Các nguyên nhân chính dẫn tới những ca tử vong do PTTM tại Việt Nam
Chưa nói đến ý kiến chuyên môn về nguyên nhân sâu xa của những vụ việc đau lòng này, nhưng điểm nhanh, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy được những ca tử vong do PTTM hầu hết đều là do các biến chứng nguy hiểm ngay sau đây.
Thời gian gần đây, dư luận đã quá nhiều lần bàng hoàng trước những thông tin tử vong do PTTM, và hầu hết các vụ việc đều xảy ra tại các trung tâm thẩm mỹ tư nhân. Chưa nói đến ý kiến chuyên môn về nguyên nhân sâu xa của những vụ việc đau lòng này, nhưng điểm nhanh, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy được những ca tử vong do PTTM hầu hết đều là do các biến chứng nguy hiểm ngay sau đây:
1. Sốc phản vệ trong quá trình gây mê/gây tê
Vụ việc mới đây nhất khi khách hàng tới làm đẹp tại trung tâm thẩm mỹ tử vong rồi bị chính bác sĩ trung tâm phi tang xác đã gây rúng động lớn trong dư luận. Và nguyên nhân chính của ca tử vong này nằm ở quá trình gây mê. Trước đó, cũng từng có một phụ nữ bị tử vong do sốc phản vệ khi gây tê trước khi xoá sẹo môi trên tại một trung tâm thẩm mỹ ở Hà Nội. Sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi cơ địa bệnh nhân dị ứng với thuốc tê/thuốc mê, dẫn đến trụy tim mạch, ảnh hưởng đến hô hấp, dẫn tới tử vong nếu bệnh nhân không được thử thuốc trước.
2. Dị ứng với các nguyên liệu không đảm bảo an toàn
Ngày 21/2/2006, một phụ nữ tại Tp.Hồ Chí Minh bị tử vong sau ba ngày bơm ngực làm đẹp. Nguyên nhân là do người này đã tin tưởng để “lang băm dạo” bơm thẳng một thứ chất lỏng vào hai bên ngực. Sáng hôm sau, gia đình phát hiện bệnh nhân trong tình trạng bị sùi bọt mép và nằm bất tỉnh nên đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu. Bệnh nhân được cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng, đang ở trạng thái hôn mê sâu, nước vàng rỉ ra từ hai lỗ bơm trên hai ngực và tử vong hai ngày sau đó.
Từ ca tử vong này, chúng ta có thể thấy việc dị ứng trong quá tình PTTM không phải là vấn đề có thể coi thường. Dù bạn nâng mũi, bơm ngực hay bơm môi… thì cũng sẽ đều có chất lạ hay “dị vật” được đưa vào trong cơ thể. Chính vì vậy nên tất cả các phương pháp PTTM đều đòi hỏi rất cao về quy trình thực hiện lẫn độ an toàn đã được kiểm chứng của những nguyên liệu dùng trong quá trình phẫu thuật. Nếu bỏ qua một bước nhỏ, bệnh nhân rất có thể bị dị ứng, dẫn đến nhiễm trùng. Nhẹ thì viêm tấy, nhưng nguy hiểm hơn cả là bị lây nhiễm bệnh qua đường máu, nhiễm trùng máu, hoại tử… rồi dẫn đến tử vong.
3. Tiền sử bệnh
Video đang HOT
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dễ dẫn tới tình trạng sốc thuốc do gây mê hoặc gây tê trong quá trình phẫu thuật. Bởi dù bác sĩ thực hiện có cẩn thận trong việc cho bệnh nhân thử thuốc trước khi gây mê/gây tê đi chăng nữa, thì việc không được chú ý khám thể trạng bệnh (hoặc bệnh nhân giấu bệnh) cũng sẽ là nguyên nhân cực kì nguy hiểm dẫn tới tử vong.
Những bệnh dễ dẫn dến sốc phản vệ nhất thường là tim mạch và huyết áo cao. Tuy nhiên hầu như các trung tâm thẩm mỹ tư nhân đều không hề có bước thăm khám tiền sử bệnh trước cho khách hàng. Ngoài ra, bệnh nhân bị máu không đông cũng là đối tượng cực kì nguy hiểm khi PTTM, đặc biệt là PTTM tại trung tâm tư nhân, bởi những nơi này sẽ không có đủ thiết bị cũng như trình độ cấp cứu cho các ca bị mất máu quá nhiều.
Theo Afamily
"Điểm mặt" bế bối ngành y bị khởi tố năm 2013
Vụ án cơ sở thẩm mỹ Cát Tường làm chết người và ném xác nạn nhân xuống sông phi tang một lần nữa khiến dư luận đặt ra câu hỏi về chuyên môn và y đức của những người hành nghề y tế. PLO điểm lại những vụ bê bối lớn trong ngành y đã bị cơ quan CA khởi tố trong năm 2013.
Tiêm vắc xin, 3 trẻ sơ sinh tử vong
Ngày 10/10, Cơ quan điều tra CA tỉnh Quảng Trị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính" diễn ra tại BVĐK huyện Hướng Hóa, làm 3 trẻ sơ sinh tử vong.
Nỗi đau của những gia đình có trẻ sơ sinh bị tử vong
Trước đó, vào sáng 20/7, tại BVĐK huyện Hướng Hóa, 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B (loại vắc xin dành cho trẻ sơ sinh tiêm trong vòng 24 tiếng sau khi chào đời).
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị, Bộ Y tế đã đến ghi nhận, xem xét nhưng không làm rõ được nguyên nhân dẫn đến 3 trẻ sơ sinh bị chết. Sau đó, Bộ Y tế phải phối hợp với Bộ Công an để điều tra nguyên nhân.
Cũng trong thời gian này, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ liên quan đến vụ việc là bác sĩ Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận, là 2 cán bộ trực tiếp khám và xử trí cho 3 sản phụ cùng 3 trẻ sơ sinh.
Khởi tố 10 bị can "nhân bản" xét nghiệm
Ngày 15/8, Cơ quan CA TP Hà Nội đã khởi tố 10 bị can ở BV Đa khoa Hoài Đức(Hà Nội) trong vụ án "nhân bản" xét nghiệm.
Có 8 bị can bị khởi tố về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là: Vương Thị Kim Thành - Trưởng khoa Xét nghiệm; Phan Thị Oanh - kỹ thuật viên trưởng; 3 kỹ thuật viên Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Nga, Vương Thị Lan, và 3 kỹ thuật viên hợp đồng là Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Đồng Sơn.. Hai bị can còn lại là ông Nguyễn Trí Liêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức và bà Nguyễn Thị Nhiên, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức - người phụ trách trực tiếp khoa xét nghiệm bị khởi tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Bệnh viện đa khoa Hoài Đức
Trong thời gian từ 1/8/2012 đến 31/5/2013, Trưởng khoa cùng 7 nhân viên khoa xét nghiệm có 1.495 trường hợp có kết quả xét nghiệm bệnh nhân nội trú và ngoại trú trùng nhau và có 764 kết quả xét nghiệm khống. Các bị can khai nhận động cơ, mục đích của việc lập khống các kết quả xét nghiệm là để đưa vào hồ sơ thanh toán tiền bảo hiểm y tế cho bệnh viện và vì nể nang tình cảm cán bộ nhân viên bệnh viện đến xin nên đã cho.
Hậu quả vật chất của việc "nhân bản" xét nghiệm đến thời điểm này được xác định là khoảng 16 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là vấn đề vi phạm y đức có thể để lại những hậu quả khôn lường nếu các kết quả xét nghiệm khống này được dùng để căn cứ điều trị cho bệnh nhân.
Sau khi tiêm vắc xin, bệnh nhân chết do sốc phản vệ
Ngày 6/9, Cơ quan CA TP Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án vụ mũi tiêm gây chết người để điều tra về hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp và hủy hoại tài sản của người nhà nạn nhân.
Trước đó, trưa 12/8/2013, người nhà nạn nhân bị chết vì sốc phản vệ ở BV Đa khoa Hà Tĩnh đã bức xúc đập phá bệnh viện, đánh bị thương nhiều y-bác sĩ.
Phía người thân nạn nhân đưa ra thông tin rằng trước lúc tiêm có nói với y-bác sĩ rằng bệnh nhân dị ứng với kháng sinh, nhưng sau đó họ vẫn tiêm loại thuốc này.
Trước đó, bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (SN 1938, Cẩm Thăng, Cẩm Xuyên) sau khi được tiêm thuốc đã xảy ra tai biến, có nguy cơ tử vong. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực để cấp cứu. Lúc này bệnh nhân đã lâm vào tình trạng ngừng tuần hoàn, chết lâm sàng
Phía người thân nạn nhân đưa ra thông tin rằng trước lúc tiêm có nói với y-bác sĩ rằng bệnh nhân dị ứng với kháng sinh, nhưng sau đó họ vẫn tiêm loại thuốc này. Đến khoảng 18h cùng ngày, thi thể của bệnh nhân đã được người nhà đưa về tổ chức mai táng.
Trước khi vụ án được khởi tố, bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh thành lập đoàn thanh tra và kết luận bệnh nhân Hồng chết là do sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh. Các y bác sỹ đã thực hiện đúng quy trình trong việc tiêm kháng sinh cho bệnh nhân Hồng.
Sản phụ tử vong tại phòng khám tư
Ngày 9/9, CA tỉnh Cà Mau khởi tố bà Lê Mỹ Nương (Nguyên trưởng khoa sản BV đa khoa huyện Đầm Dơi), về hành vi "Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh".
Trước đó, anh Huỳnh Văn Hội (Tân Thuận, Đầm Dơi) đưa vợ là Trần Thanh Chi đến Bệnh viện Đầm Dơi siêu âm, được chẩn đoán khoảng 3 tuần nữa chị mới sinh.
Chiều 22/8, chị Chi sang phòng mạch tư của trưởng khoa để thăm khám, Bác sĩ Nương cho biết sản phụ có dấu hiệu sinh. Tin vào tay nghề của nữ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm đỡ đẻ, gia đình quyết định cho sản phụ vượt cạn tại phòng mạch tư.
18h cùng ngày chị Chi sinh con trai nặng 3,2 kg. Một lúc sau bà Nương thông báo bị băng huyết. Sau khi chuyển vào bệnh viện huyện cấp cứu, đến 1h35 ngày 23/8, chị Chi tử vong.
Theo cơ quan điều tra, bác sĩ Nương bị tình nghi hoạt động hành nghề y tư nhân quá khả năng cho phép, vi phạm Luật Khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bé 4 tuổi sốc phản vệ nguy kịch do thuốc gây mê Khoa Nhi - BV Bạch Mai vừa cứu sống một ca bệnh hy hữu. Đó là bé trai Phạm Lương Chấn H. (4 tuổi, ở thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh), bị viêm amidan quá phát lớn nên được BV Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh chỉ định cắt amidan. Khoảng 10h30 sáng 24-9, khi các bác sĩ tiêm thuốc gây mê để cắt...