Các ngân hàng tiếp tục cuộc đua lãi suất
Theo khảo sát, hiện các ngân hàng tiếp tục cuộc đua lãi suất khi đẩy lãi suất huy động lên cao từ 8- 8,2%/năm, khiến lãi suất cho vay cũng rục rịch tăng theo.
Lý giải tình trạng một loạt các ngân hàng tăng lãi suất, chuyên gia kinh tế phân tích, trước Tết, doanh nghiệp phải trả lương, thưởng… nên tiền “chảy” ra thị trường rất mạnh; sau Tết, người dân lại có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng. Để hấp thụ nguồn vốn này, các ngân hàng cạnh tranh bằng cách tăng lãi suất lên. Thêm nữa, khi nền kinh tế phục hồi, người dân kỳ vọng lạm phát sẽ tăng, khiến lãi suất cũng phải tăng theo.
Theo_VTV
Đầu năm sức tiêu thụ vốn chậm
NH đã rộng cửa cho vay vốn bằng lãi suất thấp song kỳ Tết Nguyên đán vừa qua vẫn khó giải ngân.
Tiêu dùng chậm chạp
Video đang HOT
Lãi suất cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của nhiều NH (NH) đến nay chỉ còn 6-7%/năm. Đối với một số loại hình đặc biệt, hay lĩnh vực vay phục vụ kinh doanh có nhu cầu vốn VND ngắn hạn, lãi suất còn giảm hơn cả mức này.
Trước tết, SeABank mở chương trình cho vay mua nhà dự án bất động sản với lãi suất xuống đến 0%/năm, cụ thể vay vốn mua biệt thự dự án BRG Coastal City lãi suất 0%/năm trong 12 tháng, ân hạn gốc trong 18 tháng đầu tiên với hạn mức vay tới 70% giá trị biệt thự.
HDBank cùng tung ra lãi suất cho vay mua xe ô tô, mua nhà lãi suất 0% trong một năm đầu tiên, gần đây tiếp tục tung vốn ra thị trường với kỳ vọng mùa kinh doanh đầu năm. Trong đó phải kể đến gói tín dụng 1.000 tỷ đồng, lãi suất 6-8%/năm cho các công ty nông, thủy sản.
Ảnh minh họa
Không chỉ giảm lãi suất về mức thấp nhất, các NH còn cộng thêm nhiều dịch vụ tiện ích cho người vay để giảm giá vốn. Như vay vốn của SeABank mua biệt thự còn được tặng ngay một thẻ tín dụng SeABank Visa có tài sản đảm bảo với hạn mức tối đa lên tới 200 triệu đồng mỗi thẻ.
Từ đầu tháng 2/2016, ACB có chương trình ưu đãi phí bảo lãnh cho DNNVV kinh doanh tại Hà Nội và TP.HCM: giảm 50% phí phát hành thư bảo lãnh theo mẫu DN cung cấp, giảm 30% phí phát hành thư bảo lãnh, giảm 40% đối với khách hàng mới...
Một số NH còn cho vay đối với cả những khách hàng có lịch sử nợ xấu, nhưng hiện nay có phương án sản xuất kinh doanh tốt vẫn được vay với lãi suất thấp.
Theo DongA Bank, ngoài việc cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất và có phương án tài trợ vốn mới để DN tiếp tục hoàn thành các dự án dang dở, lãi suất cho vay của NH này hiện dao động 8 - 10%/năm. Trong kế hoạch kinh doanh 2016, DongA Bank trình NHNN phê duyệt, một mặt NH sẽ tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới cho vay lãi suất rẻ, mặt khác tập trung chủ yếu vào việc tái cơ cấu nợ cho DN.
"Chúng tôi xuống tận nơi để cùng DN ngồi lại tháo gỡ khó khăn, đồng thời hỗ trợ vốn mới cho khách hàng tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2016", vị lãnh đạo DongA Bank cho biết.
Thực tế, lâu nay các NH vẫn rất ngại cung ứng vốn cho DN đã có tiền sử nợ xấu, do lo ngại rủi ro gia tăng. Tuy nhiên, để có thể thu được nợ cũ cũng như hỗ trợ được DN phát triển kinh doanh trong năm 2016, nhiều NH sử dụng giải pháp tái cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay để giúp DN thoát khỏi khó khăn tiếp tục sản xuất, kinh doanh và trên cơ sở đó mới có thể thu hồi các khoản nợ cũ, giúp NH tăng trưởng tín dụng.
Sức hấp thụ vốn thấp
Mặc dù các NHTM tung ra nhiều gói cho vay lãi suất thấp nhưng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đầu năm chưa cao.
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), tính đến 20/1 tín dụng nền kinh tế giảm 0,21% so với cuối năm 2015. Tín dụng giảm trong tháng đầu năm được cho là do yếu tố mùa vụ và các NHTM cũng giải thích việc kinh doanh trong năm mới chưa thật sự dễ dàng.
Một phó tổng giám đốc Techcombank cho biết, các chương trình khuyến mãi cho vay ưu đãi từ tháng 12/2015 kéo sang năm mới 2016 phản ánh rất sát tình hình cho vay của NH. Đơn cử, chương trình cho vay lãi suất rẻ NH này mở từ đầu tháng 12/2015, nhưng đến hết tháng 1/2016 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt được khoảng 0,2% so với chỉ tiêu NH đưa ra ban đầu tăng 1%.
Nguồn vốn khả dụng của nhiều NH đang ứ đọng trong tháng đầu năm, nhiều NH kỳ vọng đẩy vốn ra trong mùa kinh doanh tết vừa qua nhưng không như mong muốn.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, nhu cầu vốn mùa tết năm nay không cao như mọi năm, có thể do tiêu dùng còn chậm kinh tế chưa khỏe mạnh hoàn toàn, nhiều DN sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn. "Nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của các DN thấp hơn nhiều so với các năm, việc tính toán lựa chọn triển khai dự án của DN cũng rất thận trọng", ông Tùng chia sẻ.
Việc tăng trưởng tín dụng không cao như kỳ vọng của các NHTM, mặc dù nhiều DN được NH cơ cấu lại nợ tiếp tục bơm vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng sức mua trên thị trường và cả nền kinh tế chưa thực sự là một cú hích cho tín dụng. Song tính mùa vụ cuối năm mà nhiều NH đặt mục tiêu hiện nay đã không lặp lại, dù rằng lãi suất hiện nay đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên trong sản xuất kinh doanh đối với vay ngắn hạn bằng VND không quá 7%/năm.
Trong một kết quả khảo sát của EuroCham công bố mới đây, kế hoạch đầu tư trong quý IV/2015 số DN đánh giá tiêu cực về nền kinh tế còn lớn. Bên cạnh đó, sự lo ngại của các DN về ảnh hưởng của chính sách, người đứng đầu Chính phủ chưa rõ ràng khiến họ hoạt động cầm chừng và chờ đợi. Trước thực tế này nhiều NH cho biết đang lên phương án mới cho hoạt động kinh doanh năm mới để mở rộng cho vay. Trong đó tiếp tục theo đuổi tăng thu dịch vụ thay vì lệ thuộc vào thu nhập từ tín dụng lại bị bấp bênh về mùa vụ.
Theo Thơi bao ngân hang
Lãi suất "cắt cổ" bủa vây công nhân, sinh viên ngày giáp Tết Những ngày giáp Tết Bình Thân 2016, ở các ngã tư, trước cổng nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp xuất hiện những tờ rơi với lời mời "cho vay tiêu dùng cuối năm, thủ tục nhanh gọn, lãi suất hấp dẫn"... Tuy nhiên, nhiều người đã trót sử dụng dịch vụ này vẫn còn giật mình vì lãi suất "cắt cổ"...