Các nhà đài “rúng động” sau scandal “Anh chàng vượt thời gian”
Câu hỏi về việc nâng chất lượng đã được đặt trên bàn những người trong cuộc – trước hết là các nhà đài, ngay sau sự cố “ Anh chàng vượt thời gian”.
Tiêu chí dành 30-50% thời lượng phát sóng cho phim Việt đang tạo áp lực như thế nào đối với nhà đài? ây có phải là một phần lý do khiến nhà đài nới lỏng hơn chất lượng phim gần đây? Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Xuân – Trưởng phòng khai thác phim truyện HTV – nói:
Ông Nguyễn Anh Xuân: “Cái khó chung cho nhà làm phim là không có kịch bản hay” – Ảnh tư liệu
ối với HTV, để đạt được tiêu chí trên chúng tôi không làm vội vã mà có lộ trình hẳn hoi. Hiện nay trên kênh HTV7, HTV9 phim Việt chiếm khoảng 51%. Trong đó hơn 30% là phim mới, còn lại là phim chiếu lại. Mỗi năm TFS sản xuất khoảng 200 tập phim và xã hội hóa 1.600 tập. Các nhà sản xuất phim đều đảm bảo được số lượng phim. HTV không có tình trạng “lủng” sóng bởi chúng tôi có đến 3-4 phim dự phòng.
Tuy nhiên, cái khó chung gần đây cho nhà làm phim là không có kịch bản hay. Mà kịch bản hay chiếm đến 50% thành công của bộ phim. Nhiều nhà sản xuất phải vay mượn kịch bản nước ngoài. Chúng tôi hiện đang hướng các nhà sản xuất làm các bộ phim về nông thôn, nông dân, đặc biệt là nghề và làng nghề. Nếu theo dõi phim trên HTV trong năm 2011, khán giả sẽ thấy sự biến chuyển này.
Bên cạnh đó, kinh phí làm phim hiện lạc hậu so với mặt bằng giá cả chung. (Hiện HTV trả cho các hãng 180 triệu đồng/tập phim nếu bộ phim đó đảm bảo đủ lượng quảng cáo đổ vào. Nếu dư quảng cáo, các hãng phim sẽ được thưởng từ 5-10%, ngược lại nếu số lượng quảng cáo không đạt sẽ không nhận đủ số tiền 180 triệu đồng/tập – NV). Chúng tôi đang bàn bạc đưa vấn đề này lên ban giám đốc để có sự thay đổi trong năm 2012.
* Ngày càng có nhiều nhà sản xuất tư nhân làm phim, HTV sàng lọc thế nào để đưa lên màn ảnh phim có chất lượng?
Video đang HOT
- Hiện nay chúng tôi hợp tác với khoảng 29 nhà sản xuất phim. Con số này có thể tăng thêm trong các năm tới. Không biết các nhà đài khác như thế nào chứ HTV làm công việc này khá chặt chẽ. Từ lúc duyệt đề cương kịch bản đến nghiệm thu sản phẩm chúng tôi đều xem rất kỹ càng. Nhà sản xuất biết thời gian phim mình phát sóng trước sáu tháng. Họ phải nộp băng phim trước một tháng khi phim lên sóng.
Ngay từ khâu xét kịch bản, những kịch bản nào dở chúng tôi loại. Còn kịch bản nào có tứ hay nhưng chưa đạt, chúng tôi trao đổi với tác giả kịch bản để chỉnh sửa. Chúng tôi cũng đề nghị các hãng phim đưa lịch sản xuất cụ thể. Trong quá trình quay chúng tôi đi kiểm tra tiến độ công việc từ 1-2 lần. Thực tế, trước khi các tập phim lên sóng, chúng tôi đã sửa khá nhiều như cắt cảnh sex, bạo lực, đồng tính…
Tôi cũng muốn nói thêm rằng có thể trong thời gian vừa qua phim VN có vài phim chưa hay, không làm hài lòng khán giả nhưng nói khán giả quay lưng với phim Việt là không khách quan. Chỉ vài năm phim Việt đã đẩy được phim Trung Quốc, Hàn Quốc từng chiếm lĩnh trên màn ảnh. Theo các chỉ số khán giả xem phim truyền hình mà chúng tôi thu thập được thì số lượng khán giả xem phim VN cho đến giờ vẫn cao hơn so với các phim nước khác. Sự cố Anh chàng vượt thời gian vừa qua giúp nhà đài lẫn nhà sản xuất có dịp nhìn lại để tự hoàn chỉnh mình.
VTV sẽ điều chỉnh cơ chế đặt hàng sản xuất
Về trách nhiệm “nghiệm thu chất lượng sản phẩm” và các khâu kiểm duyệt phim truyền hình của VTV trước và sau sự cố Anh chàng vượt thời gian (VTV quyết định dừng phát sóng bộ phim sau khi đã phát 18 tập của phần 1 vì những lình xình trong nội bộ đoàn làm phim cũng như hàng trăm phản hồi bày tỏ sự thất vọng của khán giả), đại diện VTV – đạo diễn ỗ Thanh Hải, giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) đã trao đổi:
- VTV không vì tăng số lượng mà lơi lỏng hơn với chất lượng phim truyền hình. Có thể một số bộ phim khi phát sóng chưa đáp ứng được nhu cầu khán giả, chúng tôi sẽ phải cẩn trọng hơn khi lựa chọn đối tác tham gia làm phim, duyệt kịch bản và giám sát quá trình sản xuất.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam
Trước đây, VTV chủ yếu giao cho Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC) chịu trách nhiệm sản xuất phim truyền hình, sau đó phối hợp với Cục iện ảnh sản xuất chương trình iện ảnh chiều thứ bảy. Nhưng để có nhiều hơn các món ăn, gia vị trong thể loại phim truyền hình, đặc biệt là mong muốn có yếu tố vùng miền, VTV đã chủ trương đặt hàng sản xuất các đơn vị bên ngoài đài. ây là cách làm đúng, tạo nên sự cạnh tranh về chất lượng, làm phong phú nguồn phim truyền hình. Nhưng khi đi vào thực tế, đòi hỏi phải luôn có sự giám sát.
Về lâu dài, VTV sẽ phải điều chỉnh cơ chế đặt hàng sản xuất, trong đó yếu tố giám sát năng lực của nhà sản xuất, đội ngũ làm phim cần được coi trọng hơn. Chúng tôi ý thức các đạo diễn, nhà sản xuất đều mong muốn có một bộ phim hay, như thế vừa tạo ra uy tín cho bản thân, vừa được xã hội công nhận để sau đó được nhận lại quyền lợi từ chính khả năng đó. Vì vậy, việc đặt hàng sản xuất toàn bộ cả bộ phim chỉ thực hiện khi đơn vị sản xuất đáp ứng đầy đủ các yếu tố về năng lực sản xuất, đội ngũ làm phim, kinh phí sản xuất…
Và có thể xem xét đến phương án mua bản quyền phát sóng sau khi nghiệm thu toàn bộ sản phẩm. Như thế, các đơn vị sản xuất cũng phải có trách nhiệm hơn, tránh tối đa những bộ phim mà có thể giai đoạn ban đầu được chuẩn bị và làm rất tốt nhưng sau đó bị kém dần.
Tuy nhiên, tôi nghĩ điều then chốt vẫn phải là trách nhiệm và cái tâm của người làm phim, khó có thể giám sát toàn bộ mọi khâu khi sản xuất. Nếu bộ phim được làm với thái độ trách nhiệm, biết tôn trọng khán giả thì sẽ hạn chế được rất nhiều về chất lượng chuyên môn.
Theo 2Sao
VTV ngưng chiếu Anh chàng vượt thời gian
* "Rút kinh nghiệm" về chương trình Con yêu của mẹ
TT - Sau cuộc họp ngày 20-4, Ðài truyền hình VN (VTV) quyết định dừng phát sóng bộ phim Anh chàng vượt thời gian sau khi đã phát 18 tập của phần 1 (tập cuối cùng của phần này phát sóng tối 20-4).
Một cảnh trong phim Anh chàng vượt thời gian bị khán giả phàn nàn khá nhiều - Ảnh: VTV
Ngay sau khi đăng bài "Phim Việt liên tục gây thất vọng" và nhận được hàng trăm phản hồi của bạn đọc về chất lượng phim truyền hình VN gần đây (Tuổi Trẻ ngày 18, 19 và 20-4), trong đó có Anh chàng vượt thời gian, Tuổi Trẻ đã hết sức cố gắng liên hệ với ông Nguyễn Thành Lương - phó tổng giám đốc VTV, người được VTV giao nhiệm vụ phát ngôn trước báo chí.
Chúng tôi cũng đặt nhiều câu hỏi về nguyên nhân và phương án "giải cứu" chất lượng phim truyền hình VN, cũng như cố gắng tìm gặp lãnh đạo nhà đài để trao đổi trực tiếp. Lúc 17g14, Tuổi Trẻ nhận được bản thông tin do VTV gửi báo chí.
Về trường hợp ngưng phát sóng Anh chàng vượt thời gian, thông tin trích lời ông Nguyễn Thành Lương như sau: "Ðây là điều cần thiết để đối tác có thời gian giải quyết những vấn đề nội bộ với đoàn làm phim cũng như có thời gian để nhà đầu tư cùng nhà sản xuất tập trung nguồn lực, đảm bảo chất lượng của các tập tiếp theo. Nếu không đảm bảo chất lượng sẽ không được phát sóng".
Cũng trong bản thông tin của VTV, trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, ngày 13-4 VTV đã cử đoàn cán bộ (gồm Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình TVAd - đơn vị ký hợp đồng và Trung tâm sản xuất phim truyền hình VFC - đơn vị tham mưu cho lãnh đạo đài về yếu tố kỹ thuật chuyên môn làm phim) vào nơi sản xuất và làm việc trực tiếp với Công ty Năng động Việt - đối tác sản xuất bộ phim Anh chàng vượt thời gian.
Tuy nhiên, trách nhiệm "nghiệm thu chất lượng sản phẩm" và các khâu kiểm duyệt thuộc về VTV hiện chưa được nêu rõ trong bản thông tin này. Ý kiến của ông Nguyễn Thành Lương trong bản tin mới chỉ nêu ra rằng: "VTV luôn mong muốn có những bộ phim hay, đề tài mới để phục vụ khán giả nhưng chất lượng của bộ phim Anh chàng vượt thời gian chưa làm hài lòng khán giả. Ngoài ra, nhà đầu tư đã để xảy ra nhiều sự việc trong nội bộ đoàn làm phim qua đó làm ảnh hưởng đến chất lượng phim và ảnh hưởng đến uy tín của VTV".
* Sau khi tiếp nhận ý kiến của khán giả về cách thể hiện chương trình Con yêu của mẹ phát sóng lúc 20g ngày 17-4 (Tuổi Trẻ ngày 20-4), chiều 20-4, chúng tôi nhận được văn bản của VTV, mong muốn thông qua báo Tuổi Trẻ gửi đến khán giả.
Nội dung văn bản là kết luận từ nhiều cuộc họp do phó tổng giám đốc VTV Nguyễn Thành Lương chỉ đạo các bên liên quan tìm hiểu rõ sự việc: "Ðây là một sự việc rất đáng tiếc và chúng tôi đã rút kinh nghiệm nghiêm khắc với tất cả các bộ phận liên quan".
Kết quả cuộc họp cũng chỉ ra: trong khi xây dựng kịch bản chương trình phát sóng ngày 17-4, êkip sản xuất có ý tưởng thể hiện thông qua hành động không đúng của trẻ nhỏ để những người làm cha mẹ khuyên can con mình không được làm như vậy. Tuy nhiên, do "cách nhìn chưa thấu đáo từ êkip sản xuất và người duyệt, khi phát sóng rộng rãi trên kênh VTV3, chương trình đã gây bức xúc cho nhiều bậc làm cha mẹ".
Theo Tuoitre
Trương Thị Ngọc Ngân, Đỗ Thanh Hải tự "vả" vào miệng mình Một nhà sản xuất cẩu thả, làm phim qua loa để thu hồi vốn một nhà duyệt phim phớt lờ trước phim phát sóng..., hai chân dung ấy hiện rõ sau phát ngôn vô trách nhiệm của bà Trương Thị Ngọc Ngân và ông Đỗ Thanh Hải. Bàn về chất lượng của "Anh chàng vượt thời gian" chắc hẳn không còn là đề...