Các nền văn minh tiền sử tiến bộ như thế nào?
Một số nhà khoa học tin rằng trước khi con người ra đời, có thể đã có những sinh vật tiên tiến khác trên Trái Đất và chúng ta không phải là sự sống tiên tiến duy nhất trên hành tinh này.
Trái Đất đã tồn tại 4,5 tỷ năm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình này, môi trường Trái Đất cũng trải qua nhiều thay đổi, trong đó có 5 cuộc đại tuyệt chủng.
Mỗi lần xảy ra tuyệt chủng hàng loạt đều mang lại tác động rất lớn đến môi trường sinh thái của Trái Đất, và hầu như tất cả các sinh vật đều phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, Trái Đất không phải vì điều này mà bị hủy diệt, ngược lại, sau một thời gian dài tiến hóa, Trái Đất vẫn có thể khôi phục lại một cảnh tượng sôi động.
Một số nhà khoa học phỏng đoán rằng sự sống trên Trái Đất là một hiện tượng tái sinh lặp đi lặp lại và sự sống trên Trái Đất sẽ không thực sự tuyệt chủng.
Với sự phát triển không ngừng của Trái Đất, một số sinh vật đã tuyệt chủng vẫn có thể xuất hiện trở lại thông qua sự tiến hóa ngẫu nhiên. Do đó, một số nhà khoa học tin rằng trước khi con người ra đời, có thể đã có những sinh vật tiên tiến khác trên Trái Đất và chúng ta không phải là sự sống tiên tiến duy nhất trên Trái Đất.
Tại sao họ lại nói như vậy? Lý do chính là nhiều dấu vết của các nền văn minh tiền sử đã được tìm thấy trênTrái Đất. Những dấu vết này dường như là bằng chứng của các nền văn minh thời tiền sử.
Trái Đất đã tồn tại 4,5 tỷ năm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình này, môi trường Trái Đất cũng trải qua nhiều thay đổi, trong đó có 5 cuộc đại tuyệt chủng.
Vào tháng 6 năm 1936, một nhóm công nhân đang xây dựng tuyến đường sắt bên ngoài Baghdad, thủ đô của Iraq, thì sự chú ý của họ bị thu hút bởi một phiến đá khổng lồ, trên đó có khắc các ký tự Ba Tư cổ đại.
Các công nhân đã rất ngạc nhiên và quyết định đào sâu hơn để xem nó là gì. Những nỗ lực của họ không phải là vô ích, bởi sau đó những người công nhân này đã khai quật được một ngôi mộ cổ khổng lồ được làm từ hơn một trăm phiến đá.
Phát hiện này ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhân viên khảo cổ tại Bảo tàng Iraq. Họ tức tốc đến hiện trường và bắt đầu công việc khai quật. Sau những nỗ lực gian khổ, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật văn hóa có giá trị sau hơn hai tháng. Đặc biệt là khi họ mở chiếc quách, họ đã tìm thấy một số lượng lớn đồ tạo tác bên trong, có niên đại từ thời đại triều đại Ba Tư – khoảng năm 248 trước Công nguyên đến năm 226 trước Công nguyên.
Những chiếc lọ được cho là có niên đại từ thời Parthia (Vương triều thứ ba của Iran trị vì khoảng năm 248 trước Công nguyên đến năm 226 trước Công nguyên) và bao gồm một chiếc vỏ bằng đất nung với nút đậy bằng nhựa đường. Xuyên qua đầu nút chai là một thanh sắt. Bên trong bình, thanh sắt được bao quanh bởi một hình trụ bằng đồng. Konig nghĩ rằng những thứ này trông giống như pin điện và đã xuất bản một bài báo về chủ đề này vào năm 1940.
Tuy nhiên, trong những khám phá bất ngờ đó, nhà khảo cổ học người Đức Wilhelm Konig đã tìm thấy một điều đáng chú ý hơn cả – một số đồ dùng, dụng cụ có cấu trúc và kết nối kỳ dị – chúng bao gồm một số bình gốm độc đáo, ống đồng và thanh sắt bị ăn mòn
Chúng dường như ăn khớp với nhau và tạo thành một thiết bị đặc biệt. Konig đã mang các hiện vật đó về Đức phục chế lại và nhận thấy rằng đây chính là những cục pin. Vài tháng sau, Kavenig đưa ra một thông báo gây sửng sốt ở Berlin.
Ông tuyên bố rằng người cổ đại có khả năng kết nối các pin này thành chuỗi để tăng năng lượng và Konig cũng tin rằng chúng được tạo ra để làm đồ trang trí và tượng bằng kim loại mạ vàng điện phân.
Video đang HOT
Không phải tất cả các nhà khoa học đều chấp nhận việc hiện vật này chính là một quả pin cổ đại. Tuy nhiên, nếu chúng là pin, thì ai đã làm ra chúng và chúng được dùng để làm gì?
Tin tức này đã làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi và các cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học. Nếu những khám phá này thực sự là pin cổ đại, nó có thể cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về trình độ công nghệ của người cổ đại. Chúng cho thấy rằng hàng ngàn năm trước, các nền văn minh cổ đại đã có khả năng sử dụng điện và tạo ra những bước đột phá về công nghệ trong một số lĩnh vực cụ thể.
Vào những năm 1950, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một phiến đá bí ẩn trong tàn tích của người Maya, nhưng nó không thu hút nhiều sự chú ý vào thời điểm đó. Phải đến những năm 1960, khi con người lần đầu tiên bước vào không gian, phiến đá đó mới dần thu hút sự chú ý của mọi người.
Những hoa văn được chạm khắc trên phiến đá dường như là một chiếc máy bay do con người điều khiển. Hoa văn trên phiến đá rất rõ ràng, có thể nhìn rõ ống hút gió, ống xả và cần điều khiển của máy bay. Phiến đá cũng mô tả một người có gắn thiết bị oxy trong mũi và đang điều khiển phi thuyền bằng tay, như thể anh ta đang ngồi lên một thứ giống như máy gia tốc, đang du hành trong vũ trụ. Tuy nhiên, điều khiến mọi người ngạc nhiên hơn nữa là niên đại lịch sử của tấm bia đá này là nó bắt nguồn từ 4.500 năm trước, thời kỳ của nền văn minh Maya cổ đại, khiến mọi người cảm thấy rất khó hiểu và ngạc nhiên.
Năm 1952, người ta khai quật được một phiến đá khắc hình người trong đống đổ nát của một ngôi đền của người Maya. Vào thời điểm đó, mọi người nghĩ rằng những hình chạm khắc trên đó chỉ là những câu chuyện thần thoại của người Maya cổ đại.
Bởi vì vào thời điểm đó, con người chưa phát minh ra bất kỳ thiết bị nào liên quan đến chuyến bay vào vũ trụ. Vậy tại sao người Maya cổ đại lại vẽ một thứ giống như tàu vũ trụ trên phiến đá? Một số người suy đoán rằng nền văn minh ngoài Trái Đất cổ đại có thể đã đến thăm khu rừng mưa nhiệt đới này, người Maya cổ đại chỉ nhìn thấy thứ trông giống như một con tàu vũ trụ nên đã khắc lên phiến đá.
Nếu “tàu vũ trụ” trên phiến đá thực sự là của người ngoài hành tinh, thì tại sao nó lại giống với tàu vũ trụ của nền văn minh hiện đại? Bất kể lời giải thích là gì, phiến đá bí ẩn này đã khơi dậy sự quan tâm và thảo luận rộng rãi. Nó khiến chúng ta phải xem xét lại công nghệ tiên tiến có thể đã tồn tại trong các nền văn minh cổ đại.
Mẫu uranium từ mỏ Oklo bị mất đi khoảng 0,003% lượng uranium-235, chất đồng vị quý giá nhất trong 3 loại chất đồng vị trong uranium tự nhiên. Ba loại đồng vị đó là uranium-238 (99,2739-99,2752% số lượng đồng vị trong tự nhiên), uranium-235 ( với 0,7198-0,7202%) và uranium-234 (với 0,0050-0,0059%), uranium-235 có khả năng sản sinh nguồn năng lượng cực lớn. Con số 0.003% là rất bé, nhưng dựa vào độ lớn của những vỉa uranium này, tổng số lượng uranium-235 mất đi là hơn 200kg.
Ngoài ra, vào ngày 2 tháng 6 năm 1972, một bác sĩ tên là Bouzguet đang làm công việc phân tích tại nhà máy xử lý nhiên liệu hạt nhân của Pháp thì tình cờ phát hiện ra một hiện tượng bất thường: Uranium từ mỏ uranium gần sông Oklo (ở Gabon, một thuộc địa cũ của Pháp ở Tây Phi), có tỷ lệ giữa hai đồng vị là ranium-235 và uranium-238 là bất thường.
Phát hiện này ngay lập tức gây chấn động thế giới và thu hút các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đến Oklo để nghiên cứu chuyên sâu. Sau hàng loạt nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã đưa ra một kết luận đáng kinh ngạc: có một lò phản ứng hạt nhân cổ đại gần Oklo.
Điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên nhất là chất thải từ lò phản ứng hạt nhân cổ đại này không phát tán ra môi trường xung quanh mà chỉ tập trung trong khu mỏ. Điều này có nghĩa là lò phản ứng này có công nghệ xử lý chất thải hạt nhân rất tiên tiến, có thể kiểm soát và hạn chế hiệu quả chất thải phát tán, tránh ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh.
Những vùng phản ứng hạt nhân (1) được tạo ra bởi những đường đá ong (2), nước chảy qua được những đường rãnh này (3) trên nền lớp đá granite rắn chắc (4).
Phát hiện này khiến các nhà khoa học phải nghiêm túc xem xét khả năng tồn tại của nền văn minh tiền sử. Dựa trên những sự thật không thể phủ nhận này, một số học giả đã đưa ra lý thuyết về nền văn minh thời tiền sử, họ cho rằng sự phát triển của loài người không phải như trước đây tưởng tượng mà là theo chu kỳ.
Vậy điều gì đã phá hủy các nền văn minh tiền sử? Nhiều nhà khoa học tin rằng sự hủy diệt là do thiên tai định kỳ gây ra, trong khi những người khác tin rằng sự hủy diệt là do các thế lực ngoài hành tinh gây ra.
Nguồn: Iranchamber; Zhuanlan.zhihu
Đức Khương
Bí ẩn về công trình trên núi Padang, nơi được cho là lâu đời hơn cả nơi khởi nguồn của nền văn minh nhân loại
Khi thực dân Hà Lan trở thành những người châu Âu đầu tiên phát hiện ra Gunung (núi) Padang vào đầu thế kỷ 20, họ rất đã kinh ngạc khi phát hiện ra những công trình bí ẩn bằng đá tại nơi đây.
Năm 1914, trong quá trình khai quật khảo cổ học trên núi Padang, Indonesia, thực dân Hà Lan đã tình cờ phát hiện ra một công trình giống kim tự tháp tại ngọn núi này. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên hơn là niên đại của nó còn lớn hơn rất nhiều so với nguồn gốc của nền văn minh nhân loại hiện tại.
Nhưng điều đáng tiếc là phát hiện đáng kinh ngạc này đã bị lãng quên trong gần một thế kỷ và chỉ gần đây nó mới thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học và nhà thám hiểm trên khắp thế giới.
Nằm rải rác trên một đỉnh đồi rộng lớn ở tỉnh Tây Java của Indonesia, là tàn dư của một quần thể kiến trúc và di tích bằng đá khổng lồ, một kỳ quan khảo cổ học được mô tả là địa điểm cự thạch lớn nhất ở Đông Nam Á.
Năm 1914, sau khi nhà khảo cổ học người Hà Lan, tiến sĩ Crome nghe tin về một cung điện bị thất lạc từ người dân địa phương trên núi Padang, Indonesia, ông quyết định đi sâu vào khu rừng nguyên sinh rậm rạp tại đây để tìm kiếm nó.
Trên một ngọn đồi lớn, ông đã tìm thấy một loạt bậc thang dẫn lên đỉnh. Trên đỉnh đồi, Crome nhìn thấy những đống đá lớn nằm rải rác khắp mọi hướng. Đây có thể là phần còn lại của cung điện bí ẩn?
Sau khi trở về, ông đã ngay lập tức viết thư cho chính phủ Hà Lan, mô tả khám phá của mình và yêu cầu một đoàn thám hiểm chuyên nghiệp tiến hành một cuộc điều tra chuyên sâu tại khu vực này. Nhưng chính phủ Hà Lan thời điểm đó đã không gửi một đoàn thám hiểm để khám phá thêm địa điểm này và theo thời gian, địa điểm này đã biến mất khỏi sự quan tâm của công chúng.
Mãi đến năm 1979, một nhóm cư dân địa phương lại một lần nữa tình cờ phát hiện ra địa điểm bí ẩn này. Vì vậy, họ nói với các quan chức địa phương về những phát hiện của mình. Sau đó, chính phủ Indonesia đã cử một nhóm khảo cổ tiến hành khám phá sâu hơn về địa điểm này.
Họ tìm thấy vô số loại đá mà Crome gặp phải trong hành trình trước đó. Qua nghiên cứu, họ phát hiện những loại đá này không phải do con người tạo ra mà là đá núi lửa hình thành tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc đã có người vận chuyển chúng lên đỉnh núi. Chính xác thì ai đã làm việc này?
Gunung Padang không phải là ngọn đồi như chúng ta nghĩ - mà thực sự là một loạt cấu trúc cổ xưa nhiều lớp.
Trong quá trình điều tra thêm, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng những viên đá trên ngọn đồi không nằm rải rác một cách ngẫu nhiên mà được bao quanh bởi những viên đá hình chữ nhật để tạo thành những bậc thang độc lập.
Toàn bộ ngọn đồi được nối với nhau bằng 370 bậc thang, như thể nó là tàn tích của một thành phố cổ. Sau khi suy đoán sơ bộ, các nhà nghiên cứu tin rằng địa điểm này được xây dựng vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên.
Và mọi thứ đã thay đổi vào năm 2011. Nhà địa chất người Indonesia Danny Hilman Natawidjaja đã tiến hành một loạt khám phá khoa học về "kim tự tháp trên đồi" này. Sử dụng các kỹ thuật như radar xuyên đất, điện trở suất, chụp cắt lớp địa chấn và khoan lõi, cấu trúc bốn lớp bên trong ngọn đồi đã được phát hiện và tuổi của cấu trúc sâu nhất được ước tính là từ 20.000 - 26.000 năm trước Công nguyên thông qua xác định niên đại bằng carbon.
Phát hiện này đã gây xôn xao và tranh cãi vì điều đó có nghĩa là tàn tích này có thể là một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất do con người tạo ra trên Trái Đất, có thể có trước nguồn gốc của nền văn minh nhân loại hiện tại được xác định trước đó.
Lớp cự thạch trên cùng được tạo thành từ các cột đá, tường, lối đi và không gian, nằm trên lớp thứ hai cách bề mặt khoảng 1-3 mét.
Phát hiện này là điều có thể thay đổi lịch sử thế giới, do đó Chính phủ Indonesia đã ngay lập tức tiến hành các dự án nghiên cứu và đầu tư rất nhiều tiền để cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thiết bị tối tân, đồng thời kêu gọi cả lực lượng quân sự hỗ trợ trong việc khai quật.
Tuy nhiên, phát hiện này không phải là tin tốt cho tiến sĩ Danny Hilman Natawidjaja và nhóm nghiên cứu của ông. Mặc dù lịch sử có thể được viết lại, nhưng điều này đã gây ra sự bất mãn và tranh cãi giữa nhiều học giả trong cộng đồng khảo cổ học Indonesia.
Gần như ngay lập tức, cơ sở khảo cổ đã có quan điểm đối lập, vận động hành lang các cơ quan chính trị và yêu cầu dừng dự án. Bề ngoài, họ chỉ trích các phương pháp khai quật và phát hiện của nhóm, cáo buộc nhóm không tuân theo các quy trình khai quật thích hợp, nhưng theo thời gian, mục đích thực sự của sự phản đối của họ trở nên rõ ràng hơn. Họ cho rằng sự tồn tại của các nền văn minh cổ đại là phi logic, bởi nếu có, nó sẽ làm đảo lộn những ghi chép trong sử sách về nguồn gốc của nền văn minh nhân loại. Nói cách khác, vấn đề thực sự là họ không sẵn sàng đối mặt với vấn đề lịch sử loài người có thể đã sai hoặc không đầy đủ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lớp thứ hai này trước đây đã bị hiểu sai là sự hình thành đá tự nhiên, nhưng thực ra là một sự sắp xếp khác của các cột đá được tổ chức trong một cấu trúc ma trận.
Đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức khảo cổ, tiến sĩ Danny quyết định không tranh luận với họ, vì ông tin chắc rằng mình có đủ bằng chứng khoa học để hỗ trợ cho kết luận nghiên cứu của mình.
May mắn thay, Chính phủ Indonesia vẫn hỗ trợ nghiên cứu của ông và đã cung cấp rất nhiều tiền cũng như nhân lực để thúc đẩy công việc này. Khi khai quật sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số lượng lớn đồ tạo tác, đồ trang sức và công cụ gốm sứ tại di chỉ Gunung (núi) Padang.
Không chỉ vậy, vào tháng 9 năm 2014, họ còn phát hiện ra một đồng xu cổ có niên đại 5.000 năm trước Công nguyên. Phát hiện này gây sửng sốt vì khoa học hiện đại tin rằng những đồng xu đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Điều này gợi ý rằng địa điểm Gunung (núi) Padang có thể từng là một trung tâm giao dịch thương mại cổ đại và nó lâu đời hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Khi đào sâu hơn, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy hỗn hợp đất sét, silica và sắt. Điều này cho thấy rằng công nghệ luyện sắt đã được con người biết đến trong vài nghìn năm qua, một phát hiện phá vỡ niềm tin trước đó của khoa học chính thống - Thời đại đồ sắt xuất hiện vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên. Điều này có nghĩa là con người cổ đại có thể có công nghệ tiên tiến hơn chúng ta nghĩ.
Theo các nhà nghiên cứu, việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ sơ bộ cho thấy lớp đầu tiên có thể có niên đại khoảng 3.500 năm tuổi, lớp thứ hai vào khoảng 8.000 năm tuổi và lớp thứ ba vào khoảng 9.500 đến 28.000 năm tuổi.
Tuy nhiên, ngay khi sự thật sắp được phơi bày thì một điều vô cùng kỳ lạ đã xảy ra vào năm 2014. Nhiệm kỳ của Tổng thống Indonesia Susilo kết thúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo lên nắm quyền. Không giống như Susilo, Widodo đã ra lệnh ngừng nghiên cứu về địa điểm này ngay khi ông nhậm chức.
Tiến sĩ Danny và nhóm của ông được yêu cầu thu dọn đồ đạc và về nhà càng sớm càng tốt,đồng thời quên đi những gì họ đã làm. Tại sao Widodo làm điều này? Không ai có thể trả lời được, có lẽ chỉ có bản thân Widodo biết. Vì lý do chính trị, kinh tế và xã hội, công việc nghiên cứu về địa điểm núi Padang đã không còn được tiến hành. Địa điểm núi Padang hiện nay vẫn là một di tích tuyệt đẹp và bí ẩn.
Liệu nền văn minh cổ đại tiên tiến này có thực sự tồn tại? Nếu vậy, họ là ai? Chuyện gì đã xảy ra với họ vậy?
Đào bới sân nhà, lộ ra mộ cổ 1.100 năm đầy kho báu Trong quá trình đào sân để cơi nới ngôi nhà, một người đàn ông Na Uy đã phát hiện một phiến đá lạ, mở đường vào ngôi mộ cổ xa hoa của một chiến binh Viking. Theo Live Science, một thanh kiếm sắt bị gỉ sét đã giúp các nhà khoa học xác định niên đại của ngôi mộ là vào khoảng những...