Các nghị sĩ Mỹ công bố dự thảo ngân sách 1.700 tỷ USD
Ngày 20/12, các nghị sĩ Mỹ đàm phán về ngân sách chính phủ liên bang đã công bố dự thảo ngân sách 1.700 tỷ USD cho tài khóa 2023 (kết thúc ngày 30/9/2023), trong bối cảnh Quốc hội đang tìm cách sớm thông qua dự thảo trước khi khoản ngân sách tạm thời cạn kiệt vào cuối tuần này.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Như vậy, tổng ngân sách đề xuất cho tài khóa 2023 cao hơn ngân sách xấp xỉ 1.500 tỷ USD tài khóa trước. Dự thảo ngân sách bao gồm cả khoản viện trợ khẩn cấp bổ sung trị giá 44,9 tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Số tiền này nằm ngoài khoản chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục 858 tỷ USD đề xuất trong dự thảo. Dự thảo ngân sách cũng tài trợ cho các chương trình dinh dưỡng, hỗ trợ nhà ở, chi phí năng lượng, học phí… nhằm giúp các gia đình Mỹ đối phó với “bão giá”.
Các nhà đàm phán đã làm việc suốt cuối tuần qua để điều chỉnh, bổ sung lần cuối cho dự thảo ngân sách. Tuy nhiên, Hạ viện và Thượng viện vẫn có thể điều chỉnh nội dung dự thảo. Văn kiện được công bố sau nhiều tháng đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tranh luận về ngân sách dự chi cho các chương trình quân sự và phi quân sự.
Các lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện thúc đẩy thông qua dự thảo và trình Tổng thống Joe Biden vào cuối tuần này để đảm bảo các hoạt động của chính phủ không bị gián đoạn. Nếu dự thảo ngân sách không được thông qua, chính phủ sẽ buộc phải đóng cửa một phần từ ngày 24/12 tới, ngay trước kỳ nghỉ Giáng sinh, và có thể tiếp tục gián đoạn hoạt động sau khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Hạ viện từ ngày 3/1/2023.
Quốc hội Mỹ thúc đẩy thông qua gói ngân sách năm 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Quốc hội Mỹ đang phải đối mặt với hạn chót vào ngày 16/12 để thông qua dự luật chuẩn chi ngân sách cho chính phủ liên bang trong năm tài chính 2023, trong bối cảnh đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang tranh cãi về các chi tiết của dự luật này.
Quang cảnh bên ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ ở Washington DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các nhà lập pháp đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang phải đối mặt với thời gian gấp gáp quen thuộc đối với hai dự luật cần phải thông qua là dự luật ngân sách tổng thể cho chính phủ và Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng hàng năm (NDAA). Trong số hai dự luật, NDAA với mức ngân sách kỷ lục 858 tỷ USD đang tiến gần hơn đến việc được thông qua khi dự luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 8/12. Tuy nhiên, dự luật ngân sách tổng thể cho chính phủ liên bang với mức ngân sách khoảng 1.500 tỷ USD lại là một câu chuyện khác.
Trong khi các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đang tranh cãi để đạt được thỏa thuận về gói tài trợ tổng thể của chính phủ, họ cảnh báo rằng Quốc hội gần như chắc chắn sẽ phải thông qua một giải pháp ngắn hạn để ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ. Mặc dù hy vọng sẽ thông qua được dự luật ngân sách tổng thể cho chính phủ liên bang trong phiên họp khẩn cấp vào 16/12 tới, nhưng các nhà lập pháp Mỹ đang lên kế hoạch để trì hoãn việc này cho đến ngày 23/12.
Hai đảng hiện vẫn chưa thống nhất được các con số chi tiêu hàng đầu cho dự luật tổng thể được thiết lập để tài trợ cho chính phủ liên bang trong năm tài chính 2023 (kết thúc vào tháng 9/2023). Thượng nghị sĩ Richard Shelby, Phó Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện, cho biết hiện tại, khoản chênh lệch 26 tỷ USD dành cho chi tiêu trong nước đang chia rẽ hai đảng. Đây chỉ là một phần nhỏ trong gói 1.500 tỷ USD. Tuy nhiên, trong khi Đảng Dân chủ muốn cân bằng giữa chi tiêu trong nước và quốc phòng, thì Đảng Cộng hòa đang tìm cách giảm con số này.
Trong khi các thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện chuẩn bị công bố dự luật tài trợ của riêng họ trong năm tài chính vào ngày 12/12 (theo giờ địa phương) với hy vọng chấm dứt tình trạng bế tắc, thì Quốc hội Mỹ có khả năng sẽ thông qua gói chi tiêu tạm thời trong một tuần để giúp các nhà lập pháp có thêm thời gian để đạt được thỏa thuận - và kéo dài thời hạn thông qua gói ngân sách tổng thể cho đến ngày 23/12.
Nhóm chuyên gia Nhật Bản đề xuất tăng gấp đôi vốn ODA Một nhóm chuyên gia Nhật Bản ngày 9/12 khuyến nghị nước này cần tăng gấp đôi ngân sách cho viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong 10 năm tới để giúp bảo vệ các lợi ích quốc gia của Nhật cũng như góp phần xây dựng một thế giới dựa trên pháp trị. Đồng yên của Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN...