Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại về tình hình Biển Đông
Biển Đông là chủ đề được bàn thảo nhiều tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 diễn ra hôm nay tại thủ đô Vientiane, Lào.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại hội nghị. Ảnh: AP
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) hôm nay diễn ra tại Vientiane, Lào, với sự tham dự của 10 Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN.
Với chủ đề “Đưa Tầm nhìn thành hiện thực vì một Cộng đồng ASEAN năng động”, các bộ trưởng đã thảo luận 5 nội dung chính, gồm: những biện pháp củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức, hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, đồng thời trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế.
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu tham dự hội nghị.
Trong thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế, các bộ trưởng trao đổi về nhiều vấn đề như bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, Biển Đông, các thách thức đang nổi lên như khủng bố, buôn bán người, di cư, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, biến đổi khí hậu, thiên tai.
Video đang HOT
Các bộ trưởng dành nhiều thời gian trao đổi về vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông gắn liền với hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực, tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp gần đây trên Biển Đông, trong đó có việc bồi đắp và quân sự hóa, làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Nhiều bộ trưởng nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, ASEAN cần phát huy đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, kêu gọi kiềm chế và tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp. Biển Đông chính là phép thử đối với sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN.
Một số vấn đề liên quan đến Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng được trao đổi. Các bộ trưởng khẳng định lập trường nhất quán về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, tầm quan trọng của việc đề cao luật pháp quốc tế, các tiến trình pháp lý và ngoại giao đã được nhấn mạnh, kiềm chế, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không có những hành động làm phức tạp tình hình hoặc gia tăng căng thẳng, và đạt tiến triển thực chất trong việc thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao nỗ lực của Lào trên cương vị Chủ tịch ASEAN, khẳng định Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên phối hợp chặt chẽ với Lào hoàn thành tốt trọng trách này.
Phó Thủ tướng đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng nhiều mặt của Biển Đông đối với các nước trong và ngoài khu vực, chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây và hệ lụy đối với hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN đóng góp vào thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo môi trường thuận lợi để các nước giải quyết hòa bình tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển LHQ năm 1982;
Phó Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc ASEAN kiên trì lập trường chung đã có, kêu gọi các nước thực hiện kiềm chế, không quân sự hóa, tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, thực hiện nghiêm túc DOC và sớm đạt được COC và đề cập tới các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, đóng góp vào hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực.
Ngày mai, theo chương trình, sẽ diễn ra 10 Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 1 với các bên Đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Australia , New Zealand, Nga, Liên minh Châu Âu và Canada).
Vũ Hoàng
Theo VNE
Thủ tướng đề nghị Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 14/7 có cuộc gặp với người đồng cấp của Trung Quốc Lý Khắc Cường và trao đổi về nhiều vấn đề, trong đó có bất đồng trên Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 11. Ảnh: TTXVN
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường diễn ra nhân dịp hai nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ 11 tại Ulan Bator, Mông Cổ.
Đề cập đến vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, trong đó có "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển.
Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vụ kiện ở Tòa Trọng tài của Philippines với Trung Quốc.
Đáp lại, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định nước này coi trọng việc cùng Việt Nam kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng trên biển, góp phần thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển.
Cuộc gặp diễn ra sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nhằm đơn phương áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.
Phán quyết đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trên thế giới. Việt Nam cũng hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tuy nhiên, Trung Quốc cho hay sẽ không chấp nhận bất cứ tuyên bố hay hành động nào dựa trên phán quyết này.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trợ lý hàng đầu của Obama sẽ kêu gọi Trung Quốc tránh leo thang ở Biển Đông Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice sẽ thúc giục Bắc Kinh tránh leo thang ở Biển Đông, trong chuyến thăm Trung Quốc của một quan chức Mỹ cấp cao nhất, kể từ khi toà án quốc tế bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò". Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, trợ lý hàng đầu của Tổng thống...