Các món bún trứ danh của Việt Nam
Chính những món ăn bình dị này lại mang trong mình các đặc sắc, tinh tế của ẩm thực nước ta. Nếu ai đã từng có dịp đi qua 3 miền đất nước và thưởng thức các món bún, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự đa dạng rất thú vị về ẩm thực Việt Nam được thể hiện trong món ăn bình dị này.
Sự pha trộn khéo léo cùng với việc phong phú về nguyên liệu đã tạo nên các món bún nổi tiếng làm say lòng người ở ba miền.
Bún bò Huế
Dừng chân nơi xứ Huế, ta có cảm giác thời gian như dần lắng đọng. Vào buổi chiều bên sông Hương, đâu đây có tiếng ngâm nga những câu thơ từ những gánh hàng rong:
Ôi chao mê lắm bún bò ơi
Ngồi ” quất ” hai tô sướng đã đời !
Gân nạc thái thăn ăn thích quá
Thịt giò hầm kỹ xực mê tơi
Cong cong bao cọng bún tươi trắng
Lấm chấm chút màu ớt đỏ ngời
Video đang HOT
Đặc sản bình dân người xứ Huế
Quá ngon thấy bán khắp nơi nơi!
Theo một nguồn tài liệu, tô bún bò được xem là một biểu tượng của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẫn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Một điều đặc biệt trong chế biến món ăn này đó là người Huế dùng sả để “chuyên trị” thịt bò thay vì dùng ngũ vị hương như ở miền Bắc.
Miếng thịt bò trong tô bún luôn được thái mỏng nhìn rõ những thớ gân trắng trong tương phản màu sắc bên những cọng bún to sợi, tròn trắng ngần như những đồng bạc hoa xòe. Lớp váng nước lèo sả bằm, ớt xào chung với hạt điều vàng óng sóng sánh phủ lên bề mặt tô bún thật hấp dẫn, thêm chút hành lá và nhất là một gốc xả nấu chín cho đậm đà hương sắc là điều không thể thiếu trong tô.
Nấu bún bò quan trọng nhất là phải biết kiên nhẫn, muốn ngon và nước trong thì chớ để lửa to, chịu khó hớt bọt, không nên ngâm sả lâu trong nước bún vì sẽ như vậy sẽ làm cho nước dùng chát. Nước dùng của bún bò Huế ngon ở sự kỳ công trong cách chế biến, xương được ninh nhừ trong nhiều giờ đồng hồ, lại thêm giò heo, thịt bò, đường trắng hầm cùng tạo nên vị ngọt vừa thơm vừa dịu.
Bún tôm Bình Định
Bún tôm Phù Mỹ, Bình Định có từ khá lâu. Những người già kể lại rằng, ngày xưa đầm Châu Trúc rất nhiều tôm cá, người dân đánh bắt và đem muối mắm hoặc phơi khô để ăn dần. Nhưng rồi ăn mãi cũng chán, người ta chuyển qua chế biến tôm tươi để nấu nước ăn với bún. Từ đó, món bún tôm ra đời và trở thành một món ăn đặc trưng nơi xứ biển.
Tôm tươi sau khi được “tuyển” bỏ vào cối giã cho đến khi mềm nhuyễn rồi được ướp với các loại gia vị để tạo hương vị. Nhiều người sành ăn còn cho thêm lòng đỏ trứng gà và một ít rượu trắng để cho màu sắc của tôm thêm đậm đà đẹp mắt. Gạo để làm bún cũng phải được chế biến công phu, được ngâm theo một công thức riêng sao cho khi xay ra thành bột phải đảm bảo”trắng – mịn – dẻo”. Sợi bún làm ra phải không được quá mềm, không được quá dai và còn phảng phất hương vị của gạo.
Tô bún ngon vừa có cái vị ngọt thanh của tôm tươi, vị ngọt đậm đà của bún, mùi thơm đặc trưng của lá quế, vị cay xè của ớt kim, vị chua chua của chanh, tất cả tạo nên một mùi vị rất riêng.
Theo những người sành ăn, bún thang là một món phối trộn của vị – sắc và hương. Có người nói sở dĩ gọi là “bún thang” bởi lẽ các nguyên liệu trong đây được chắt chiu, sửa soạn đến hàng tiếng đồng hồ với đầy đủ các chất dinh dưỡng nên “thang” có nghĩa là “thang thuốc bổ”. Nhưng lại có người cho rằng, cái tên bún thang bởi bát bún được làm giống như là bốc thuốc vậy, mỗi thứ một ít, một ít rồi hợp lại thành một hương vị rất riêng, ngọt và đậm chất bổ dưỡng.
Quả thật, cách chế biến bún thang rất cầu kỳ. Nước dùng của bún phải yêu cầu đủ độ trong và ngọt thanh. Sự tổng hợp của nước luộc gà, thêm chút tôm tươi, nấm hương thơm, hành tím và gừng nướng sẽ giúp món ăn dậy mùi hấp dẫn.
Ở một số hàng, người nấu còn dùng cả mực khô hoặc sá sùng, một loại giun cát nổi tiếng ở vùng Quảng Ninh, Hải Phòng để nước dùng thêm ngon ngọt. Khi ăn có thể cho thêm chút dấm, ớt, mắm tôm hoặc chấm một chút tinh dầu cà cuống.
Việt Nam là đất nước của lúa gạo, con người lớn lên cùng hạt gạo, nền văn hóa của ta cũng từ hạt gạo mà phát triển ra. Các món bún gạo trên khắp mọi miền đất nước, tuy mỗi nơi một vẻ, được nấu lại theo một cảm nhận riêng, nhưng đều đọng lại ít nhiều cái tinh túy của tâm hồn ẩm thực người Việt.
Theo TNO
Một vòng bún cá
Bởi cái vạt duyên hải kéo dài là đặc trưng của xứ mình nên đi đâu cũng thấy ê hề cá tôm cùng biết bao món ngon mang danh đặc sản. Chẳng cần nói đâu xa, chứ ngay như món bún cá, từ Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang cho tới tận Châu Đốc, nơi nào cũng có và nơi nào cũng tự hào đây là đặc sản của riêng mình.
Gom chung lại thì có vẻ giống nhau đó, nhưng phải ăn rồi mới thấy được sự khác biệt cũng tinh tế hết sức. Người không có lập trường ăn uống mang nặng tính địa phương thì ăn món nào cũng dễ xiêu lòng được hết!
Tô bún cá Đà Nẵng đầy màu sắc với các loại bí đỏ, măng tây, cà chua hỗ trợ
Nếu ăn thử một tô bún cá Đà Nẵng, bạn sẽ rất nhớ "cả thanh lẫn sắc" của nó. Để nấu nước bún, đầu bếp phải dùng xương cá hầm cho ngọt nước. Rồi sau đó cho thêm các loại củ quả như: bí đỏ, bắp cải, dứa thơm, cà chua và măng tươi. Bên cạnh đó, nước lèo của bún cá Đà Nẵng còn được nêm ruốc, vừa ngọt lại không có vị tanh. Cá được chọn để nấu bún là cá thu ngừ hoặc cá cờ nên rất béo và thơm. Bên cạnh một tô bún cá, người Đà Nẵng lúc nào cũng phải có một đĩa rau ghém ăn kèm như xà lách, bắp chuối bào, giá sống, rau thơm. Đặc biệt nữa là chén hành tím ngâm giấm, nước mắm pha chua ngọt và ớt bằm cho khách xuýt xoa chơi.
Người Nha Trang thì say sưa với món bún cá dầm. Thoạt nhìn qua, món bún cá dầm của Nha Trang cũng từa tựa như bún cá nói chung của người miền Trung. So với bún cá ở các miền khác thì có vẻ nước lèo của bún cá Nha Trang là trong nhất, nhưng đừng vì nhìn thấy nước lèo trong mà nhầm chúng nhạt nhẽo. Thành phần chính của món ăn là các loại cá biển đặc trưng ở vùng đất này như: cá thu, cá ngừ, cá cờ... Cá phải được luộc chín, bỏ da và xương, thịt cá thì thái sẵn thành từng miếng vừa ăn. Ngoài thịt cá, có thể xuất hiện chả cá hoặc thịt sứa để tăng vị độc đáo. Nha Trang giống với Đà Nẵng ở chỗ dùng bún sợi nhỏ nhưng không dùng nước mắm chua ngọt mà pha mắm mặn và kèm với ớt tươi bằm hoặc xay nhuyễn.
Bún cá Châu Đốc dùng cá lóc, thêm nghệ vàng và kết hợp thịt heo quay theo cách ăn của người Khmer
Còn mà về tới Châu Đốc, vị của tô bún cá đã đổi khác rất nhiều theo cách ăn của người Khmer, cá để nấu bún ở vùng này người ta dùng cá lóc đồng thay vì cá biển. Nước lèo cũng chính là nước luộc cá rồi nấu nên ngọt và thơm theo đúng mùi vị, cộng thêm một chút nghệ tươi làm cả tô bún có màu vàng ruộm. Nghệ khiến cho khi ăn thấy nước hơi cay nhưng lúc dịu và ấm khi nuốt vô. Tô bún cá Châu Đốc không chỉ có cá mà còn có sự "liên minh" của thịt heo quay, bún thì dùng sợi to và đục hơn hẳn. Cũng cùng một kiểu ăn, hễ có tô bún thì phải có đĩa rau ăn kèm bên cạnh. Nhưng bún cá Châu Đốc thì ăn với sản vật đặc trưng xứ kênh ngòi như cọng súng, rau muống, rau răm và đặc biệt là bông điên điển nhằng nhặng đắng. Còn nhớ có bữa làm một tour đi thăm Trà Sư, Bảy Núi, tôi cùng đám bạn không quên ghé vào chợ Châu Đốc chén một tô bún cá mặc dù trời chiều còn nóng hầm hầm.
Sống ở Sài Gòn, bây giờ bạn sẽ thấy mình may mắn vì muốn thử đặc sản miền nào cũng có và dễ dàng lắm. Chẳng hạn thèm bún cá Đà Nẵng bạn chỉ cần xách xe chạy qua đường Trương Quyền nằm ngay quận 3 là được ngay "một vé về tuổi thơ" với quán Ngon Như Bún. Hoặc cách đó không xa, ngay góc ngã tư Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng là quán bún cá Châu Đốc, tuy khiêm tốn là một quán lề đường nhưng có tiếng cũng đã lâu. Đặc sản Nha Trang thì lại còn nhiều nữa, chỉ đợi một cái dạ nhiệt tình tìm đến mà thôi!
Theo TNO
[Chế biến] - Bún cá rô Bún cá rô là món ăn sáng và thanh mát của người Hà Nội. Sợi bún mềm, miếng cá dán giòn, mùi thì là quyện cùng nước cốt xương. Cách làm bún cá cũng không quá khó, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau. Nguyên liệu: - 2 - 3 con cá rô phi loại to - Một bó rau cần -...