Các mức phạt mới khi ô tô, xe máy chạy quá tốc độ
Khi lưu thông, ô tô, xe máy bị nghiêm cấm hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ.
Khi lưu thông, ô tô, xe máy bị nghiêm cấm hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ.
Ngày 1-1-2020, Nghị định 100/2019 có hiệu lực, thay thế cho Nghị định 46/2016 đã đưa ra nhiều quy định mới về xử phạt các lỗi vi phạm giao thông đường bộ. Ngay khi nghị định có hiệu lực, Pháp Luật TP.HCM đã nhận được một số thắc mắc của bạn đọc về mức phạt các lỗi chạy quá tốc độ khi tham gia giao thông.
Nay Pháp Luật TP.HCM gửi đến bạn đọc phần giải đáp của luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM, về nội dung trên.
Đối với ô tô
Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ cho biết theo Điều 5 Nghị định 100/2019, người điều khiển ô tô, các loại xe tương tự ô tô sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1 triệu đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ.
Phạt tiền 3-5 triệu đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) 1-3 tháng.
Phạt tiền 6-8 triệu đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ. Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng.
Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35 km/giờ hoặc việc điều khiển xe chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt 10-12 triệu đồng. Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng.
Đối với xe máy
Video đang HOT
Theo Thông tư 31/2019, tốc độ tối đa đối với xe máy, xe gắn máy (kế cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/giờ.
Người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ.
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ.
Phạt tiền 4-5 triệu đồng khi điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 20 km/giờ hoặc điều khiển xe chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông. Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng.
TRÚC PHƯƠNG ghi
Theo PLO
Những lỗi vi phạm nào CSGT sẽ xử phạt tại chỗ, không phải lập biên bản?
Theo Nghị định 100/2019, nhiều lỗi vi phạm khi tham gia giao thông, CSGT sẽ xử phạt tại chỗ mà không phải lập biên bản...
Nghị định 100 quy định nhiều hành vi được xử phạt tại chỗ - Ảnh minh họa
Nghị định 100/2019, thay thế Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ - đường sắt quy định nhiều lỗi vi phạm khi tham gia giao thông bị xử phạt tại chỗ mà không phải lập biên bản như: không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường; chuyển làn không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước...
Khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh báo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Trong khi đó, theo Nghị định 100/2019, những lỗi vi phạm khi tham gia giao thông sau không phải lập biên bản:
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100 nêu rõ, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự có một trong các hành vi vi phạm sau:
1. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm như:
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h.
Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.
Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.
Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt; Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu "Cự ly tối thiểu giữa hai xe"; quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe.
Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ.
2. Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi giao nhau, trừ hành vi vi phạm sau: Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.
3. Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
4. Điều khiển xe chạy hàng ngang tờ 3 xe trở lên.
5. Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
6. Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật.
7. Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
8. Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định.
9. Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.
10. Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
Đối với người điều khiển xe ô tô
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019, mức phạt tiền thấp nhất đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ là từ 200.000 đến 400.000 đồng. Do vậy, người điều khiển xe ô tô khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì người xử phạt phải lập biên bản.
Cũng theo Nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ cần uống rượu, bia khi lái xe (bất kể nhiều hay ít) đều bị xử phạt. Tuy vậy, với lỗi chạy quá tốc độ, chỉ khi người điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h trở lên thì mới bị xử phạt.
Cụ thể, tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 100 quy định các mức xử phạt đối với người chạy xe quá tốc độ như sau:
Đối với ô tô: Chạy quá tốc độ từ 5 - dưới 10 km/h bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng; Chạy quá tốc độ từ 10 - 20 km/h bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 1 - 3 tháng; Chạy quá tốc độ trên 20 - 35 km/h bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng; Chạy quá tốc độ trên 35 km/h bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.
Đối với xe máy: Chạy quá tốc độ từ 5 - dưới 10 km/h bị phạt tiền từ 200-300.000 đồng; Chạy quá tốc độ từ 10 - 20 km/h bị phạt tiền từ 600.000 - 1 triệu đồng; Chạy quá tốc độ trên 20 - 35 km/h hoặc trên 35 km/h bị phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4 tháng.
Theo GTVT
Quảng Nam: Một tài xế ôtô có nồng độ cồn bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng Sáng 11/1, Trạm CSGT Thăng Bình (thuộc Phòng CSGT đường bộ- đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết, đơn vị đã phát hiện một tài xế điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở và tài xế này bị phạt tiền từ 30- 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép...