Các nghiên cứu cho thấy giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng máy giặt có khả năng khiến con bị mắc các bệnh nguy hiểm
Cho dù giặt đồ của con riêng, dùng xà phòng riêng, nước xả riêng, nhưng chung một máy giặt với cả gia đình thì khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm các mầm bệnh vẫn khá cao.
Máy giặt là một vật dụng rất quen thuộc, nó hiện diện hầu hết trong mọi gia đình. Không chỉ đảm trách nhiệm vụ giặt quần áo cho người lớn, các nhà sản xuất còn rất nhanh nhạy thiết kế cả chế độ giặt quần áo của trẻ sơ sinh, để giải phóng sức lao động cho người mẹ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng (IHPH) của Bệnh viện Đại học Bonn (Đức) thì trong máy giặt chứa các vi khuẩn đa kháng kháng sinh, trong đó một loại vi khuẩn Klebsiella oxytoca đã được truyền lại cho trẻ sơ sinh.
Cụ thể, các bác sĩ ở một bệnh viện nhi khoa ở Đức đã thông báo rằng trẻ sơ sinh ở đây mắc phải một loại vi khuẩn kháng gần hết các loại thuốc kháng sinh, và họ không biết được là nguồn bệnh này ở đâu ra. Tiến sĩ Ricarda Schmithausen, Trưởng phòng Y tế của Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng (IHPH) đã lao vào nghiên cứu, và cuối cùng ông tìm thấy vi khuẩn Klebsiella oxytoca trong các lần kiểm tra vệ sinh máy giặt định kỳ tại khu vực sơ sinh của một bệnh viện trẻ em ở Đức.
Tiến sĩ Ricarda cho biết vi khuẩn Klebsiella oxytoca có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp, thậm chí, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết gây tử vong. Khi trẻ bị vi khuẩn này xâm nhập vào người thì trong hầu hết các trường hợp, kháng sinh thông thường chỉ có tác dụng chống lại mầm bệnh này ở một mức độ hạn chế hoặc hoàn toàn bất lực.
Giáo sư Martin Exner, Viện trưởng Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng tại Bệnh viện Đại học Bonn, cũng cho biết thêm rằng các vi khuẩn Klebsiella oxytoca đã đi vào cơ thể của trẻ sơ sinh thông qua quần áo: “Vi khuẩn này đã được xác định có mặt trong ngăn đựng chất rửa tẩy và trên túi lưới dùng để giặt vớ và mũ của trẻ sơ sinh”.
Như vậy dùng máy giặt để giặt đồ cho con có thật sự sạch?
Tiến sĩ Chuck Gerba, nhà vi trùng học tại trường Đại học Arizona (Mỹ) cho biết máy giặt chỉ có thể làm sạch quần áo, nhưng không thể làm chết vi trùng. Thay vào đó, vi khuẩn sẽ bị pha loãng ra và bám vào những gì mà chúng ta giặt.
Tiến sĩ Chuck nói: “Đó là lý do tại sao bạn tuyệt đối đừng bao giờ giặt đồ trong chung với những thứ đồ khác, đặc biệt là khăn tay. Vì vi khuẩn từ đồ trong sẽ di chuyển qua khăn tay của bạn. Ngoại trừ khi bạn giặt chúng với nước nóng trên 180 độ thì mới diệt được các vi khuẩn trong quần áo, nhưng hầu như không có gia đình nào giặt bằng nước nóng cả”.
Video đang HOT
Vậy phải giặt đồ trẻ sơ sinh như thế nào cho an toàn?
Giặt bằng nước ấm, phơi dưới nắng là những cách để giúp diệt mầm vi khuẩn trên quần áo của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Như vậy có thể thấy, cho dù giặt đồ của con riêng, dùng xà phòng riêng, nước xả riêng, nhưng chung một máy giặt với cả gia đình thì khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm các mầm bệnh vẫn khá cao. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, tiến sĩ Ricarda khuyên cha mẹ nên “sử dụng nước ấm và xà phòng khi giặt quần áo bẩn hoặc ga trải giường, đặc biệt là quần áo và đồ dùng của trẻ sơ sinh”.
Phó giáo sư Kelly Reynolds, làm việc tại trường đại học Arizona cũng hướng dẫn thêm cách giặt quần áo cho trẻ sơ sinh như sau:
- Cha mẹ nên sấy quần áo của con sau khi giặt ở nhiệt độ 28 độ trở lên để diệt các mầm bệnh.
- Phơi quần áo dưới nắng để khử trùng.
- Rửa tay với xà phòng sau khi kết thúc việc giặt giũ quần áo.
- Nếu có thể, hãy giặt quần áo của trẻ sơ sinh bằng tay thay vì bằng máy.
Theo Helino
Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không?
Các bác sĩ cho biết họ phát hiện ra một vết phồng rộp, vì vậy có thể là bé gái đã bị mụn rộp ở trẻ sơ sinh, mà nguyên nhân gây ra nó là do một người khác mắc bệnh hôn bé.
Khi nhận thấy chân có một khối u, trong khi bàn chân thì trông như bị trật, bà mẹ Karen Diamond (28 tuổi) đến từ Gateshead (Anh) đã đưa con gái Willow đến bệnh viện để khám. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết họ phát hiện ra một vết phồng rộp, vì vậy có thể là bé gái đã bị nhiễm virus herpes (mụn rộp ở trẻ sơ sinh) - một tình trạng nghiêm trọng, đôi khi có thể gây tử vong, mà nguyên nhân gây ra nó là do một người khác mắc bệnh hôn bé.
Chị Karen đã vội đưa con đến bệnh viện sau khi nhận thấy con có một khối u ở chân và bàn chân trông như bị trật.
Được biết, bà mẹ 2 con này đã chào đón bé Willow vào tuần thứ 37 của thai kỳ. Cô bé chào đời khỏe mạnh với cân nặng 3,2kg.
Chị Karen kể: "Hai tuần sau khi sinh, chúng tôi nhận thấy Willow có một khối u ở chân và chân con bé trông như bị trẹo. Thật khủng khiếp khi chồng tôi đã nghĩ ngay đến điều tồi tệ nhất là em họ và bạn thân của anh ấy mất vì căn bệnh ung thư. Vợ chồng tôi phát hoảng lên, vội đưa Willow đến bệnh viện địa phương. Ở đây, các bác sĩ nghi ngờ con tôi đã bị một người có biểu hiện là vết loét miệng hôn, vì vậy, họ cần xét nghiệm máu của con bé. Tôi đã khóc ngất khi nghe tin đấy".
Các bác sĩ nghi ngờ bé gái đã bị một người có bệnh lở miệng hôn, vì vậy, họ cần xét nghiệm máu của con bé và cho bé nằm viện vài ngày.
Vài ngày sau, bé Willow được xuất viện. Nhưng khi được 3 tuần tuổi, bé gái đã phải quay lại bệnh viện khi đi phân ra máu. Các bác sĩ nhận thấy đứa trẻ còn có thêm dịch bạch huyết ở chân nên nghi ngờ bé bị mắc hội chứng Klippel-Trenaunay Webber (KTWS) - một căn bệnh ảnh hưởng đến các mạch máu và có thể khiến chân tay to bất thường vì tích tụ chất lỏng. Sau khi xét nghiệm, Willow được chẩn đoán là bị phù bạch huyết ở cả hai chân và trong ruột và xung quanh trực tràng.
Chị Karen cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa biết bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của Willow như thế nào. Con tôi rất kiên cường nhưng không có gì đảm bảo tương lai của con bé cả. Hiện tại, Willow vẫn đang trải qua các xét nghiệm và có một hành trình dài phía trước".
Hiện tại chân của Willow luôn được băng lại. Vì có nguy cơ nhiễm trùng cao nên cô bé còn phải thường xuyên theo dõi viêm mô tế bào và nhiễm trùng huyết.
Anh trai Bentley vào viện thăm em gái.
Hàng ngày, chị Karen phải mát xa chân cho con gái và hút sạch chất lỏng đang tích tụ dưới da. Bà mẹ đau khổ cho biết vì mắc căn bệnh phù bạch huyết mà trông con chị thật khác, chân tay của Willow luôn trong tình trạng sưng to. Chị nói: "Tôi hy vọng là tình hình của con tôi sẽ được cải thiện theo thời gian. Các bác sĩ sẽ làm cách nào đó để hút dịch bằng cách gắn bạch huyết vào tĩnh mạch. Bây giờ, hàng ngày, chân của con tôi luôn phải quấn băng. Vì có nguy cơ nhiễm trùng cao nên con bé còn phải thường xuyên theo dõi viêm mô tế bào và nhiễm trùng huyết".
Phù bạch huyết là gì?
Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ thì căn bệnh phù bạch huyết được gây ra bởi khiếm khuyết di truyền trước khi sinh, gây ra tình trạng sưng các mô bên trong cơ thể, đặc biệt là chân tay. Đó là khi hệ thống bạch huyết - một mạng lưới có trách nhiệm loại bỏ các chất lỏng dư thừa và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng - hoạt động không đúng nhiệm vụ.
Đây là một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp khi chỉ mới tìm thấy có 10 triệu người ở Mỹ và 200.000 người ở Anh mắc phải căn bệnh này. Hiện tại, bệnh phù bạch huyết vẫn chưa có thuốc điều trị. Bệnh nhân chỉ có thể làm giảm thiểu chất lỏng tích tụ thông qua tất nén và sống một lối sống lành mạnh.
Nguồn: D.M/toquoc
Ngỡ ngàng các bệnh khó tin từ... trang điểm Các nhà khoa học tìm thấy trong son phấn và dụng cụ trang điểm của các quý cô vô số mầm bệnh gây nhiễm trùng ở da, đường tiêu hóa, tiết niệu... Nghiên cứu mới từ Trường Khoa học đời sống và sức khỏe thuộc Đại học Aston (Brimingham, Anh) đã cho thấy chiếc bàn trang điểm xinh xắn của nhiều quý cô...