Các nghi phạm bắn rơi máy bay MH17 bị truy tố tại Hà Lan
Bộ Ngoại giao Hà Lan cho biết các nghi phạm bắn rơi máy bay chở khách MH17 vào ngày 17.7.2014 sẽ bị truy tố và xét xử theo luật pháp Hà Lan.
Một mảnh vỡ của máy bay chở khách MH17 ở Grabovo, Ukraine tháng 7.2014.
Bộ Ngoại giao Hà Lan xác nhận sẽ truy tố các nghi phạm bắn rơi máy bay chở khách MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines năm 2014. Các nghi phạm sẽ được xét xử theo luật pháp Hà Lan.
Theo Reuters, Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders khẳng định đội ngũ điều tra viên của nước này sẽ tiếp tục hợp tác cùng Australia, Bỉ, Malaysia và Ukraine trong quá trình truy tố. Hiện tại, nhà chức trách chưa công bố tên của bất cứ nghi phạm nào.
Trước đó, tháng 9.2016, các điều tra viên tham gia cuộc điều tra do Hà Lan dẫn đầu kết luận rằng tên lửa bắn rơi máy bay MH17 được bắn từ khu vực do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát ở miền đông Ukraine.
Cũng theo kết quả của Hà Lan, tên lửa bắn rơi MH17 là loại BUK, số series 9M83, được chuyển từ Nga vào Ukraine. Tuy nhiên, khu vực tên lửa được phóng ra vẫn là câu hỏi lớn.
Video đang HOT
Ngày 17.7.2014, máy bay Boeing 777, chuyến bay số hiệu MH17, của hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi khi đi qua bầu trời miền đông Ukraine. Máy bay đang trên đường bay từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia). Toàn bộ 298 người trên máy bay tử nạn, bao gồm 196 công dân Hà Lan và công dân từ 16 quốc gia khác.
Theo Thế Long (Zing)
Ông Trump nên nói gì trong lần đầu tiên đối mặt Putin?
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không hề chuẩn bị trước cho cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin mà tự tin dựa vào bản năng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh minh họa.
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, tướng H.R. McMaster mới đây nói với các phóng viên rằng ông Trump không hề lên kế hoạch trước cho cuộc gặp mặt với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Nội dung cuộc gặp trực tiếp hoàn toàn do Tổng thống Donald Trump lựa chọn. Chúng tôi không có sự chuẩn bị nào cả", cố vấn McMaster nói.
Theo bình luận của Washington Post, chiến lược này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ là cơ hội để các bên tháo gỡ căng thẳng và sự hiểu lầm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cơ hội gặp mặt ông Putin khi hai nhà lãnh đạo đến Hamburg, Đức để dự hội nghị G20 vào ngày 7.7 tới.
Washington Post nhận định, ông Trump nên tiếp cận bằng những lời khen tinh tế, thay vì thách thức Tổng thống Nga Putin bằng những câu hỏi khó.
Về nội dung cuộc gặp mặt, cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ là điều mà ông Trump không thể không nhắc tới. Ông Trump nên khẳng định quan điểm rằng Mỹ không thể chấp nhận bất kỳ hành động can thiệp nào như vậy. Ông Trump cũng không nên vội vàng xóa bỏ quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ mà cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra hồi tháng 12.2016.
Các nhà lãnh đạo thế giới đến dự hội nghị G20 ở Trung Quốc năm 2016.
Về vấn đề Ukraine, ông Trump nên đưa ra quan điểm rõ ràng. Tổng thống Mỹ cần phải nói với ông Putin rằng cấm vận sẽ vẫn còn được áp dụng cho đến khi Nga tìm kiếm giải pháp được Ukraine chấp nhận.
Nội chiến Syria cũng là vấn đề chính mà ông Trump nên nhắc tới trong cuộc gặp đầu tiên. Theo Washington Post, Tổng thống Donald Trump nên làm rõ mối lo ngại của Mỹ về chính quyền Bashar al-Assad và tầm ảnh hưởng gia tăng của Iran trong khu vực.
Ông Trump nên chủ động khôi phục đường dây liên lạc quân sự Nga-Mỹ ở Syria. Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ cũng cần giải quyết bất đồng về Hiệp ước tên lửa tầm trung và tăng cường hợp tác trong chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ngay cả trong những ngày đen tối nhất của Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô vẫn duy trì liên lạc với nhau và vấn đề này không kém quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Cuộc gặp đầu tiên có thể khiến ông Putin hài lòng với hình ảnh nhà lãnh đạo toàn cầu, trong khi khiến ông Trump lu mờ.
Tuy nhiên, ông Trump đứng trước cơ hội xóa bỏ mối nghi ngờ và hiểu lầm xưa nay của Mỹ và phương Tây đối với ông Putin, nếu thông điệp được chuẩn bị kỹ càng, Washington Post kết luận.
Theo Danviet
Ukraine bắt giữ hai binh sĩ Nga đi lạc Giới chức Ukraine bắt giữ hai lính biên phòng Nga đi lạc vào lãnh thổ nước này tại khu vực biên giới hai nước gần Crimea. Binh sĩ Ukraine tuần tra tại khu vực biên giới. Ảnh: Montenegro Blogspot. Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm qua cho biết hai lính biên phòng Nga đã bị giới chức Ukraine bắt giữ...