Các mục tiêu của Trump trong chuyến công du châu Á
Trump có thể tái khẳng định cam kết của Mỹ với châu Á trong chuyến thăm khu vực vào tháng sau.
Trump sẽ đến châu Á vào tháng 11. Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Trump sẽ đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Hawaii từ ngày 3 đến ngày 14/11. Ông dự kiến dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam và Hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Nam Á tại Philippines.
Theo quan điểm của Nhà Trắng, chương trình nghị sự ở châu Á tương đối đơn giản: nhấn mạnh ưu tiên “nước Mỹ trước tiên” về thương mại và giành được sự đảm bảo của các nhà lãnh đạo khu vực rằng họ sẽ kiềm chế Triều Tiên, theo Ankit Panda, biên tập viên của Diplomat.
Nhưng chuyến đi này sẽ không đơn giản. Có thể nhiệm vụ trọng tâm trong chuyến đi của Trump sẽ là làm việc với Nhật Bản và Hàn Quốc về chiến lược đối phó vấn đề vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Đồng thời, ông phải trấn an họ về cam kết của Mỹ với các đồng minh.
“Tokyo muốn cho khu vực thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Trump nhằm kiềm chế Triều Tiên và gửi thông điệp tới Bắc Kinh”, Jeffrey Kingston, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple ở Nhật Bản, nhận định.
Tại Trung Quốc, Trump sẽ có một nhiệm vụ đầy thách thức. Việc Trung Quốc chấp nhận hai nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên đã khiến Trump hài lòng, nhưng chính sách thương mại “nước Mỹ trước tiên” vẫn tiếp tục phủ bóng lên mối quan hệ này. Vấn đề nhiều nhà quan sát quan tâm là liệu Trump có đem theo thông điệp về chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế đến Bắc Kinh hay không.
Video đang HOT
Liu Weidong, một chuyên gia về Mỹ tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ làm rõ lập trường về vị trí của Trung Quốc trong chiến lược khu vực của họ. “Khi Mỹ làm rõ lập trường của họ về Trung Quốc, hai nước sẽ vạch ra được rõ hơn hướng làm việc trong tương lai”, Liu nói.
Tại Việt Nam, Trump sẽ cần duy trì mối quan hệ đã được củng cố dưới thời chính quyền Obama trong năm qua. Tuy Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hà Nội vẫn sẽ nỗ lực duy trì đà phát triển trong quan hệ với Washington, theo Panda.
Ở Manila, Trump sẽ gặp Tổng thống Rodrigo Duterte, một đồng minh của Mỹ nhưng đã nhiều lần chỉ trích người tiền nhiệm của Trump. Ông Trump, người được cho là ít bày tỏ lo ngại về vấn đề nhân quyền, nhiều khả năng sẽ không thể hiện mối quan ngại của Mỹ về cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte, đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Thay vào đó, Trump sẽ củng cố sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến chống các chiến binh Hồi giáo ở phía nam nước này và thắt chặt quan hệ đồng minh.
Ngoài ra, Panda cho rằng bất kỳ tuyên bố nào của Trump về vấn đề Biển Đông trong chuyến đi cũng sẽ được theo dõi sát sao. Tuy nhiên, Murray Hiebert, phó giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) hồi tháng 9 nhấn mạnh rằng chính phủ mới của Mỹ chưa có nhiều động thái đáng kể và rõ ràng về vấn đề này.
Có lẽ yếu tố khó đoán nhất trong chuyến đi của Trump sẽ là sự hiện diện của ông tại hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN. Như Trump đã cho thấy vào đầu năm nay tại G7 và G20, ông không lảng tránh các vấn đề nóng trên các diễn đàn đa phương. Ông đã khiến các nhà lãnh đạo G7 thất vọng khi khăng khăng rút Mỹ khỏi thỏa thuận về biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, chỉ cần sự hiện diện của ông tại các hội nghị thượng đỉnh vào cuối mùa thu ở châu Á đã được coi là điểm sáng. Điều đó chứng minh cho các quốc gia châu Á thấy rằng tuy chiến lược tái cân bằng của Obama đã kết thúc, Mỹ vẫn không bỏ quên châu Á.
“Mặc dù nhiều vị trí ngoại giao và quốc phòng cao cấp của Mỹ liên quan đến châu Á vẫn còn bỏ trống, với việc Nhà Trắng khẳng định Trump sẽ đến khu vực này vào tháng 11, Trump có cơ hội mang lại những kết quả quan trọng”, Panda nhận xét.
Richard Heydarian, phó giáo sư về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học De La Salle, cho rằng chuyến đi “là cơ hội quan trọng để Trump nhấn mạnh và khẳng định lại sự dẫn dắt của Mỹ ở Đông Á, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều nghi ngờ về cam kết của Washington đối với khu vực”.
“Mặc dù Trump nhấn mạnh ‘nước Mỹ trước tiên’, Mỹ chưa hề rút ảnh hưởng khỏi châu Á”, Lee Jung-nam, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện nghiên cứu châu Á của Đại học Hàn Quốc, nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Quân đội Mỹ muốn chi 7,5 tỷ USD tăng cường hiện diện ở châu Á
Bộ Quốc phòng Mỹ ủng hộ kế hoạch đầu tư 7,5 tỷ USD để tăng cường sức mạnh và sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhóm tác chiến hộ tống tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: Wikipedia.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Gary Ross ngày 7/5 tuyên bố Lầu Năm Góc vẫn coi châu Á - Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên hàng đầu và về cơ bản ủng hộ đề xuất chi 7,5 tỷ USD để tăng cường hiện diện quân sự và xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực, theo Sputnik.
Hồi tháng một, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đề xuất chi 1,5 tỷ USD mỗi năm cho "Sáng kiến ổn định châu Á - Thái Bình Dương" trong giai đoạn 2018-2022.
"Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và Bộ Quốc phòng cam kết đảm bảo rằng các lực lượng Mỹ luôn có khả năng sẵn sàng đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng ở khu vực này", ông Ross tuyên bố.
Theo Wall Street Journal, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng đồng ý với kế hoạch này và cho rằng nó sẽ làm tăng cường sức mạnh của Mỹ, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các cuộc diễn tập và xây dựng năng lực hợp tác với đồng minh và đối tác trong khu vực.
Căng thẳng ở châu Á - Thái Bình Dương gần đây gia tăng do các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, vốn là mối đe dọa lớn với Nhật Bản, Hàn Quốc và những đồng minh khác của Mỹ.
Gần đây, Bình Nhưỡng tiến hành nhiều cuộc phóng thử tên lửa, trong khi Mỹ điều động nhóm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson tới gần bán đảo để sẵn sàng đáp trả những hành động khiêu khích từ Triều Tiên.
Ngoài vấn đề Triều Tiên, Mỹ cũng nhiều lần chỉ trích việc xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoại trưởng Rex Tillerson từng nhấn mạnh Washington cần gửi một thông điệp cứng rắn, không chấp nhận những hành động trái phép của Bắc Kinh tại vùng biển này.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Rút khỏi TPP, Mỹ khó có thể bỏ rơi châu Á Giáo sư Mỹ cho rằng châu Á quá quan trọng khiến Mỹ không thể từ bỏ hoàn toàn, dù ông Trump không mặn mà với các hiệp định thương mại đa phương. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và ông Mit Romney, phải, người có thể trở thành ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: AP "Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)...