitơ gây ô nhiễm môi trường gấp 300 lần so với carbon dioxide. Nitơ được giải phóng từ phân chim cánh cụt vào lòng đất và vi khuẩn đất biến nó thành oxit nitơ và khí nhà kính.
Nhà khoa học lưu ý rằng lượng khí thải của chim cánh cụt không cao đến mức ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng và năng lượng của Trái đất, nhưng như giáo sư Elberling lưu ý, đây là khám phá thú vị cho thấy đàn chim cánh cụt ảnh hưởng đến môi trường của chúng, vì số lượng các khu cư ngụ của chim cánh cụt đang tăng lên.
Bí ẩn ao nước màu tím ở Nam Cực
Một sinh viên người Mỹ và nhóm nghiên cứu đã rất bất ngờ khi phát hiện ra một ao nước màu tím xuất hiện ở Nam Cực đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Hình ảnh ao nước màu tím kì lạ ở Nam Cực.
Scott Hotaling, một nghiên cứu sinh tiến sĩ đến từ Đại học Washington, hiện đang tiến hành nghiên cứu thực địa ở lục địa cực nam để phục vụ cho nghiên cứu về sinh lý học và bộ gene của loài côn trùng đặc hữu lớn nhất ở Nam Cực đã tình cờ gặp một ao nước màu tím nổi bật trong khi làm việc trên hòn đảo nhỏ Humble nằm ngay ngoài khơi Nam Cực.
Hotaling nói rằng cái ao nằm gần trạm Palmer, rất gần bờ biển và ở độ cao chỉ khoảng 5 mét so với mực nước biển. Không thể giải thích được vì sao ao nước này lại có màu tím như vậy, Hotaling đã buộc phải nhờ các đồng nghiệp và các nhà khoa học trên Twitter của mình để cùng tìm lời giải.
Đảo Humble được biết đến như một môi trường sinh sống quan trọng với một số loài chim cánh cụt nên Hotaling cho biết thêm rằng anh ta tin rằng màu sắc có thể đến từ đàn chim cánh cụt ở gần đó gây ra. Nhưng một số người lại cho rằng do phấn hoa oải hương hoặc cũng có khả năng là kết quả của của các vi sinh vật.
"Tôi cho rằng đó là sự nở hoa do vi khuẩn màu tím (sinh vật quang hợp không oxy hóa). Nếu không có mùi H2S (mùi trứng thối), thì các sinh vật đang phát triển cách sử dụng ánh sáng từ các nguồn năng lượng quanh đó", nhà vi trùng học Michael Madigan nhận định.
Tuy nhiên, Hotaling cho rằng khu vực xung quanh ao không có mùi khó chịu, ít nhất là nhóm của anh ta không thể ngửi thấy nó trên những con hải cẩu voi gần đó.
Stefano Amalfitano, một nhà sinh thái học biển khác lại lưu ý rằng ao nước màu tím kỳ lạ này là một ví dụ về các vi khuẩn tím thường thấy ở Nam Cực. Một số loài vi khuẩn có thể nhắc đến là Halobacterium halobium, Dunaliella salina hoặc Rhodocylcus purpureus.
Mặc dù nhiều nhà khoa học trên Twitter yêu cầu một mẫu thu thập tại hiện trường để có thể nghiên cứu thêm nhưng Hotaling nói rằng anh ta không có kế hoạch theo dõi cái ao màu tím bí ẩn vì giấy phép mà nhóm của anh ta hiện đang làm việc không cho phép thu thập mẫu. Chính điều này là một khó khăn đến nay khiến ao tím bí ẩn ở Nam Cực này vẫn là một dấu hỏi lớn chưa được giải đáp.
Trang Phạm
Bi kịch đằng sau chuyến thám hiểm Nam cực hơn 100 năm trước Chuyến thám hiểm chinh phục vùng đất lạnh giá Nam Cực năm 1910 mang nhiều bi kịch mà hàng trăm năm sau mới được tiết lộ. Năm 1910, nhà thám hiểm Robert Falcon Scott, người Anh dẫn đầu cuộc hành trình đến Nam Cực cùng 4 người đồng hành trong cuộc đua trở thành người đầu tiên đến vùng đất lạnh giá. Theo...