Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Các ngoại trưởng ASEAN đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, bao gồm hoạt động bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các bãi đá, quân sự hóa đảo nhân tạo.
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc đã diễn ra ngày 14/6 tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, dưới sự chủ trì của bộ trưởng ngoại giao nước Trung Quốc và Singapore. Hội nghị tập trung thảo luận hai nội dung là quan hệ ASEAN – Trung Quốc và vấn đề Biển Đông.
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc đã diễn ra ngày 14/6 tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Theo Channel News Asia, trong một động thái ngoại giao hiếm hoi, các quốc gia Đông Nam Á đã lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây, điều này đã gây xói mòn lòng tin và sự tự tin, làm gia tăng căng thẳng và có thể tác động đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông”, thông cáo chung cho biết, không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, đến cuối ngày 14/6, Malaysia nói rằng ASEAN đã rút lại tuyên bố, đề câp đến “việc sửa đổi khẩn cấp” cần được thực hiện. “Chúng ta phải rút lại tuyên bố được đưa ra bởi các ngoại trưởng ASEAN trước đó… Có một vấn đề khẩn cấp cần phải được điều chỉnh”, phát ngôn viên bộ ngoại giao Malaysia nói.
Hiện chưa rõ vì sao thông điệp của ngoại trưởng các nước ASEAN, phù hợp với những tuyên bố gần đây của ASEAN, lại cần phải sửa đổi.
Video đang HOT
Tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN cũng nhắc đến “buổi trao đổi thẳng thắn với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị” về mối nguy hiểm của chương trình xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
“Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kiềm chế trong tất cả mọi hoạt động, bao gồm hoạt động bồi đắp, có thể gây căng thẳng ở Biển Đông”, theo tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN.
“Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Chúng tôi giữ vững cam kết của ASEAN về việc duy trì và xúc tiến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, cũng như những giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp”.
Theo các nhà phân tích trong khu vực, tuyên bố của ngoại trưởng các nước ASEAN đã mang đến những ý nghĩa tích cực.
“Rõ ràng, mục đích của Trung Quốc về việc chia rẽ, loại bỏ vấn đề Biển Đông khỏi chương trình nghị sự ASEAN – Trung Quốc đã thất bại”, Richard Javad Heydarian, chuyên gia an ninh tại Đại học De La Salle ở Manila, Philippines nhận định.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Các ngoại trưởng ASEAN rút lại tuyên bố chung về Biển Đông
Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết các ngoại trưởng ASEAN đã rút lại tuyên bố chung ngày 14.6 bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình Biển Đông để có một số "điều chỉnh khẩn cấp".
ASEAN rút lại tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về Biển Đông sau kỳ họp đặc biệt các ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc ngày 14.6. BỘ NGOẠI GIAO INDONESIA
"Chúng tôi phải rút lại tuyên bố chung của ngoại trưởng các nước ASEAN công bố cho giới truyền thông trước đó... bởi vì cần phải có một số điều chỉnh khẩn cấp", AFP dẫn lời một nữ phát ngôn viên không nêu tên của Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết vào tối ngày 14.6.
Nữ phát ngôn viên này cho hay văn phòng Tổng thư ký ASEAN đã cho phép công bố tuyên bố chung cho giới truyền thông, nhưng sau đó thông báo với Bộ Ngoại giao Malaysia rằng tuyên bố chung đã bị rút lại.
ASEAN đưa ra tuyên bố chung trên sau kỳ họp đặc biệt các ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày 14.6. Hội nghị này diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan, tập trung thảo luận hai nội dung chính là quan hệ ASEAN - Trung Quốc và vấn đề Biển Đông.
"Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình gần đây và đang diễn ra, vốn làm xói mòn niềm tin và sự tin tưởng, làm leo thang căng thẳng và có nguy cơ ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông", theo tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN trước khi bị rút lại, nhưng không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, theo AFP.
Trung Quốc thời gian qua tăng cường hoạt động phi pháp xây đảo nhân tạo, bao gồm các đường băng, tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm mục đích quân sự và củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý nuốt trọn gần cả Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông hồi tháng 5.2016. AFP
Tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN cũng nhắc đến "buổi trao đổi thẳng thắn với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị" về mối nguy hiểm của chương trình xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và tự kiềm chế trong tất cả mọi hoạt động, bao gồm hoạt động bồi đắp, có thể gây căng thẳng ở Biển Đông", tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN viết.
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Chúng tôi giữ vững cam kết của ASEAN về việc duy trì và xúc tiến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, cũng như những giải pháp hòa bình cho các vấn đề tranh chấp", cũng theo tuyên bố chung.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao các Ngoại trưởng ASEAN phải rút lại tuyên bố chung kể trên.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Giọng lĩnh xướng mới Trong chuyến đi Trung Quốc mới rồi, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Điều đó rất đáng được chú ý bởi lâu nay Anh rất ít khi thể hiện thái độ công khai và cụ thể về những chuyện liên quan đến chính sách của Trung Quốc đẩy mạnh...