Các Ngoại trưởng ARF quan ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông
Các Ngoại trưởng của hơn 20 quốc gia tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ARF) sẽ ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hoạt động bồi lấp và xây dựng đảo quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đường băng được Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Chữ Thập (Ảnh: USNI)
Theo dự thảo tuyên bố mới nhất của Chủ tịch ARF, mặc dù trong nội dung sẽ không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, song các Ngoại trưởng sẽ “bày tỏ quan ngại về hoạt động lấn biển và các dự án xây dựng” trên Biển Đông.
Dự thảo cũng kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp theo hướng xây dựng và “kiềm chế hành động đơn phương gây bất ổn trong khu vực”.
Hãng Kydo của Nhật Bản cho rằng, so với dự thảo trước, giọng điệu trong dự thảo này mạnh mẽ hơn và ngôn từ diễn đạt về các hoạt động xây dựng đảo ở vùng biển tranh chấp cũng cụ thể hơn.
Hội nghị ARF sẽ diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia vào ngày 6/8. Đây là một trong những diễn đàn an ninh lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với sự tham gia của cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU).
Hội nghị được tiến hành chỉ hai ngày ngay sau khi diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thường niên lần thứ 48 (AMM 48).
Video đang HOT
Tại AMM 48, những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông cũng là một trong những nội dung chính của chương trình nghị sự, bên cạnh vấn đề di cư ồ ạt của người thiểu số Rohingya của Myanmar.
Các hội nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải tạo đất và xây dựng đường băng trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo thông tin mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington (Mỹ), Trung Quốc có khả năng đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ 2 dài 3.000 m tại đảo nhân đạo có diện tích gần 4 triệu m2. Đây là hòn đảo được Trung Quốc bồi đắp từ bãi đá ngầm Xu Bi.
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã cho xây dựng đường băng có chiều dài tương tự trên đảo Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài Trung Quốc Đại lục, đảo Đài Loan cũng đang nâng cấp đường băng dài 1.195 m trên đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa.
Sau khi hoàn thành, các đường băng này sẽ được Trung Quốc sử dụng cho các hoạt động tác chiến và hậu cần.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Biển Đông là một quan tâm tại các Hội nghị của ASEAN
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã nhấn mạnh điều đó khi trả lời phỏng vấn báo chí về nội dung Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN (SOM) và các cuộc họp trù bị khác (từ ngày 2-3/8), cũng như các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM 48) và các Hội nghị liên quan sẽ diễn ra từ ngày 4-6/8 tới.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung tham dự hội nghị. (Ảnh:TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã nhấn mạnh điều đó khi trả lời phỏng vấn báo chí về nội dung Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN (SOM) và các cuộc họp trù bị khác (từ ngày 2-3/8), cũng như các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM 48) và các Hội nghị liên quan sẽ diễn ra từ ngày 4-6/8 tới.
Xin Thứ trưởng cho biết nội dung chính của cuộc họp SOM ASEAN hai ngày qua?
Trong hai ngày vừa qua đã diễn ra cuộc họp của các quan chức cao cấp của ASEAN, cuộc họp của các quan chức cao cấp ASEAN với các quan chức cao cấp (cấp Thứ trưởng) thuộc Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) và Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS). Ngoài ra còn có các hoạt động trù bị trong khuôn khổ ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc) và một số cuộc họp trong khuôn khổ đối thoại giữa các nước ASEAN với các nước đối tác.
Công việc chính là chuẩn bị cho cuộc họp cấp Bộ trưởng của các cuộc họp đó và những nội dung chính của các cuộc họp là để chuẩn bị cho việc đánh giá lại tình hình thực hiện Cộng đồng ASEAN, trao đổi các vấn đề mà các nước cùng quan tâm để chuẩn bị cho cuộc họp Bộ trưởng và đặc biệt là cho cuộc họp cấp cao cuối năm của ASEAN, cũng như cuộc họp của ASEAN với các đối tác vào tháng Mười Một năm nay.
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả của các cuộc họp?
Tôi nghĩ rằng các cuộc họp đã đạt kết quả tốt, thể hiện ở việc đã hoàn thành công tác trù bị cho các Hội nghị Bộ trưởng và các chương trình nghị sự cho cuộc họp cấp cao của ASEAN, cũng như cuộc họp của ASEAN với các nước đối tác vào cuối năm nay.
Nhìn chung, các cuộc họp thống nhất đánh giá: Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng khu vực nói riêng cũng như quốc tế nói chung hiện đang đứng trước nhiều thách thức. Bởi vậy, rất cần phải thảo luận những biện pháp và kế hoạch thích hợp để tranh thủ thuận lợi, đồng thời đối phó với những thách thức. Các cuộc họp cũng nhìn nhận những thành quả hợp tác và nhu cầu sắp tới để làm sao tăng cường vai trò của ASEAN, đặc biệt là chuẩn bị cho thời điểm cuối năm, khi lãnh đạo cấp cao của các nước ASEAN quyết định việc tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN.
Theo Thứ trưởng, những điểm mới được thảo luận tại hội nghị lần này và những thách thức đặt ra với các lãnh đạo ASEAN là gì?
Ngày 4/8 và những ngày sau đó sẽ diễn ra nhiều hội nghị, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với Bộ trưởng các nước khác (8 nước trong khuôn khổ EAS và 17 nước trong khuôn khổ ARF) để thảo luận về nhiều về vấn đề, trong đó có việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và hợp tác của các nước với Cộng đồng ASEAN trong thời gian tới. Ngoài ra là các vấn đề rất lớn như hòa bình, an ninh... Tuy nhiên, hiện nay nhiều hoạt động của ASEAN và các đối tác cũng liên quan đến đời sống thiết thực của người dân. Ví dụ, trong khuôn khổ trao đổi của ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á, trong đó có Hàn Quốc, có việc trao đổi kinh nghiệm về vấn đề phát huy hệ thống y tế công, kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề Ebola.
Thứ hai là bàn về những vấn đề quốc tế đang quan tâm. Thứ ba là bàn về những vấn đề sẽ báo cáo lên hội nghị cấp cao về ASEAN và hợp tác của ASEAN với các đối tác sau 2015 sẽ như thế nào để phát huy vai trò của ASEAN trong những vấn đề có tính chất vĩ mô khu vực và quốc tế, cũng như các vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống của người dân...
Theo Thứ trưởng, an ninh - một vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm và đặc biệt là vấn đề Biển Đông, sẽ được đề cập như thế nào trong các Hội nghị lần này?
Tôi nghĩ rằng các nước đều nhìn nhận hòa bình an ninh là điều kiện tiên quyết cho phát triển và các nỗ lực trong các lĩnh vực khác cũng như trong vấn đề hợp tác. Chắc chắn vấn đề an ninh khu vực, trong đó có tình hình Biển Đông, sẽ là một trong những quan tâm của các nước ASEAN, cũng như các đối tác của ASEAN ở các khu vực khác.
Theo P.V
Thế giới và Việt Nam
Mỹ đòi đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN Trung Quốc không muốn vấn đề Biển Đông được đem ra bàn thảo tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN; trong khi đó Mỹ cho rằng đây là vấn đề an ninh khu vực nên cần được thảo luận tại cuộc họp này, theo Reuters ngày 4.8. Tàu vận tải đổ bộ 996 của Trung Quốc bảo vệ công trình xây phi...