Các mũi móc cơ bản cho người mới học
Cùng học móc để mùa đông năm nay bạn có thể tự làm cho bé những bộ đồ ấm áp mà thật đẹp từ len nhé!
Đan móc len là một trong những kĩ thuật thủ công truyền thống. Những chiếc áo, khăn, giày dép, mũ nón,…móc bằng len ngày càng nữ tính và tinh tế với nhiều màu sắc và kiểu dáng thời trang. Vào thời điểm khi mùa thu sang, mùa đông sắp đến, chúng tôi rất vui được đồng hành cùng các bạn để có thể đan, móc cho bé những món đồ ấm áp mà hợp thời trang trong năm nay.
Các mũi móc len cơ bản
1. Mũi bính (Chain Stitch)
Đây là mũi đầu tiên khi bắt đầu móc một sản phẩm.
2. Mũi móc đơn (Single Crochet)
Mũi đơn có chiều cao bằng mũi bính
Video đang HOT
3. Mũi chữ T (Half-double Crochet)
Mũi chữ T có chiều cao bằng 2 mũi bính
4. Mũi kép đơn (Double Crochet)
Mũi kép đơn có chiều cao bằng 3 lần mũi bính
5. Mũi kép đôi (Treble hay Triple)
Mũi kép đôi có chiều cao bằng 4 lần mũi bính
6. Mũi kép 3 (Double Treble)
Mũi kép ba có chiều cao bằng 5 lần mũi bính
7. Mũi dời (Slip Stitch)
Mũi dời có tác dụng dời đến một mũi nào đó bạn muốn trên hàng đang móc.
Các kí hiệu mũi móc và chữ viết tắt tiếng Anh thường dùng trên bảng hướng dẫn
Theo Minh Thu (Khám Phá)
Nhân chứng kể lại phút kinh hoàng vụ nổ lò vôi khiến 8 người tử vong
Sau khi dân làng phá cửa thông hơi, cho quạt xuống thổi khí lần lượt 9 người bị ngạt khí lò vôi ở Thanh Hóa đã được đưa đi cấp cứu. Nhưng, thân thể họ đều lạnh ngắt, 8 nạn nhân đã tử vong...
Như tin đã đưa, vào khoảng 16h30, ngày 1/1, tại cơ sở sản xuất vôi của Gia đình ông Lê Văn Thong (SN 1957) và bà Lê Thị Nguyên (SN 1962, thuộc thôn Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã xẩy ra vụ tai nạn thương tâm khiến 8 người thiệt mạng và 1 người bị thương do bị ngạt khí.
Hiện trường xảy ra vụ ngạt khí khiến 9 người thương vong.
Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng này, tin tức mới nhất từ Đại tá Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng tham mưu, Phát ngôn báo chí công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân vụ việc là do bị ngộc độc khí CO. Trong quá trình sản xuất vôi thủ công, nồng độ khí CO đã vượt gấp 8 lần ngưỡng cho phép.
Theo các nhân chứng kể lại, vào thời gian trên, ông Phạm Văn Tuyên (SN 1963) ở thôn 1, xã Hoàng Giang, là công nhân kỹ thuật cho gia đình vợ chồng ông Thong vừa xếp được 2/3 nguyên liệu (đá và than) vào lò thì ông Thong đốt lửa ở dưới lò. Ông Tuyên tiếp tục xếp nguyên liệu ở trên lò.
Trong lúc xếp nguyên liệu bất ngờ ông Tuyên bị ngất, ông Thong hô hoán để mọi người biết, đồng thời lao vào cứu ông Tuyên. Không thấy ông Tuyên và ông Thong ra, những người xung quanh (7 người gồm vợ, con ông Thong và người thân, hàng xóm) dùng thang xuống cứu đều ngất lịm. Lúc này nhân dân đã phá hông lò, lấy quạt thổi khí và đưa nạn nhân đi cấp cứu, tuy nhiên 8 trong số 9 nạn nhân đã tử vong tại chỗ.
Kho than của gia đình ông Thong được cho là không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Ông Lê Đình Ngọc (53 tuổi, trú tại thôn Yên Thái, xã Hoàng Giang), vẫn chưa hết run rẩy, kể lại câu chuyện về tai họa ở lò vôi: "Khoảng 16h30, tôi đang làm vườn tại nhà. Nghe làng xóm tri hô có người bị ngất xỉu trong lò nhà ông Thong, tôi vội chạy ra đó thì thấy 5 người nằm la liệt trong hố vôi sâu chừng 2,5m, đường kính 4m. Dùng thang xuống hố thấy ngạt mũi, khó thở, nên vội bịt mũi, xua tay và hô lớn để mọi người đừng xuống thêm. Tuy nhiên, trong lúc hoảng loạn, vợ và hai con gái ông Thong cùng một người nữa vẫn nhảy xuống. Trong chốc lát, họ lần lượt bị ngất xỉu theo. Nếu không kịp trèo ra khỏi hố, có lẽ tôi cũng đã là một trong số nạn nhân đó".
Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin tại địa phương, người dân thôn Yên Thái, xã Hoàng Giang có truyền thống sản xuất vôi thủ công từ hàng chục năm nay. Trước đây mỗi hộ trong thôn đều có một lò sản xuất vôi tại nhà. khoảng 10 năm trở lại đây, việc sản xuất vôi tại gia đình ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, sau đó đã bị cấm. Đến nay chỉ còn lại 6 hộ sản xuất tại chân núi Yên Thái, cách khu dân cư chừng 500m. Lò vôi nơi xảy ra vụ ngạt khí khiến 8 người chết và 1 người nguy kịch chỉ cao khoảng 3m, có 2 cửa, được sản xuất theo kiểu thủ công thô sơ, không có các dụng cụ bảo hộ về an toàn lao động.
Ông Lê Xuân Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: "Trước đây, địa bàn huyện Nông Cống có trên 100 lò vôi thủ công hoạt động trong các khu dân cư. Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, chúng tôi đã thực hiện vận động xóa bỏ các lò vôi trong thôn xóm, hoặc di chuyển ra vị trí khác để đảm bảo vệ sinh môi trường. Sau thời gian vận động, đến nay, địa bàn còn lại khoảng gần 10 lò vôi chủ yếu là của các hộ gia đình làm lâu đời. Theo lộ trình, đến năm 2020 sẽ xóa bỏ toàn bộ lò vôi và lò gạch thủ công. Huyện đang từng bước chỉ đạo chính quyền địa phương xóa bỏ lò vôi thủ công".
Theo_Người Đưa Tin
Vụ 9 người thương vong do ngạt khí lò vôi: Dừng tất cả các lò vôi trên địa bàn Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân cũng như phục vụ công tác điều tra của cơ quan Công an, UBND huyện Nông Cống đã yêu cầu tất cả các lò vôi trên địa bàn dừng hoạt động, phong tỏa lò vôi nơi xảy ra vụ việc khiến 9 người thương vong chiều 1/1 vừa qua. Dừng hoạt động các...