Các món canh và món uống cho ngày đông
Su hào, rau cần, cải cúc vào vụ đông ở độ ngon và rẻ nên được nhiều bà nội trợ ưu ái đưa vào thực đơn món canh bồi bổ sức khỏe ngày lạnh. Bên cạnh đó, cần…
Một bát canh nóng hổi với su hào vào đông giòn ngọt, sườn róc xương béo ngậy, nước canh hài hòa vị sẽ giúp bữa cơm gia đình trở nên hấp dẫn hơn.
Cách làm khá đơn giản: Sườn sau khi chần sơ, rửa sạch thì đem ninh mềm, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt cho nước trong. Su hào gọt bỏ vỏ, thái con chì, cà rốt tỉa hoa rồi cho vào ninh cùng sườn. Khi đạt độ mềm theo sở thích thì nêm nếm lại mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Cuối cùng rắc chút hành lá, rau mùi và múc ra tô thưởng thức nóng.
1. Canh su hào nấu sườn
Chú ý cách chọn su hào non với các dấu hiệu nhận diện như củ vừa phải, cầm nặng tay, vỏ màu xanh đậm, lá bám vào củ xanh mướt. Su hào ngoài nấu canh với sườn thì nấu cá cũng ngọt nước và vị dân dã.
Canh cá nấu rau cần là món ăn dân dã, phổ biến ở nhiều tỉnh Bắc Bộ vào tiết trời se lạnh khi rau cần vào vụ.
Món này hay dùng đầu cá trắm. Đầu cá sau khi làm sạch mang, chà xát chanh và muối hạt rửa sạch rồi rán sơ khử mùi tanh rồi ướp chút mắm, muối, hạt tiêu cho đậm đà. Rau cần nhặt sạch, bỏ bớt lá rồi vặn cho ra tinh dầu thơm và nhanh chín. Phi thơm hành khô, cho cà chua vào xào sơ tạo màu, đổ lượng nước vừa dùng rồi đun sôi cho đầu cá vào ninh cho ngọt nước.
2. Canh cá nấu rau cần
Để tạo vị chua dân dã thì dùng khế hoặc quả dọc nướng chín. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi thêm rau cần, đảo đều. Khi nước sôi lại thì thêm thì là, hành lá, ớt và múc ra thưởng thức nóng.
Đây là món ăn quý của người Tày ở Lào Cai khi tiếp đãi khách quý hoặc để bồi bổ, giải cảm rất tốt khi thời tiết thu đông dễ ốm. Gà sau khi sơ chế sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp chút mắm muối cùng chút gừng đập dập cho thấm vị. Sau đó, phi thơm hành cho thịt gà vào xào săn, đổ nước dùng gà (ninh từ cổ cánh) vào xâm xấp bề mặt rồi ninh ở lửa nhỏ vừa trong 20 – 25 phút.
Video đang HOT
3. Canh gà lá gừng non
Khi nước canh gà chuyển màu vàng óng quyện mùi thơm của gừng thì cho lá gừng non vào đảo đều, rắc chút hạt tiêu (hoặc có hạt dổi càng thơm ngon) cho dậy hương rồi múc ra thưởng thức nóng. Một bát canh nóng với thịt gà bên ngoài da vẫn giòn dai, thịt bên trong mềm ngọt, nước canh sóng sánh ánh vàng, dậy mùi thơm đặc trưng lá gừng non nhanh chóng làm ấm cơ thể, giúp hồi phục sức khỏe.
Với nguyên liệu và cách làm đơn giản, canh cải cúc thịt nạc băm vừa giúp đưa cơm lại vừa đủ dinh dưỡng. Chọn rau cải cúc xanh nón với các dấu hiệu nhận biết như lá tươi, màu xanh đậm, không bị dập nát, bấm nhẹ vào mềm, cọng vừa phải. Đừng chọn cọng to dài quá là rau đã già. Sau đó, nhặt và rửa sạch cải cúc rồi để ráo nước. Phi thơm hành khô, cho thịt nạc băm (hoặc xay) đã ướp vào xào cho săn lại. Thêm lượng nước vừa đủ rồi đun sôi, hớt bỏ bọt. Khi thịt mềm tiết ra nước canh ngọt thì tăng lửa, cho rau cải cúc vào nhấn chìm xuống cho rau xanh. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
4. Canh cải cúc thịt nạc
Vì rau cải cúc nhanh chín nên chỉ cần nước sôi bùng lại một chút là tắt bếp. Một bát canh đạt yêu cầu là rau cải cúc chín tới vừa giòn vừa mềm xanh mướt, nước canh ngọt, thịt mềm, thoảng mùi cải cúc đặc trưng.
Cá khoai (một số vùng gọi là cá cháo) có hình dáng tựa củ khoai lang đã gọt vỏ, màu trắng trong, thân mềm. Mùa cá khoai bắt đầu từ tháng 9 cho đến tháng 2 âm lịch và có nhiều ở vùng biển Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Món canh phổ biến được yêu thích là canh chua cá khoai. Cá khoai cắt đầu, rút ruột, bóc bỏ phần trắng bên trong bụng, rửa sạch cùng chanh vừa giúp khử tanh vừa giúp đanh cá hơn, để ráo rồi ướp chút mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu cùng nước cốt nghệ.
5. Canh chua cá khoai
Phi thơm hành, cho 1/2 lượng cà chua vào xào tạo màu, thêm dứa và lượng nước vừa đủ. Khi nước sôi, cho cá khoai và số cà chua bổ múi cau còn lại vào. Khi nấu chú ý không đảo để tránh nát cá. Khi cá chuyển sang màu trắng là đã chín, cho thì là, rau ngổ, hành lá và ớt vào là được. Vắt thêm chút nước cốt chanh vào và thưởng thức nóng. Bát canh với cá khoai trắng mềm, vị ngọt tự nhiên, vị chua nhẹ, ngọt thanh, dậy mùi thơm của thì là, hành lá. Món này ăn nóng nhanh chóng xua tan giá lạnh của mùa đông.
Những đồ uống giúp giữ nhiệt cho cơ thể vào mùa đông
Trà xanh
Theo các nhà khoa học, trong lá trà chứa hơn 300 loại thành phần hóa học chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống béo phì, giúp da trắng mịn. Trong trà xanh có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa tế bào ung thư vú, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư phổi. Trong những ngày đông lạnh, không gì tuyệt vời hơn là nhâm nhi cốc trà nóng để cơ thể ấm áp hơn.
Trà bạc hà
Lá bạc hà chứa vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, trà bạc hà có thể giúp chống lại một số bệnh thông thường mùa đông như cảm lạnh, ho khan, cảm cúm… Một ly trà bạc hà hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Trà hoa cúc
Một tách trà hoa cúc trắng sẽ giúp bạn chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt… Trà hoa cúc vàng cũng thường dùng trong phòng cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp…
Trà gừng
Vào mùa đông, trà gừng sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Uống đều đặn 2-4 tách trà gừng sẽ có tác dụng thông xoang, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường thở. Gừng có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Bên cạnh đó, trà gừng tốt cho sức khỏe dạ dày, chống đầy hơi, tiêu hóa kém, thậm chí cả ung thư ruột.
Sữa đậu nành nóng
Sữa đậu nành không chỉ giàu protein và vitamin A, B… rất tốt cho phụ nữ mà còn có tác dụng giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, đậu nành mang tính hàn, dễ gây tình trạng khó tiêu. Những người bị bệnh dạ dày và thận yếu không nên uống nhiều.
Nước chanh gừng, mật ong
Bạn có thể dùng nước chanh tươi mật ong, gừng cho những ngày giá lạnh. Chanh tươi và mật ong là 2 loại thực phẩm phòng và chống ho khan, ho có đờm hiệu quả. Bạn chỉ cần pha nước chanh với gừng ấm rồi cho thêm 1 thìa nhỏ mật ong vào, khuấy đều lên là có một thức uống bổ dưỡng giữ nhiệt cho cơ thể.
Nước cam nóng
Cho nước cam, mẩu quế nhỏ, vài bông hoa đinh hương, một ít nước nguyên chất vào xoong nhỏ, để lửa nhỏ và đun trong khoảng 15 phút. Vớt quế và hoa đinh hương ra trước khi uống.
Sôcôla nóng
Theo một nghiên cứu dinh dưỡng, sôcôla có khả năng giữ ấm cơ thể rất tốt trong những ngày lạnh. Sôcôla làm cho các tế bào máu bớt nhạy cảm hơn với các gốc tự do và nhiệt độ thấp, do đó sẽ không bị nhiễm lạnh. Có thể ăn sôcôla hay uống 1 cốc sôcôla nóng mỗi ngày để giữ ấm cơ thể và còn tăng cường sức khỏe.
Uống sữa ấm
Một cốc sữa ấm nóng hoặc mật ong trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức giấc rất tốt cho đường hô hấp và giữ thân nhiệt, đặc biệt với trẻ nhỏ. Sữa rất giàu canxi, uống sữa trước khi đi ngủ có thể thúc đẩy hấp thụ canxi. Protein trong sữa giúp đốt cháy lượng mỡ thừa của cơ thể.
Hướng dẫn ăn lẩu mùa đông đúng cách
Mùa đông lạnh giá đã đến, đây là lúc rất thích hợp để ngời bên nồi lẩu nóng nghi ngut khói nhưng ăn lẩu như thế nào mới có tốt cho sức khoẻ?
1. Nên có nhiều rau xanh
Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể "tiêu trừ" dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hoà, trừ nóng và giải độc.
Trước hoặc sau khi ăn lẩu có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước hoa quả để giải nhiệt chơ cơ thể. Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì thạch cao trong đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát.
2. Những người nên "kiêng"
Lẩu cay thường gây tổn thương rất lớn đến dạ dày, đặc biệt là những người có dạ dày và lá lách yếu thì chỉ nên ăn lẩu hải sản "thanh đạm" hoặc lẩu nấm.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.
3. Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 - 2 tuần ăn một lần là được.
Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.
4. Nên ăn thêm cơm
Những người "nghiện" lẩu cũng thường ít ăn cơm. Trong khi các món lẩu rất giàu protein và chất béo. Việc ăn thêm cơm trong mỗi bữa lẩu sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng.
Thực đơn 4 món ấm bụng cho ngày rét đậm rét hại, cả nhà xuýt xoa khen tới tấp Cánh gà chiên tiêu, móng giò ninh măng khô,... chắc hẳn sẽ là những món ăn thơm ngon vô cùng hấp dẫn mỗi khi trời lạnh. Cánh gà chiên hạt tiêu Nguyên liệu chuẩn bị: 10 cánh gà (phần đùi cánh)1 muỗng nhỏ canh bột mỳ Gia vị: 1 muỗng cà phê hạt tiêu đen, 1 tỏi & 1 củ hành tím bằm...