Các nàng hậu Việt khốn đốn, ê chề khi bị soi scandal học vấn
Ngay sau khi đăng quang, mọi thông tin, hình ảnh của các nàng Hậu được mổ xẻ một cách hết sức chi tiết. Thậm chí những tiểu tiết nhỏ từ bao năm trước cũng sẽ được lật mở.
Đặc biệt nhất trong các chủ đề săm soi của các nàng hậu Việt là trình độ học vấn, điểm chác, thi cử. Dư luận được dịp hả hê tâng bốc cô này và “dìm hàng” cô kia. Bởi theo đánh giá của số đông, trình độ học vấn thể hiện sự xứng đáng hay không xứng đáng của một nàng Hậu trong thời buổi xã hội chạy theo bằng cấp.
Hoa hậu Mỹ Linh không đủ điểm thi đại học mà vẫn đỗ?
Giống như nhiều tân Hoa hậu khác, ngay sau khi đăng quang – Đỗ Mỹ Linh cũng trở thành chủ đề bàn tán của đám đông cư dân mạng tò mò. Theo thông tin ban đầu mà BTC cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cung cấp thì Đỗ Mỹ Linh đang theo học một trong những ngôi trường danh giá nhất cả nước – Đại học Ngoại Thương. Hiện Mỹ Linh đang là sinh viên năm 3, thuộc lớp Anh 2, khoa Quản trị kinh doanh đồng thời cô còn giữ chức vụ Bí thư lớp. Chính thành tích học tập của Mỹ Linh đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người hâm mộ ngay trong những ngày đầu tiên giữ cương vị Hoa hậu.
Nàng hậu Việt Mỹ Linh bị soi kết quả đầu vào Ngoại thương ngay sau khi đăng quang
Theo tìm hiểu của cộng đồng, năm 2014 Đỗ Mỹ Linh thi hai khối A1 và D1. Với khối A1, cô đạt tổng 17,25 điểm, trong đó số điểm 3 môn lần lượt 5,5 – 4 – 7,75. Với khối D1, cô đạt 21 điểm với số điểm lần lượt cho 3 môn là 6,75 – 8,25 – 6. Năm đó, điểm chuẩn khối D1 của Đại học Ngoại Thương Hà Nội là 22 điểm. Vì vậy, nhiều người bất ngờ khi Đỗ Mỹ Linh lại đỗ.
Điểm thi đại học vào khối A1 và D1 của Đỗ Mỹ Linh
Ngay sau đó, Đỗ Mỹ Linh xác nhận, đúng là cô thi đại học được 21 điểm. Tuy nhiên, cô đã xin phúc khảo nên điểm văn từ 6 lên 6,75. Tổng điểm sau phúc khảo là 21,75, được làm tròn thành 22 và cô vừa đủ điểm đậu khoa Quản trị kinh doanh của Đại học Ngoại Thương.
Á hậu Thanh Tú không có tên trong danh sách sinh viên Học viện Ngoại giao?
Đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2016 đã kết thúcnhưng ba cái tên đạt danh vị cao nhất gồm Mỹ Linh, Thanh Tú, Thùy Dung vẫn nóng trên truyền thông. Không chỉ bởi các thông tin tích cực về sự thể hiện của mình trong cuộc thi, mà rất nhiều thông tin mang chiều hướng tiêu cực cũng được đăng tải trên truyền thông.
Giống như Hoa hậu Mỹ Linh, Á hậu Thanh Tú cũng bị săm soi kết quả đầu vào Học viện Ngoại giao
Á hậu Thanh Tú cũng rơi vào nghi vấn về học vấn khi không có tên trong danh sách các sinh viên trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao năm 2012.
Giấy báo nhập học Học viện Ngoại giao của của Á hậu Thanh Tú
Nếu như sự thật về điểm số của Hoa hậu Mỹ Linh là việc cô đã phúc khảo điểm của một môn và sau đó trúng tuyển thì với trường hợp của Thanh Tú, cô đã cung cấp cho báo chí giấy báo điểm nhập học của chính Học viện Ngoại giao.
Theo đó, theo giấy báo nhập học ghi ngày 23/8/2012, tổng điểm của Thanh Tú là 21,5 và đủ điểm đạt tiêu chuẩn học chính quy ngành Luật quốc tế của Học viện Ngoại giao năm học 2012-2013. Trên giấy báo điểm này có chữ ký và đóng dấu của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Đặng Đình Quý.
Video đang HOT
Danh sách trúng tuyển công khai trên website của Học viện Ngoại giao không có tên Ngô Thanh Thanh Tú
Phía người đại diện của Phòng Đào tạo – Học viện Ngoại giao cho biết, danh sách được đăng tải trên website của trường không có tên Ngô Thanh Thanh Tú là danh sách trúng tuyển đợt đầu. Theo quy định của Bộ, các thí sinh có 3 tuần để phúc tra kết quả điểm thi. Thanh Tú đã đỗ vào Học viện Ngoại giao sau đợt phúc khảo điểm thi. Danh sách trúng tuyển đầy đủ đã được thông báo và dán đầy đủ tại trường Học viện Ngoại giao sau đó.
Trước Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và Á hậu Ngô Thanh Thanh Tú, hàng loạt Hoa hậu Việt khác cũng bị công chúng cho “lên bờ xuống ruộng” bởi bảng thành tích học tập kém đẹp của mình.
Hoa hậu Thu Thảo và lùm xùm “trung cấp” hay “cao đẳng”?
Trước khi có chỗ đứng hiện tại trong lòng người hâm mộ, Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo từng vướng phải hàng loạt lùm xùm ngay khi vừa đăng quang. Đầu tiên, người đẹp dính phải lời đồn mua giải. Sau khi lên tiếng trần tình và câu chuyện dần lắng xuống thì người đẹp quê Bạc Liệu lại vướng phải nghi vấn khai gian trình độ học vấn.
Đặng Thu Thảo nhập nhằng thông tin học trung cấp hay cao đẳng
Theo đó, nhiều nguồn tin cho rằng Đặng Thu Thảo chỉ là học viên trung cấp ngành kế toán trường Đại học Tây Đô chứ không phải là sinh viên hệ cao đẳng như thông tin công bố trong cuộc thi. Trước những ồn ào này, đại diện trường Đại học Tây Đô đã lên tiếng minh oan cho Thu Thảo rằng cô đã tốt nghiệp hệ Trung cấp và trúng tuyển vào hệ cao đẳng tháng 6/2012.
Sau đó, trưởng BTC cuộc thi cũng lên tiếng bênh vực cho Tân Hoa hậu. Ông cho rằng: “Các thẩm tra do người của Ban tổ chức tiến hành cũng cho thấy cô đã tốt nghiệp hệ trung cấp và đã trúng tuyển vào hệ cao đẳng của Đại học Tây Đô. Quan điểm của BTC là thí sinh nào đã trúng tuyển trường nào thì công bố là sinh viên trường đó”.
Hoa hậu Thùy Dung bị đuổi học và chưa tốt nghiệp cấp ba
Có lẽ, Thùy Dung là Hoa hậu ê chề nhất khi dính scandal về học vấn. Suốt quá trình thi Hoa hậu Việt Nam 2008, Thùy Dung được giới thiệu là đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, ngay sau khi vương miện Hoa hậu Việt Nam được trao cho người đẹp cao 1m78 đến từ Đà Nẵng – Trần Thị Thuỳ Dung, nhiều diễn đàn trên mạng ồn ào với thông tin Tân Hoa hậu Việt Nam từng bị đuổi học và chưa tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ông Phạm Sĩ Liêm – Hiệu trưởng trường trung học phổ thông tư thục Quang Trung (Đà Nẵng) – nơi Thùy Dung theo học cũng xác nhận rằng, Thùy Dung học ở trường từ năm lớp 10 đến lớp 11, tới năm lớp 12, Thùy Dung có khuynh hướng đi theo con đường riêng là trở thành người mẫu, nên chưa tốt nghiệp trung học.
Chưa kịp hưởng thành quả từ vương miện Hoa hậu Việt Nam (HHVN) năm 2008, Thùy Dung đã vướng vào sự cố chưa tốt nghiệp THPT, vi phạm quy chế của ban tổ chức cuộc thi và nghi án học bạ giả
Dư luận thời điểm đó còn đòi tước vương miện của Thùy Dung nhưng BTC cuộc thi đã lên tiếng “bênh” thí sinh của mình và cho rằng “Thùy Dung không có lỗi”. May mắn vì “thoát nạn” nhưng Thùy Dung phải chịu những lời chỉ trích rất khắt khe từ dư luận, nhiều người cho rằng việc một Hoa hậu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông chắc chắn sẽ không đủ kiến thức để hoàn thành tốt được các sứ mệnh sẽ được giao phó.
Trước sức ép của công chúng, Thùy Dung đã quyết định trở lại trường học để hoàn thành việc tốt nghiệp cấp 3 của mình. Sau đó Thùy Dung đã tham gia kì thi tốt nghiệp THPT năm 2009 và đỗ tốt nghiệp với số điểm không mấy đẹp mắt.
Hoa hậu Diễm Hương và bảng điểm cao đẳng kém cỏi
Ngay sau khi giành vương miện cao quý tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2010, Lưu Thị Diễm Hương đã phải đối mặt với nhiều lời bàn tán về trình độ học vấn. Theo thông tin trên website chính của trường Đại học Hoa Sen TP. HCM, Tân Hoa hậu chỉ học hệ Cao đẳng. Hơn nữa, bảng điểm các môn của cô rất thấp.
Hoa hậu thế giới người Việt trong giây phút đăng quang
Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt, Diễm Hương từng giới thiệu cô là sinh viên năm thứ 2 ngành Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn, Đại học Hoa Sen. Trả lời trên báo chí sau khi đăng quang, Diễm Hương chia sẻ: “Hiện tôi đang học năm 2, Đại học Hoa Sen TP. HCM, khoa Quản trị Du lịch nhà hàng khách sạn. Sau cuộc thi, tôi sẽ cố gắng để trở lại với công việc học tập sớm nhất”.
Tuy nhiên theo thông tin từ bạn bè và một số nguồn tin tin cậy thì Diễm Hương chỉ theo học hệ Cao đẳng ngành Quản trị Du lịch tại trường này. Giải thích về “sự cố” đáng tiếc này, Hoa hậu Diễm Hương cho rằng khán giả và báo chí đã hiểu nhầm giữa trình độ và học vấn trong lời giới thiệu của cô. Diễm Hương cho biết: “Em chỉ giới thiệu, em là sinh viên năm thứ 2 ngành Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn. Vì trường em tên là Đại học Hoa Sen, chứ không phải là Cao đẳng Hoa Sen”.
Lý giải về những điểm số rất thấp, bao gồm 0 và 1 trong bảng điểm, Diễm Hương tự tin cho biết: “Mọi người có thể xem lại bảng điểm của em ở trường. Em không có gì phải giấu giếm về kết quả học tập của mình. Nếu xem bảng điểm, mọi người sẽ nhận thấy, em có số điểm rất cao ở các học kỳ 1, nhưng lại bị điểm thấp hoặc rất thấp ở các học kỳ 2.
Người khác nhìn vào em thường nghĩ, em là người rất khỏe mạnh, nhưng thực sự em mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Nếu khi nào em rơi vào tình trạng căng thẳng, hay áp lực, chứng bệnh này lại hành hạ em. Khoảng thời gian em bị bệnh (có giấy xác nhận của bác sĩ), em phải ở nhà chữa trị, nên có những môn em phải bỏ thi hoặc đạt điểm không cao. Em dự định, sẽ tiếp tục cố gắng học tốt và thi lại những môn mình chưa hoàn tất, để có kết quả cao hơn.”
Bảng điểm của Hoa hậu Diễm Hương
Ông Đỗ Thanh Hải, Trưởng ban giám khảo vòng sơ khảo và bán kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt cho biết: “Về thông tin Diễm Hương có trình độ Đại học, có thể đây là sự hiểu lầm giữa trường học và trình độ học vấn, bởi cô đang theo học hệ Cao đẳng của Đại học Hoa Sen TP. HCM. Chúng tôi đã xác minh rất kỹ về các thí sinh tham gia vòng chung kết với mong muốn tìm ra gương mặt Hoa hậu xứng đáng với sự kỳ vọng của công chúng Việt Nam. Ban giám khảo và ban tổ chức đã đặt rất nhiều quyết tâm để tổ chức một cuộc thi đề cao sự công bằng, minh bạch. Diễm Hương là một cô gái xinh đẹp, biết cách ứng xử và luôn thân thiện với mọi người. Cô ấy cũng luôn cố gắng, nỗ lực hết mình trong suốt thời gian tham gia cuộc thi. Ngôi vị Hoa hậu là một kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của Diễm Hương.”.
Kết: Mang lên mình danh xưng Hoa hậu hay Á hậu, đây là vinh quang và cũng là trọng trách lớn lao của bất cứ cô gái nào. Thiết nghĩ, dư luận nên bớt săm soi một chút và các cô gái tương lai có ước vọng làm Hoa hậu, Á hậu nước nhà chịu khó đèn sách thêm một chút thì sẽ không xảy ra những câu chuyện tương tự. Nhưng showbiz là vậy, nếu không dính lùm xùm chuyện này lại vướng ngay vào chuyện khác. Đã dám làm người của công chúng thì “tránh đâu cho khỏi nắng”.
Theo giadinhvietnam.com
Học tiếng Anh để làm gì?
PGS.TS Lê Văn Canh (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) đặt câu hỏi tại hội thảo tổ chức gần đây ở Hà Nội và cho rằng, cả xã hội đầu tư nhưng kết quả không như mong đợi.
"Nhu cầu học tiếng Anh ở Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác không chỉ đến từ đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa mà còn đến từ đòi hỏi của các bậc phụ huynh. Cả xã hội từ thành thị đến nông thôn sẵn sàng đầu tư cho con em học ngoại ngữ nhưng kết quả lại không như mong đợi" - PGS.TS Lê Văn Canh phân tích.
Ông cho biết học sinh học xong phổ thông, thậm chí tốt nghiệp ĐH, không giao tiếp được bằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Ngay cả việc lựa chọn ngoại ngữ làm môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 vẫn chỉ có 16% thí sinh lựa chọn, 84% còn lại đã "nói không với ngoại ngữ".
Đầu tư nhiều tiền học tiếng Anh nhưng không nói được là thực trạng ở Việt Nam. Ảnh:Tuổi Trẻ.
Học tiếng Anh hy vọng tìm được việc làm?
Theo ông Canh, có thể nói ở Việt Nam nhu cầu học tiếng Anh lớn nhất là tại khu vực thành thị và các vùng có tăng trưởng kinh tế cao.
Do có nhiều bất cập về chất lượng trong giáo dục đại học của đất nước cũng như những khó khăn về việc làm, các gia đình có điều kiện về kinh tế đều sẵn sàng đầu tư lớn cho con em họ học tiếng Anh với mong muốn đủ điều kiện đi du học ở các nước nói tiếng Anh.
Học sinh những gia đình không có điều kiện kinh tế đủ để đi du học thì đầu tư vào việc học tiếng Anh để hy vọng tìm được việc làm với các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài hoặc các công ty liên doanh với nước ngoài. Trong khi đó, đối với đa số học sinh ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng núi cao việc học tiếng Anh chỉ là hình thức.
Sau bốn năm thực hiện chủ trương của Chính phủ, học sinh cả nước phải đạt được chuẩn tiếng Anh theo quy định chung tùy theo bậc học và trình độ đào tạo, từ năm 2011 cho đến nay việc đạt chuẩn tiếng Anh theo quy định của học sinh vẫn là một câu hỏi lớn - ông Canh nhìn nhận.
Cần xem lại mục tiêu dạy và học tiếng Anh
Ông Canh khuyến nghị: "Cần xem lại việc yêu cầu tất cả học sinh trong toàn bộ hệ thống giáo dục phải đạt tất cả các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh (nói, nghe, đọc, viết) có thực tế không?".
Theo ông, tiếng Anh rất cần nhưng mỗi người cần một kiểu khác nhau, không ai giống ai. Mục tiêu học tiếng Anh đối với học sinh phổ thông và sinh viên ĐH khác nhau. Những học sinh muốn đi làm công nhân sẽ học ngoại ngữ khác với những em muốn đi du học hay trở thành nhà nghiên cứu khoa học.
Nếu cứ ồ ạt dạy cho 100% học sinh bất chấp sự khác biệt lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, mục đích, động cơ học tiếng Anh như hiện nay sẽ không hiệu quả.
Ở bậc ĐH, tùy theo chuyên ngành và mục tiêu nghề nghiệp của từng trường, mỗi trường nên xác định rõ những kỹ năng giao tiếp gì cần thiết cho từng ngành nghề để dạy cho học sinh, không nên tiếp tục dạy tiếng Anh không có mục đích sử dụng rõ ràng như ở phổ thông.
Ông Canh cũng nêu: "Cần quan tâm đến việc phát triển kỹ năng tự học cho người học. Học ngoại ngữ là một quá trình gian khổ đòi hỏi nhiều thời gian và việc học trên lớp không bao giờ đủ do nhiều hạn chế như sĩ số đông, thời lượng có hạn, tài liệu học không phù hợp, trình độ tiếng Anh của giáo viên thấp và chương trình nặng về thi cử".
Thực tế này đòi hỏi cần có sự kết nối giữa việc học trên lớp với học ngoài lớp theo các nguyên tắc của phương pháp học kết hợp truyền thống với học có sự hỗ trợ của công nghệ (blended learning).
Bằng việc tham gia các hoạt động học ngoài lớp, người học có thể thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của họ, đồng thời phát triển được những kỹ năng cần thiết để cạnh tranh trong thế kỷ 21 như kỹ năng học tập suốt đời, tìm kiếm, phân tích và đánh giá thông tin và các kỹ năng sử dụng công nghệ.
Tiếng Anh chưa đủ tạo nên thế mạnh
Nếu chỉ riêng năng lực sử dụng tiếng Anh không thôi thì điều đó chưa đủ để tạo nên thế mạnh cho người Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa hôm nay và trong tương lai.
Muốn biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, không thể cứ tiếp tục dạy tiếng Anh không có mục đích rõ ràng như hiện nay.
Nếu chỉ xét về trình độ sử dụng tiếng Anh thành thạo, người Việt không thể có những lợi thế so sánh so với người Philippines, người Singapore và người Malaysia. Do vậy cần xác định lại mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy và học tiếng Anh ở các trường ĐH, CĐ với trọng tâm là phát triển năng lực toàn cầu (global competences) cho người học.
Sinh viên tốt nghiệp ĐH cần có kiến thức và kỹ năng giao tiếp một cách thuyết phục, suy luận có phê phán, phân tích thông tin, thực hiện các thương thảo phức hợp và thể hiện thái độ cộng tác bằng tiếng Anh.
Do việc hình thành cộng đồng ASEAN nên việc di chuyển lao động chủ yếu xảy ra trong số đông các quốc gia Đông Nam Á, nơi có nhiều biến thể tiếng Anh được sử dụng nên cần cho người học được làm quen với những biến thể tiếng Anh và văn hóa giao tiếp ở những quốc gia đó nhất là Singapore, Philippines, Malaysia.
PGS.TS Lê Văn Canh
Theo Thanh Hà/Tuổi Trẻ
Con học lớp 6 vẫn chưa biết hành văn Đê con học tôt môn văn, chi Thanh (Hà Nội) không tiêc tiền mua rât nhiều sach tham khảo nhưng vân không co nhiều tac dung. Ngày nào cũng vậy, mọi người trong cơ quan thường thấy chị Thanh (Hà Nội) tranh thủ giờ nghỉ trưa để vào mạng tìm đọc những bài văn mẫu hay và in về cho cô con gái...