Các nguyên thủ nói gì về thỏa thuận giảm căng thẳng ở Ukraine?
Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức kỳ vọng căng thẳng ở Ukraine sẽ hạ nhiệt sau khi đàm phán về Ukraine tại Geneva bất ngờ đạt được kết quả song Tổng thống Mỹ lại tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận này.
Thông cáo chung do Điện Elysee đưa ra ngày 18.4 sau khi các cuộc đàm phán Geneva về Ukraine diễn ra hôm qua (17.4) đạt được kết quả nhấn mạnh, Tổng thống Pháp Francois Holland, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Herman van Rompuy hy vọng căng thẳng ở Ukraine sẽ hạ nhiệt.
“Họ (ông Holland, bà Merkel và ông van Rompuy) kỳ vọng các cuộc đàm phán 4 bên sẽ giúp giảm căng thẳng trong cuộc xung đột (Ukraine)”, thông cáo viết.
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng nhất trí thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU) để hỗ trợ thỏa thuận về Ukraine và đưa ra các quyết định cần thiết, tùy thuộc vào sự phát triển của tình hình.
Các bên tham gia đàm phán Geneva hôm qua (17.4) về khủng hoảng Ukraine bao gồm Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu và chính quyền Kiev. Ảnh VOR.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận giảm căng thẳng tại Ukraine và nhấn mạnh, việc thực thi các điều khoản trong thỏa thuận sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Video đang HOT
Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin bày tỏ sự hài lòng về thỏa thuận về Ukraine đạt được tại các cuộc đàm phán 4 bên ở Geneva hôm qua.
“Đây là một thỏa thuận tốt. Chúng tôi trông đợi vào việc thực thi thỏa thuận này. Chúng tôi nhận thấy bế tắc về Ukraine (bước đầu) đã được tháo gỡ. Thỏa thuận bao gồm một điều khoản quy định về tiến trình cải cách hiến pháp của Ukraine phải đảm bảo được thực thi một cách toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm. Đây là những gì mà chúng tôi phấn đấu để đạt được”, ông Vitaly Churkin nhấn mạnh.
Tổng thống Obama tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận giảm căng thẳng tại Ukraine.
Trong khi đó, phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, thỏa thuận giảm căng thẳng ở Ukraine – kết quả vừa đạt được trong các cuộc đàm phán 4 bên bao gồm Washington, Moscow, Kiev và Liên minh châu Âu (EU) là một “tia hy vọng” nhưng hoài nghi về “sự chân thành và nghiêm túc của Nga” trong việc thực thi các điều khoản của thỏa thuận.
“Tôi không nghĩ rằng, chúng ta có thể chắc chắn bất cứ điều gì vào thời điểm này”, ông chủ Nhà Trắng tuyên bố.
Tuy nhiên, dù không thật tin tưởng vào thỏa thuận sơ bộ về Ukraine song Tổng thống Obama vẫn hy vọng về khả năng tìm được một giải pháp ngoại giao giúp hạ nhiệt cuộc khủng hoảng tại đất nước Đông Âu.
“Tôi cho rằng, có khả năng, có triển vọng về giải pháp ngoại giao có thể giảm leo thang căng thẳng”, ông Obama nhấn mạnh.
Ngoài ra, Tổng tống Mỹ cũng cho biết, ông đã chia sẻ quan điểm của mình với Thủ tướng Đức Angela Merkel và dự định sẽ trao đổi với Thủ tướng Anh David Cameron về vấn đề này. Những tuyên bố của ông Obama được đưa ra vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố, đàm phán Geneva đã đạt được thỏa thuận trong đó yêu cầu căng thẳng Ukraine sẽ phải được hạ nhiệt trong vài ngày tới.
Về phần mình, phản ứng đối với thỏa thuận giảm căng thẳng vừa đạt được tại Geneva, lãnh đạo biểu tình ủng hộ liên bang hóa ở Đông Ukraine tuyên bố, những nhượng bộ đầu tiên phải đến từ phía chính phủ Kiev.
Ông Alexander Zakharchenko, một lãnh đạo biểu tình ủng hộ liên bang hóa đang chiếm giữ toà nhà chính quyền địa phương ở khu vực Donetsk nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, nhượng bộ nên bắt đầu từ chính quyền ở Kiev. Chúng tôi sẽ xem họ làm gì trước sau đó sẽ chúng tôi sẽ đưa ra quyết định của mình”.
Theo Dân việt
Nga,Trung bắt tay "chặn" đòn trừng phạt phương Tây
Nga và Trung Quốc có kế hoạch hoàn tất tiến trình đàm phán kéo dài 10 năm liên quan đến hợp đồng cung cấp khí đốt trước khi Tổng thống Vladimir Putin đến thăm Bắc Kinh vào tháng 5 tới, báo chí dẫn lời Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich hồi đầu tuần cho biết.
Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich
Ông Dvorkovich cũng cho biết, Trung Quốc quan tâm đến các dự án năng lượng thay thế trên bán đảo Crimea ở Biển Đen. Bán đảo này vừa được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3.
Moscow và Bắc Kinh đang tiến hành các cuộc đàm phán tích cực để tiến tới việc ký kết một hợp đồng khủng, theo đó Nga sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho khách hàng khổng lồ Trung Quốc. Hiện tại, giá cả đang là bước cản trở chính trong thoả thuận giữa Nga và Trung Quốc.
"Các cuộc đàm phán khí đốt đang gần hoàn tất. Cả Moscow và Bắc Kinh đều nhất trí sẽ nỗ lực hoàn tất tiến trình đàm phán trước chuyến thăm của Tổng thống Nga đến Trung Quốc vào tháng 5 năm nay", hãng tin Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Dvorkovich cho biết trong cuộc gặp với Thủ tướng Dmitry Medvedev.
Tuần trước, ông Dvorkovich đã dẫn đầu một phái đoàn Nga đến thăm Trung Quốc để bàn về mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng.
Tổng thống Putin đã kêu gọi các công ty Nga mở rộng hoạt động của họ sang Châu Á khi nền kinh tế Châu Âu đang loạng choạng và các nước ở khu vực này đang tìm cách giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Châu Âu là thị trường nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, các nước này đang tìm cách trừng phạt Nga vì vụ sáp nhập Crimea. Một hợp đồng được ký kết giữa Nga và Trung Quốc sẽ giúp Moscow vô hiệu hoá đòn trừng phạt từ phương Tây.
Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga - Gazprom có kế hoạch cung cấp cho thị trường Trung Quốc đến 38 tỉ mét khối khí đốt/1 năm, bắt đầu từ năm 2018. Con số này chiếm khoảng 1/4 trong tổng số xuất khẩu năng lượng của Nga đến Châu Âu.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Khủng hoảng Ukraine: Nga còn quân át chủ bài Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang leo thang lên đến đỉnh điểm vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Trong thế bị dồn ép, gây áp lực, Nga có thể tung ra quân át chủ bài khiến phương Tây choáng váng, không thể chống đỡ. Đó là chiêu cung cấp tên lửa siêu tinh vi mà Nga từng đe dọa sẽ bán...