Các nguyên thủ thế giới dùng điện thoại của hãng nào?
Đối với các nguyên thủ thế giới, điện thoại di động không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích giao tiếp mà còn phải được bảo đảm ở mức độ an ninh cao .
Những chiếc điện thoại bàn và điện thoại di động được nhìn thấy trên bàn làm việc của Thủ tướng Theresa May (Ảnh: Getty)
Việc thay đổi một thói quen thường ngày là rất khó, tuy nhiên Thủ tướng Anh Theresa May được cho là đã đổi chiếc điện thoại di động Blackberry cũ của bà để lấy một chiếc iPhone. Khu vực Maidenhead (Anh), đơn vị bầu cử nơi bà May làm đại diện từ năm 1997, được hãng điện thoại Blackberry chọn làm nơi đặt trụ sở tại châu Âu từ năm 2016. Mặc dù chiếc iPhone mới của Thủ tướng May có thể mang tính giải trí cao, song chiếc điện thoại này vẫn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của chính phủ Anh về các ứng dụng trên điện thoại.
Tổng thống Pháp
Vào tháng 6/2017, bà Sibeth Ndiaye, phát ngôn viên của Điện Elysee, đã đăng một đoạn video lên mạng xã hội, trong đó cho thấy Tổng thống Emmanuel Macron đang đặt hai chiếc điện thoại di động chồng lên nhau trên bàn làm việc của ông trong một buổi chụp hình của nhà lãnh đạo Pháp. Hình ảnh từ đoạn video cho thấy chiếc điện thoại được đặt ở phía trên dường như là một chiếc iPhone với nút bấm đặc trưng và nhận dạng vân tay. Ngoài ra, nhạc chuông của iPhone cũng được nghe thấy xuất hiện trong đoạn video này.
Tổng thống Mỹ
Video đang HOT
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AP)
Vào tháng 3/2017, Dan Scavino, giám đốc truyền thông Nhà Trắng kiêm trợ lý của Tổng thống Donald Trump, xác nhận trên Twitter rằng ông Trump đã sử dụng “chiếc iPhone mới trong vài tuần”. Chỉ một năm trước đó, ông Trump từng kêu gọi người dùng tẩy chay tất cả các sản phẩm của Apple sau khi hãng này từ chối mở khóa chiếc điện thoại có liên quan tới vụ xả súng ở thành phố San Bernardino, Mỹ năm 2015.
Thủ tướng Ấn Độ
Thủ tướng Narendra Modi (Ảnh: Getty)
Thủ tướng Narendra Modi từng được nhìn thấy chụp ảnh “tự sướng” với một thiết bị di động được cho là điện thoại iPhone sau khi bỏ phiếu ở Ahmadabad trong cuộc bầu cử ở Ấn Độ năm 2014. Tuy nhiên chính quyền của Thủ tướng Modi cũng từng vướng vào vụ lùm xùm liên quan tới điện thoại di động khi bị cáo buộc theo dõi người dân thông qua một ứng dụng trên điện thoại.
Thủ tướng Đức
Thủ tướng Angela Merkel (Ảnh: Getty)
Điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel từng trở thành tâm điểm chú ý của dự luận hồi năm 2013 khi có thông tin Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã nghe lén các cuộc gọi của bà Merkel. Nhà lãnh đạo Đức được cho là sử dụng hai điện thoại di động gồm Nokia 6260 và Blacberry Z10.
Tổng thống Nga
Tổng thống Putin được cho là không sử dụng điện thoại di động (Ảnh: Sputnik)
Theo ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thổng Nga, Tổng thống Vladimir Putin không có điện thoại di động, thay vào đó nhà lãnh đạo Nga muốn các hình thức giao tiếp khác. Nếu ông Putin thực sự cần sử dụng điện thoại di động trong khi điện thoại bàn không có sẵn, một trong số các trợ lý của Tổng thống Putin sẽ đưa cho ông một chiếc điện thoại di động.
Năm 2010, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố không cần thiết phải sử dụng điện thoại di động vì nếu có một chiếc điện thoại như vậy, “nó sẽ kêu suốt cả ngày”. Tổng thống Putin cũng chia sẻ rằng ông gần như không lên Internet và bày tỏ quan ngại về các thông tin được chia sẻ trên mạng.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tổng thống Trump nói hòa thuận với Nga là điều tốt
Tổng thống Donald Trump đã phản bác những lời chỉ trích nhằm vào ông liên quan tới cuộc điện thoại chúc mừng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và khẳng định việc Mỹ hòa thuận với Moscow là điều tốt đẹp.
Tổng thống Donald Trump (phải) và người đồng cấp Putin (Ảnh: Reuters)
Trong bình luận được đăng trên mạng xã hội Twitter ngày 21/3, Tổng thống Donald Trump đã phản bác những lời chỉ trích nhằm vào ông sau khi ông gọi điện chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử. Ông Trump nói rằng người tiền nhiệm Barack Obama cũng từng gọi điện chúc mừng ông Putin sau cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2012.
"Tôi đã gọi điện cho Tổng thống Nga Putin để chúc mừng ông ấy về chiến thắng trong cuộc bầu cử (ông Obama cũng từng làm như vậy trước đây). Giới truyền thông giả mạo đã phát điên lên vì họ muốn tôi chỉ trích Putin. Họ đã sai lầm. Hòa thuận với Nga (và cả những nước khác) là điều tốt, chứ không phải điều xấu", Tổng thống Trump viết trên Twitter.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, "Nga có thể giúp đỡ (Mỹ) trong rất nhiều vấn đề, từ Triều Tiên, Syria, Ukraine, IS, Iran và thậm chí cả cuộc chạy đua vũ trang sắp tới. Ông Bush cũng từng cố gắng để hòa thuận (với Nga), nhưng không đủ "sự thông minh", còn ông Obama và Clinton thì không đủ năng lượng hay khí chất. Hòa bình thông qua sức mạnh", ông Trump viết tiếp.
Trước đó, cuộc điện thoại giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin từng vấp phải sự chỉ trích của giới truyền thông Mỹ, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng đây là bằng chứng cho thấy sự thông đồng giữa chính quyền Trump với Nga. Theo truyền thông Mỹ, ông Trump được khuyên không nên gọi điện chúc mừng chiến thắng của ông Putin, song nhà lãnh đạo Mỹ rốt cuộc không nghe theo lời khuyên này.
Tuy nhiên, điều khiến Tổng thống Trump và Nhà Trắng giận dữ là thông tin về lời khuyên của các cố vấn an ninh quốc gia bị rò rỉ ra ngoài trong khi văn bản này chỉ một số người nhất định trong chính quyền Trump được tiếp cận. AP dẫn lời hai quan chức Nhà Trắng cho biết, Nhà Trắng đã mở một cuộc điều tra nội bộ để xác định ai là người đã rò rỉ thông tin cho truyền thông và không loại trừ khả năng sẽ có một quyết định sa thải.
Thành Đạt
Theo Dantri
Ông Kim Jong-un chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi ông giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Nga hôm 18/3. Tổng thống Putin (trái) và nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: Getty) Theo Yonhap, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 19/3 đã gửi lời "chúc mừng chân thành" tới Tổng...