Các món trà trị sởi
Trà đầu hành – anh đào: Nguyên liệu: Đầu hành 1 cọng, hạt anh đào 30 g, đường trắng 30 g. Cách làm: Đầu hành, hạt anh đào lần lượt rửa sạch, cùng xay nhuyễn, hãm với nước sôi, đậy nắp nửa giờ, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, dùng liền 3-5 thang. Dùng trị sởi thời kỳ ủ bệnh.
Trà lô căn – liên kiều
Nguyên liệu: Lô căn 15 g, liên kiều 15 g, đường trắng 20 g. Cách làm: Hai vị thuốc cùng tán thô, cùng đường trắng cho vào ly, hãm với nước sôi, đậy nắp nửa giờ, dùng uống thay trà . Ngày 1 thang. Dùng chữa sởi thời kỳ ủ bệnh.
Trà tử thảo – phù bình
Nguyên liệu: Tử thảo 10 g, phù bình 3 g, địa phu tử 6 g, xác ve sầu 3 g. Cách làm: Các vị thuốc cùng tán thô, đậy nắp nửa giờ, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang. Dùng chữa sởi thời kỳ ủ bệnh.
Trà cà rốt – củ năng
Nguyên liệu: Cà rốt 100 g, củ năng 60 g, rau mùi (ngò rí) 30 g. Cách làm: Cà rốt, rau mùi rửa sạch, xắt nhuyễn; củ năng rửa sạch gọt vỏ xắt nhuyễn, sử dụng sau. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, thêm nước nấu, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, dùng liền 5 thang. Dùng chữa thời kỳ sởi mọc.
Cà rốt, rau mùi rửa sạch, xắt nhuyễn; củ năng rửa sạch gọt vỏ xắt nhuyễn, sử dụng sau. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, thêm nước nấu, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, dùng liền 5 thang. Dùng chữa thời kỳ sởi mọc. Ảnh minh hoạ.
Trà ngưu bàng tử
Nguyên liệu: Ngưu bàng tử 15 g, đường trắng 20 g. Cách làm: Ngưu bàng tử giã nhuyễn, cùng đường trắng cho vào ly, hãm với nước sôi, đậy nắp nửa giờ, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang. Dùng chữa thời kỳ sởi mọc.
Video đang HOT
Trà cải bẹ – rễ cỏ tranh
Nguyên liệu: Cải bẹ tươi 100 g, rễ cỏ tranh 50 g. Cách làm: Cải bẹ, rễ cỏ tranh rửa sạch, xắt nhuyễn, nấu nước, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, chia uống sáng và chiều. Dùng chữa thời kỳ sởi mọc và dự phòng.
Trà mạch động – ngọc trúc
Nguyên liệu: Sa sâm 10 g, mạch đông 10 g, thạch hộc 10 g, ngọc trúc 10 g, đậu ván 10 g, thiên hoa phấn 10 g, bách bộ 10 g, tử uyển 10 g, thần khúc 10 g. Cách làm: Các vị thuốc sắc 2 lần, lấy 2 nước trộn lại, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, chia uống sáng và chiều. Dùng chữa sởi thời kỳ hồi phục.
Trà dưỡng âm sinh tân
Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh tươi 15 g, sa sâm 10 g, mạch đông 10 g, thiên hoa phấn 10 g, lá tre 5 g, thạch hộc 10 g, cốc nha sống 10 g, mạch nha 10 g. Cách làm: Các vị thuốc sắc 2 lần, lấy 2 nước trộn lại, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, chia uống sáng và chiều. Dùng chữa sởi thời kỳ hồi phục.
Trà sừng trâu – sinh địa
Nguyên liệu: Sừng trâu 50 g, sinh địa tươi 50 g, thạch cao 50 g. Cách làm: Các vị thuốc sắc 2 lần, lấy 2 nước trộn lại, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, chia uống sáng và chiều. Dùng chữa ban sởi nặng, ban có màu tím, sạm hoặc chảy máu, sốt cao, hôn mê, co giật…
Trà đậu xanh – củ mài
Nguyên liệu: Đậu xanh 30 g, củ mài 20 g, bồ công anh 15 g, bản lam căn 15 g. Cách làm: Các vị thuốc sắc 2 lần, lấy 2 nước trộn lại, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang, chia uống sáng và chiều. Dùng chữa bệnh sởi nặng.
Trà sâm kỳ – phụ tử
Nguyên liệu: Đảng sâm 25 g, hoàng kỳ 25 g, phụ tử 15 g, quất bì 10 g. Cách làm: Các vị thuốc cùng tán thô, cho vào ly, hãm với nước sôi, đậy nắp nửa giờ, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang. Dùng chữa sởi tấn công bên trong, có triệu chứng sởi mọc chậm, người bệnh lơ mơ, co giật, tay chân lạnh giá.
Trà tử thảo – cát cánh
Nguyên liệu: Tử thảo 10 g, cát cánh 10 g, phòng phong 10 g, cam thảo 9 g. Cách làm: Các vị thuốc tán thô, cho vào ly, hãm với nước sôi, đậy nắp nửa giờ, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang. Dùng chữa sởi không mọc hoặc mọc ra mau lặn.
Trà đường tử thảo
Nguyên liệu: Đường trắng 20 g, tử thảo 5 g. Cách làm: Tử thảo tán thô, cùng đường trắng cho vào ly, hãm với nước sôi, đậy nắp nửa giờ, dùng uống thay trà. Ngày 1 thang. Dùng chữa trẻ em bệnh sởi không mọc và phòng ngừa bệnh sởi.
Theo PNO
Trà dược cho người gan nhiễm mỡ
Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng "tích tụ".
Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
Người bị gan nhiễm mỡ nên dùng một trong những loại trà dược sau đây:
Bài 1: Trà khô 3g, trạch tả 15g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loại lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycerid và lipoprotein có tỷ trọng thấp góp phần phòng chống tình trạng vữa xơ động mạch.
Trà khô
Bài 2: Trà khô 2g, uất kim 10g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g, mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày. Có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt.
Bài 3: Trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10g, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà. Có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hàng ngày cũng tốt.
Bài 4: Rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống hàng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.
Bài 5: Trà tươi 30g, sinh sơn tra 10 - 15g. Hai vị hãm nước sôi uống hàng ngày. Có công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.
Hoa trà
Bài 6: Hoa trà 2g, trần bì 2g, bạch linh 5g. Ba thứ thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tỳ hóa thấp, lợi niệu trừ đàm.
Lưu ý: Người bị gan nhiễm mỡ không nên dùng đồ uống kích thích như rượu, cà phê, trà đặc...
Theo Eva
Khám phá công dụng của trà hoa dâm bụt Uống một tách trà sau bữa ăn sẽ làm giảm hấp thu carbohydrate và giúp giảm cân. Trà hoa dâm bụt (trà Hibiscus) là một loại trà thảo dược được pha bằng cách cho cánh hoa dâm bụt khô vào nước nóng ngâm khoảng 10-20 phút để uống. Trà hoa dâm bụt có vị chua cay, giống như quả nam việt quất, nên...