Các nhà du hành vũ trụ đang gặp nguy hiểm trong không gian
Theo nghiên cứu mới, các nhà thám hiểm không gian đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm tàng khi du hành một quãng đường dài. Nhiều nhà khoa học cho rằng, bộ não của họ có thể bị phình to trong môi trường chân không.
Trong những thập kỷ tới, nếu người Trung Quốc hay NASA tìm cách đưa con người lên sao Hỏa, các cơ quan vũ trụ này có lẽ sẽ phải đánh giá lại chiến lược của mình sau khi những nghiên cứu mới nhất phát hiện ra việc du hành vũ trụ gây tổn thương cho cơ thể con người, đặc biệt là não. Nghiên cứu mới cho thấy bộ não của con người có thể bị phình ra trong điều kiện vi trọng lực. Điều này là do, khi ở Trái đất, trọng lực giúp máu chảy điều hòa trong cơ thể. Ngược lại, trong không gian, máu bắt đầu chảy trong các dây thần kinh thị giác cùng với lượng chất lỏng dư thừa làm tăng thể tích thực tế của não.
Các nhà khoa học từ Đại học Texas đã thực hiện 10 lần quét não MRI trên các phi hành gia trước và sau khi họ dành thời gian trên Trạm vũ trụ quốc tế. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu với vi trọng lực đã gây ra sự giãn nở trong não và dịch não tủy – chất lỏng trong suốt hoạt động như một bộ đệm cho não. Theo các nhà nghiên cứu, những thay đổi trong não này có thể so sánh với một người đã trải qua một thời gian dài trên giường bệnh.
Video đang HOT
Những hệ lụy lâu dài của việc này đối với các phi hành gia vẫn chưa đưa được ra kết luận đầy đủ, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết: “Hiện tượng tương tự với một loại bệnh được gọi là tràn dịch não, tình trạng này xảy ra khi tâm thất trong não bị phình to bất thường. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm khó đi lại, gặp khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang và mất trí nhớ.” Cho đến nay, các triệu chứng này vẫn không được đưa vào báo cáo của các phi hành gia sau khi du hành vũ trụ.
Larry Kramer, giáo sư tại Trung tâm khoa học sức khỏe của Đại học Texas ở Houston và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: Khi bạn ở trạng thái vi trọng lực, chất lỏng như máu trong tĩnh mạch của bạn không còn chảy về phía chi dưới mà phân phối đi khắp nơi. Sự chuyển động của chất lỏng về phía đầu có thể là một trong những nguyên nhân gây ra những thay đổi mà chúng ta đang quan sát thấy trong mắt và khoang nội sọ của các phi hành gia. Trên thực tế, sự mở rộng vật chất sẽ chịu trách nhiệm cho sự gia tăng khối lượng não và dịch não tủy. Loại biến dạng này phù hợp với việc tiếp xúc với áp lực lớn.”
Kinh tế tơi tả, châu Âu rụt rè 'mở cửa lại'
Thế giới sau đại dịch COVID-19 có thể thay đổi vĩnh viễn theo những cách con người bây giờ chưa hình dung được. Đây là một khả năng cần được nhìn nhận nghiêm túc.
Người dân ở Barcelona, Tây Ban Nha, đứng trên ban công cổ vũ cho nhân viên y tế đi làm nhiệm vụ - Ảnh: The Guardian
Tuần lễ Thánh năm nay đánh dấu một tháng đất nước Tây Ban Nha bị phong tỏa vì dịch COVID-19. Mọi năm, các ngôi làng miền nam xứ bò tót chào đón vô số khách du lịch đến thăm, nhưng năm nay bầu không khí im lặng bao trùm, một số nơi còn dựng rào không cho người lạ vào...
"Tê liệt" là từ chung mô tả châu Âu trong giai đoạn này. Nhìn qua tấm bản đồ giao thông hàng không, người ta chỉ thấy một bầu trời thưa thớt máy bay - điều chẳng mấy ai hình dung nổi cách đây vài tháng.
Hiển nhiên là châu Âu và phần còn lại của thế giới không thể phong tỏa mãi. Lý do đơn giản là nhiều người sẽ kiệt quệ vì nghèo đói trước khi nhiễm virus. Chỉ mới một thời gian ngắn, nền kinh tế số 3 và 4 của khu vực đồng euro - Ý và Tây Ban Nha - được dự báo sẽ suy giảm hơn 10%.
Đầu tàu kinh tế Đức cũng chung số phận, nhưng Đức mà sụp sẽ tạo thêm hiệu ứng dây chuyền trên khắp lục địa. Nhận định trên tờ Daily Beast, nhà báo Gregory Beals nhẩm tính tổng thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra khiến trận đại suy thoái năm 2009 trông như trò đùa, dù khi đó GDP của khu vực euro giảm đến 4,5%.
Đan Mạch dự kiến sẽ mở lại trường học, nhà trẻ từ ngày 15-4. Nước láng giềng Áo thì bắt đầu với những cửa hiệu nhỏ từ ngày 14-4, cửa hiệu lớn dự kiến mở lại vào đầu tháng 5. Song song đó, những quy định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, cấm tụ tập... vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Kế hoạch nghe đơn giản nhưng các chuyên gia cảnh báo rủi ro là rất cao. "Ngay khi anh dỡ bỏ giới hạn, anh đối mặt với nguy cơ dịch bùng lên lại. Cơ bản, anh sẽ quay lại ngày đầu tiên chống dịch mà không có sự khác biệt nào" - giáo sư Lauren Meyers, Đại học Texas, giải thích.
Nhà dịch tễ học người Ý Flavia Riccardo tin rằng hiện tại còn sớm để kết luận COVID-19 sẽ trở thành một loại bệnh theo mùa, như sởi. Thực tế mới mà châu Âu và thế giới phải sống chung tùy thuộc vào hiểu biết của con người về loại virus này trong thời gian tới.
"Nâng cao năng lực xét nghiệm là một nhu cầu bức thiết. Làm tốt điều này sẽ giúp chúng ta theo dõi căn bệnh, bao gồm xác định được số người có thể mang kháng thể. Chúng ta sẽ có được cơ chế cách ly tốt hơn" - bà Riccardo nhận định.
PHÚC LONG
Mối liên hệ bí ẩn giữa virus corona và hệ tim mạch Chủng virus corona mới chủ yếu ảnh hưởng tới phổi. Nhưng các bác sĩ đã báo cáo các trường hợp mà loại virus này hoành hành một bộ phận khác trong cơ thể đó là trái tim. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology, trong 5 bệnh nhân bị tổn thương tim do COVID-19 ở Vũ Hán...