Các ngoại trưởng ASEAN kêu gọi tự kiềm chế ở biển Đông
Các ngoại trưởng ASEAN ngày 17.1 đã kêu gọi sự tự kiềm chế khi tiến hành những hoạt động trên biển Đông.
Các ngoại trưởng ASEAN tham dự hội nghị tại thành phố Bagan, Myanmar ngày 17.1, trong đó có Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ 4 từ bên trái sang) – Ảnh: AFP
Trong hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 17.1 tại Myanmar, các ngoại trưởng đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định, an ninh hàng hải, quyền tự do hàng hải và hàng không khi thảo luận về tình hình biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như về vấn đề bán đảo Triều Tiên, theo đài Channel News Asia (Singapore).
Các ngoại trưởng ASEAN cũng nhất trí tăng cường hợp tác lẫn nhau trong các vấn đề quan trọng trong khu vực; thảo luận những biện pháp để ASEAN hỗ trợ Philippines tái thiết sau siêu bão Hải Yến.
Ngoài ra, các vị ngoại trưởng cũng tái khẳng định việc duy trì đoàn kết trong khối ASEAN với trọng tâm là xúc tiến hòa bình và ổn định khu vực trong môi trường địa chính trị khu vực ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên Myanmar tổ chức hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại thành phố Bagan của nước này, với cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN.
Theo TNO
Giáo sư Úc: Lệnh cấm đánh cá ở biển Đông là hành động cướp biển
Tất cả tàu thuyền và tàu nghiên cứu khảo sát trong khu vực đều có quyền tự do đi lại trong các vùng biển quốc tế và bất kỳ âm mưu ngăn chặn những tàu thuyền này của Trung Quốc đều có thể bị xem như hành động của "hải tặc nhà nước", tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) hôm 13.1 dẫn nhận định của giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc.
Tàu cá Trung Quốc rầm rộ tràn xuống biển Đông - Ảnh: Reuters
Vào ngày 29.11.2013, 6 ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông, chính quyền tỉnh Hải Nam đã âm thầm ban hành lệnh cấm đánh bắt cá mới tại biển Đông, theo Reuters.
Đến ngày 3.12.2013, lệnh cấm này được công bố công khai và có hiệu lực vào hôm 1.1.2014.
Giáo sư Thayer nhận định rằng cả hai động thái nói trên của Bắc Kinh đều đơn phương và nhằm gia tăng căn cứ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông.
"Các hành động của Trung Quốc thách thức chủ quyền của các quốc gia láng giềng và có khả năng làm gia tăng căng thẳng, cũng như có nguy cơ làm bùng phát xung đột vũ trang", giáo sư người Úc cho hay.
Lệnh cấm đánh bắt cá mới do chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ban hành quy định tất cả tàu thuyền nước ngoài đánh cá hoặc khảo sát tại biển Đông phải xin phép Trung Quốc.
Chính quyền Hải Nam tuyên bố có chức năng quản trị hành chính đối với đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Macclesfield và vùng nước xung quanh.
Vùng biển này rộng khoảng 2 triệu km2, tức tương đương 57% của khu vực đường lưỡi bò mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền tại biển Đông.
"Tất cả tàu thuyền và tàu nghiên cứu khảo sát trong khu vực đều có quyền tự do đi lại trong các vùng biển quốc tế. Bất kỳ hành động ngăn chặn những tàu thuyền này có thể bị xem như hành động của hải tặc nhà nước. Điều này có thể dẫn đến việc quốc tế chống lại các tàu thuyền Trung Quốc", ông Thayer nói với The Diplomat.
Giáo sư Thayer cũng đưa ra 2 câu thắc mắc về những diễn biến có thể xảy ra trong tương lai.
"Thứ nhất là liệu Trung Quốc có thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông hay không?".
"Câu hỏi thứ hai là tác động của việc ban hành lệnh cấm đánh cá mới sẽ là gì đối với những thảo luận sắp tới về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và các nước ASEAN?", theo vị giáo sư người Úc.
"Trước đây, một số thành viên ASEAN bất đồng với nhau về việc Philippines công khai chỉ trích Trung Quốc. Nếu ASEAN không thể cùng thống nhất được cách đối phó với tuyên bố chủ quyền mới của Bắc Kinh tại biển Đông, thì lợi thế sẽ rơi vào tay Bắc Kinh", ông Thayer nhận định.
Theo TNO
Chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc bị chỉ trích Quy định bắt tàu cá nước ngoài hoạt động trên phần lớn biển Đông phải xin phép mà Trung Quốc mới ban hành tiếp tục bị phản ứng. Người dân Philippines phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 7/2013 Viện Nghiên cứu Stratcore Group của Ấn Độ đã tổ chức hội thảo "Vùng nhận dạng phòng...