Các nguyên thủ quốc gia được đón tiếp như thế nào tại VIP A Nội Bài?
Nhà khách VIP A tại ga T2 – Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài (HKQT) – vừa khánh thành sáng 4/1 được sử dụng để đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam. Nghi thức đón tiếp các nguyên thủ quốc gia sẽ được tiến hành như thế nào?
Nhằm phục vụ tốt hoạt động đối ngoại của đất nước, đảm nhiệm tốt nhất vai trò tiếp đón các đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam theo đúng nghi thức ngoại giao quốc tế, nhà khách VIP A đã tổ chức dây chuyền đưa đón khách và vận chuyển hành lý một cách hợp lý.
Nhà khách VIP A Nội Bài – nơi diễn ra các hoạt động đón tiếp ngoại giao theo nghi thức quốc tế
Cụ thể, các chính khách sẽ được đưa đến cửa trước nhà khách bằng xe theo đoàn, được tháp tùng vào từ cửa chính, đón tiếp tại sảnh tiếp tân trung tâm. Khách ngồi chờ chuyến bay tại phòng khách cấp Nguyên thủ hoặc các phòng khách VIP khác. Các thủ tục kiểm tra an ninh, hải quan và thủ tục xuất cảnh sẽ được thực hiện tại các phòng chức năng của nhà khách. Khi đoàn khách khởi hành đi, chính khách sẽ được tháp tùng ra đến sảnh phía khu bay, và được xe đưa thẳng ra tàu bay.
Các chính khách sau khi xuống máy bay sẽ được xe đưa đến khu vực sân nghi lễ để thực hiện các nghi lễ đón tiếp. Sau đó, các chính khách được đưa đến cửa vào phía khu bay, được đón tiếp tại sảnh tiếp tân trung tâm, được tiếp đón và ngồi nghỉ tại phòng khách cấp Nguyên thủ và các phòng VIP khác. Các thủ tục hải quan và thủ tục nhập cảnh sẽ được thực hiện tại các phòng chức năng của nhà khách. Khi các chính khách rời khỏi nhà khách sẽ được tháp tùng ra sảnh phía trước và có xe đón đưa đi.
Sân nghi lễ có diện tích hơn 2000 m2 để thực hiện các nghi lễ đón tiếp trang trọng có đông người khi đón đoàn khách cấp nhà nước đến thăm.
Phòng hội đàm khánh tiết sử dụng khi cần cho những cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Việt Nam và đoàn quan khách quốc tế đến thăm.
Hành lý của các chính khách sẽ được nhân viên đoàn tùy tùng chuyển qua máy soi để kiểm tra theo quy định, được lưu giữ tại phòng hành lý và sau đó được nhân viên mang ra xe để đem lên tàu bay. Đối với hành lý đến của chính khách khi hạ cánh, quy trình này sẽ được thực hiện ngược lại.
Công trình trăm tỷ và sứ mệnh ngoại giao
Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài có vị trí kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ giao thương của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc với các quốc gia trên thế giới, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Dự án Nhà khách – Cảng HKQT Nội Bài do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn thiết kế là liên danh CPG (Singapore)- PAE (USA). Dự án được khởi công xây dựng ngày 19/5/2014 với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Video đang HOT
Khu vực thực hiện nghi thức dẫn đoàn ngoại giao
Nhà khách được bố trí trên khu đất rộng 26.100m2 trong đó diện tích nhà chính vào khoảng 5.000m2. Nhà khách có phía Tây giáp với nhà ga T2 mới được đầu tư, phía Đông giáp với Nhà ga trong nước T1 mở rộng, phía Bắc giáp với sân đậu máy bay, phía Nam giáp với đường nội cảng Nhật Tân – Nội Bài. Với vị trí đó, nhà khách VIP A rất thuận tiện trong việc đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước, cũng như đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam theo đúng nghi thức ngoại giao quốc tế.
Nhà khách được thiết kế như một “khu nhà vườn có hình cánh hoa”, lấy ý tưởng từ hình ảnh của các vườn cảnh và sự tĩnh lặng của mặt hồ giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Phần mái nhà được cách điệu như một cánh hoa sen lớn với những ô lấy sáng được cách điệu với hình ảnh những đài sen vươn lên từ lòng hồ mà phía dưới là phần thân nhà khách. Các góc sân vườn được thiết kế tạo sự cảm nhận ánh sáng ban ngày lan tỏa sâu vào các phòng khách chính. Xung quanh nhà khách là các hồ nước kết hợp với cây xanh, tạo cho nhà khách có cảnh quan giản dị, thanh cao nhưng nồng ấm và sang trọng.
Nhà khách là một công trình biệt lập, có hàng rào ngăn cách với các công trình xung quanh, đảm bảo tính riêng biệt và an ninh tuyệt đối. Hình khối kiến trúc của mái sảnh được thiết kế xuyên suốt theo phương dọc nhà khách, tạo thành khối nhấn chính dọc theo trục nghi lễ từ khu vực đưa khách phía trước đến khu đón khách phía khu bay và ngược lại. Các khoảng mở lấy ánh sáng phía trên mái sảnh đã tạo hiệu ứng ánh sáng thành một đường dẫn hành khách di chuyển từ phía trước ra phía sau nhà khách và ngược lại. Dọc theo trục nghi thức này, các phòng chức năng được bố trí mặt hướng trực tiếp hay vuông góc với trục tuỳ theo mức độ quan trọng riêng biệt của từng phòng.
Với đủ các phòng chức năng, nhà khách VIP A được thiết kế một cách hợp lý, gồm: Phòng hội đàm khánh tiết; Phòng khách dành cho cấp Nguyên thủ; Phòng khách cấp Bộ trưởng; Phòng khách cao cấp; Phòng dành cho đoàn tuỳ tùng; Phòng họp báo; Phòng quản trị nhà khách, kỹ thuật cơ điện; Phòng An ninh, Hải quan, Xuất nhập cảnh; Phòng lễ tân; Sảnh tiếp tân và lưu thông; Tiểu cảnh và sân vườn; Nhà phụ trợ cơ điện…
Được biết, nhà khách hiện hữu tại nhà ga T1 – Cảng Hàng không Quốc tếNội Bài được đưa vào sử dụng từ năm 1986 và được nâng cấp vào năm 1996, gồm 1 tầng, diện tích sử dụng chỉ có 823m2. Đến nay, qua nhiều năm sử dụng, nhà khách đã xuống cấp nhiều. Mặt khác do nhà khách có quy mô nhỏ, không có khả năng mở rộng nên không đáp ứng được yêu cầu đón tiếp các đoàn ngoại giao của đất nước.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Thủ tướng: Phải có chuyển biến trong năm 2015
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ "sống còn", người đứng đầu cơ quan nào không làm được thì nên "mời làm việc khác".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý Chính phủ sẽ ban hành một Nghị quyết mới tiếp tục tinh thần của Nghị quyết 19 ngay đầu năm 2015, chỉ rõ những việc cần làm trong từng lĩnh vực.Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tiếp tục chiếm phần lớn thời gian thảo luận của Chính phủ trong phiên họp thường kỳ cuối cùng của năm 2014, diễn ra ngày 30/12. Trước đó, đây cũng là một trọng tâm thảo luận tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương ngày 29/12.
Khi trình bày báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho hay chưa có một Nghị quyết chuyên đề nào mới được ban hành hơn 9 tháng mà Chính phủ đã 2 lần kiểm điểm kết quả thực hiện. Lần kiểm điểm thứ nhất đã diễn ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, sau nửa năm triển khai Nghị quyết.
Cải cách không thể trên giấy
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, trong năm 2015, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, nhất quán và triệt để Nghị quyết số 19, bảo đảm đến hết năm 2015, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng theo WB tối thiểu bằng trung bình ASEAN-6. Bên cạnh việc củng cố các kết quả cải cách trong các lĩnh vực thuế, BHXH, khởi sự kinh doanh..., cần tập trung thực hiện cải cách các chỉ số về thực thi hợp đồng, thủ tục phá sản doanh nghiệp và cấp phép xây dựng.
Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai là rà soát thủ tục kiểm tra, quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu - vướng mắc lớn nhất hiện nay trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định đây là nội dung quan trọng, cần thực hiện ngay.
Cùng với đó, tiến hành rà soát danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện tương ứng, theo hướng chỉ giữ lại những điều kiện kinh doanh thực sự cần thiết và triệt để chủ trương "quản lý Nhà nước là để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho rằng Nghị quyết 19 đã củng cố niềm tin của doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế đối với quyết tâm cải cách của Việt Nam.
"Nhưng thẳng thắn mà nói, chúng ta mới rà soát, sửa đổi trên giấy thôi, giảm được bao nhiêu giờ làm thủ tục cũng mới chỉ là tính toán. Bước tiếp theo là phải đưa những cải cách đó đến được với từng doanh nghiệp. Năm 2015 nếu không tiếp tục làm quyết liệt thì có khi những thay đổi trong năm 2014 thành ra phản tác dụng", Phó Thủ tướng nói.
Đồng thời, trong năm 2015, cần tiếp tục lựa chọn một số lĩnh vực để tập trung cải cách. Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ trình Chính phủ một Nghị quyết tương tự Nghị quyết 19 để thực hiện trong năm 2015.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Không có lý gì không làm được
Kết luận phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại rằng việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19 là xuất phát từ yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập và căn cứ vào những hạn chế, yếu kém nội tại của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ "sống còn" trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. "Hội nhập quốc tế là phải cạnh tranh để phát triển, không có cách nào khác".
"Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, thủ tục rườm rà, gây khó khăn cản trở, những hạn chế, yếu kém đó cấp nào cũng nói, ngành nào cũng nói, hội nghị nào cũng nói. Nhưng khó khăn cản trở ở đâu, làm thế nào? Nghị quyết 19 đã đề ra giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Chúng ta chọn đúng vấn đề rồi, có kết quả bước đầu rồi, phải tiếp tục thực hiện", Thủ tướng nói.
Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt, nhất quán, tiếp tục thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 19. Đồng thời, ngay từ đầu năm 2015, công khai chỉ số cải cách hành chính của tất cả các bộ, ngành, địa phương. "Làm được cũng minh bạch mà chưa được cũng phải minh bạch để phấn đấu", Thủ tướng yêu cầu.
Trước "nút thắt cổ chai" về kiểm tra chuyên ngành khiến khó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, Thủ tướng đặt vấn đề: "Các nước xung quanh ta cũng bảo vệ sản xuất, cũng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng bảo vệ môi trường, nhưng thủ tục vẫn thuận lợi. Sao ta không tìm hiểu, tham khảo xem họ làm thế nào? Từ vướng mắc trong thực tế để xem lại các quy định của ta và tham khảo kinh nghiệm các ngước, từ đó đưa ra đề xuất cụ thể".
"Không có lý do gì để không cải thiện được cho bằng họ và phải có chuyển biến trong năm 2015", Thủ tướng yêu cầu.
Về những kết quả đã đạt được, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý rằng những cải cách đã tiến hành cũng mới chỉ là "trên giấy", cần hết sức chú ý việc thực thi của cán bộ. "Hàng hóa trong luồng xanh hải quan chỉ mất 3 giây, nhưng cán bộ không chịu làm thì doanh nghiệp cũng chịu".
Trước một số ý kiến đề nghị "thận trọng" với chủ trương chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", Thủ tướng cho rằng không thể chỉ vì một số ít doanh nghiệp vi phạm mà quay lại bắt "tiền kiểm" với tất cả. Như vậy là gây khó, gây khổ cho đa số chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Vấn đề là hậu kiểm cho tốt, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm.
Thủ tướng đồng ý Chính phủ sẽ ban hành một Nghị quyết mới tiếp tục tinh thần của Nghị quyết 19 ngay đầu năm 2015, chỉ rõ những việc cần làm trong từng lĩnh vực.
"Thực tế cho thấy nếu chúng ta làm quyết liệt sẽ có kết quả cụ thể. Phải chỉ rõ phiền hà, vướng mắc ở đâu, sửa chỗ nào, ai sửa, lúc nào sửa xong... thì mới tiến bộ được. Các đồng chí đều xông vào thì làm được thôi. Nếu người đứng đầu cơ quan nào không làm được thì mời làm việc khác", Thủ tướng quyết liệt.
Theo Hà Chính
Chinhphu.vn
Doanh nghiệp sẽ giao dịch BHXH qua mạng internet Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự kiến triển khai các thủ tục giao dịch điện tử về BHXH cho khối các doanh nghiệp từ quý II/2015, khối cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức tham gia BHXH thực hiện từ quý IV/2015". Áp dụng giao dịch điện tử giúp giảm thủ tục phiền hà (Ảnh: TL) Bà...