Các mẹo bảo dưỡng tốt nhất cho xe ô tô
Bảo dưỡng ô tô thường xuyên đã được chứng minh là phương pháp tốt nhất để tăng hiệu suất hoạt động cũng như nâng cao độ bền, sự an toàn.
Dưới đây là những mẹo bảo dưỡng xe tốt nhất mà hãng xe Nhật Bản Toyota khuyên cáo:
Tuân thủ theo sổ tay bảo dưỡng
Các chủ xe cần thực hiện theo các hướng dẫn được đề cập trong sổ tay bảo dưỡng xe dành cho khách hàng. Lịch trình này thường áp dụng theo số km hoặc theo thời gian.
Lịch bảo dưỡng sẽ phụ thuộc vào từng mẫu xe. Tuy nhiên, mốc bảo dưỡng trung bình là sau 6 tháng hoặc sau khoảng hơn 5.000 km lái xe.
Tuân theo lịch trình bảo dưỡng của hãng
Sau khoảng thời gian 6 tháng, khi đưa đi bảo dưỡng, chiếc xe sẽ được đánh giá chuyên môn đối với các bộ phận khác nhau và chức năng của chúng gồm mức dầu, kiểm tra áp suất lốp, kiểm tra phanh và lốp…
Lần kiểm tra chi tiết và toàn diện tiếp theo cho xe Toyota là sau 18 tháng. Các bộ phận được kiểm tra có chi tiết trong số tay bảo dưỡng của chủ xe.
Giữ xe sạch sẽ
Bất kỳ quá trình bảo dưỡng ô tô nào cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cách chủ xe “đối xử” với xe của mình. Một chiếc xe được bảo dưỡng thường xuyên sẽ ít gặp rủi ro bất ngờ hơn khi các bộ phận riêng lẻ của nó được chăm sóc tốt.
Thường xuyên vệ sinh xe ô tô không chỉ giúp xe sạch sẽ mà còn luôn vận hành tốt
Bụi bẩn trong quá trình di chuyển sẽ bám lại trên bề mặt ô tô, gây nên rỉ sét và ăn mòn chất lượng của lớp sơn xe. Để duy trì vẻ ngoài của xe, chủ xe nên giữ nó luôn sáng đẹp như ngày mới mua bằng cách rửa và vệ sinh xe thường xuyên.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc giữ cho không gian nội thất bên trong sạch sẽ và gọn gàng cũng quan trọng. Chủ xe nên thường xuyên làm sạch bảng điều khiển, sàn xe, ghế bọc, tay cầm cũng như kính để duy trì chất lượng sử dụng của xe.
Làm sạch nội thất và giữ gọn gàng không gian trong xe
Mẹo này đặc biệt quan trọng khi chủ xe muốn giữ giá trị của ô tô khi bán lại. Giá trị của chiếc xe sẽ giảm dần theo tổng thể của nó, cả về động cơ, nội thất và ngoại hình xe.
Tuân theo các quy trình kiểm tra xe thích hợp
Chủ xe nên thường xuyên kiểm tra các bộ phận quan trọng như má phanh, ắc quy, bugi, lốp và áp suất… Dù chỉ một lỗi nhỏ bị bỏ qua cũng có thể gây rắc rối trong quá trình chạy xe sau này.
Dầu động cơ là một chất lỏng thiết yếu giúp bôi trơn và bảo vệ động cơ cùng các bộ phận liên quan, tránh hao mòn do chuyển động liên tục.
Các chất lỏng quan trọng dùng trên xe cần được kiểm tra thường xuyên
Các chất lỏng quan trọng khác trong xe bao gồm chất làm mát, dầu phanh, nước rửa kính chắn gió, dầu hộp số, dầu trợ lực lái, chất tẩy rửa…cũng cần chú ý kiểm tra và đảm bảo chúng luôn ở mức phù hợp yêu cầu, tránh rơi vào tình huống xấu khi để bị hết hoặc thiếu.
Hiểu rõ về xe ô tô của mình
Các mẫu xe hơi đều có những điểm khác nhau về nhiều mặt như thiết kế, công nghệ, phụ tùng… Do đó, chủ xe cần có kiến thức về ô tô nói của mình như tìm hiểu về hệ thống đèn cảnh báo của xe. Ví dụ như thông báo một số lỗi về hệ thống làm mát hoặc áp suất lốp thấp, hay cần thiết phải thay dầu nhớt cho xe.
Ý nghĩa các ký hiệu đèn cảnh báo trên ô tô
Chủ xe cần phải làm quen với các cách kiểm tra cơ bản như mức dầu động cơ, vòng tua máy, áp suất lốp và ắc quy…
Làm sạch các bộ lọc của xe thường xuyên
Để ô tô có thể hoạt động bình thường, giữ sạch sẽ “bộ hít thở” là điều vô cùng quan trọng.
Khi xe di chuyển, không khí sẽ đi vào đầu xe và sau đó qua bộ lọc gió để nạp vào buồng đốt động cơ. Bất kỳ mảnh vụn hoặc chất gây ô nhiễm nào bị mắc kẹt trong bộ lọc có thể khiến quá trình này không ổn định, gây mất hiệu suất hoạt động động cơ.
Luôn giữ hệ thống bộ lọc của xe sạch sẽ. Trong ảnh là bộ lọc gió động cơ.
Đối với lọc gió điều hòa, việc quá bẩn cũng làm luồng không khí không được lưu thông hiệu quả hoặc làm lan tỏa trong cabin những vi khuẩn hoặc mùi có hại cho sức khỏe.
Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra các bộ lọc và làm sạch hoặc thay thế khi cần thiết.
Che đậy ô tô là điều cần thiết
Che chắn ô tô khi không sử dụng
Trong trường hợp không có nhà để xe, chủ xe cần phải che đậy ô tô khi không sử dụng. Khi đỗ xe dưới gốc cây hoặc tại các khu vực trống trải, các chất bẩn như mưa, bụi, phân chim, nhựa cây… có thể tích tụ lâu ngày trên bề mặt xe và làm hư hỏng ngoại thất của xe những như gây khó khăn khi vệ sịnh sau này.
Mitsubishi Attrage cháy khoang nội thất, hãng kết luận thế nào?
Theo kết luận được Mitsubishi Motors Việt Nam đưa ra, chiếc xe Attrage bị cháy cách đây 3 tháng không do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất, điều này trái ngược hoàn toàn với kết quả của giám định độc lập trước đây.
Chiếc xe Mitsubishi Attrage bị cháy hồi tháng 7.
Vụ việc chiếc xe Mitsubishi Attrage bị cháy khoang nội thất giữa trưa nắng đã gây ra nhiều khúc mắc giữa khách hàng với đại lý và hãng xe, dù đã có kết quả giám định độc lập của bên thứ ba nhưng vẫn phải chờ Mitsubishi Motors Việt Nam (MMV) kiểm tra xe và đưa ra kết luận cuối cùng.
Sau khi nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan, bắt đầu từ tháng 10, MMV đã trực tiếp thực hiện giám định chiếc xe bị cháy trong khoảng 3 tuần và mới đây đã có kết quả điều tra.
Theo đó, công văn được đại lý Mitsubishi Trung Thượng gửi cho đại diện chủ xe (anh Lê Trường Giang) thông báo về kết luận của MMV, nêu rõ: "Không phát hiện có vết cháy xung quanh phía mặt trong hộp chứa đồ như là các dây điện, cũng không có 'dấu vết tia lửa' hoặc 'dấu nhiệt" trên chi tiết được gọi là 'khay chứa chìa khóa keyslot' cùng với không có hư hỏng nào trên các sợi dây đồng".
Khoang nội thất bị cháy của chiếc Mitsubishi Attrage.
Đồng thời, hãng xe Nhật Bản cũng cho biết, các chi tiết bên ngoài hộp chứa đồ bao gồm ngăn chứa cốc nước không thể gây bắt lửa. Do đó, MMV nhận định rằng sự cố nhiệt được gây ra do yếu tố bên ngoài.
Về phần khay chìa khóa, bộ phận này chỉ để kiểm tra chức năng nhận diện chìa khóa - Immobilizer - với cường độ dòng điện nhỏ hơn 0,1A và thời gian kiểm tra dưới 0,1 giây. Về mặt kỹ thuật, dòng điện chỉ có khi người sử dụng nhấn nút khởi động. Trong khi đó, bình ắc quy không cấp điện cho khay chứa chìa khóa khi động cơ không hoạt động.
Với các lý do trên, MMV kết luận: "Sự cố nhiệt này không xảy ra do bất kỳ lỗi cơ khí, thiết kế và sản xuất nào bên trong xe"; và xét theo chính sách của hãng được đề cập trong Sổ tay hướng dẫn sử dụng xe, "điều này không được chấp thuận như là trường hợp được bảo hành".
Đến ngày 9/9, chiếc xe vẫn được niêm phòng và cất giữ tại đại lý Mitsubishi Trung Thượng.
Tuy nhiên, kết luận trên của MMV gần như trái ngược hoàn toàn với nguyên nhân được bên thứ ba giám định độc lập - công ty Xác thực Ngôi sao - đưa ra trước đây. Đây là đơn vị được hãng bảo hiểm VNI và đại diện chủ xe thống nhất mời thực hiện điều tra nguyên nhân.
Theo đó, vào ngày 20/8, dưới sự chứng kiến của các đại diện chủ xe, nhà phân phối Trung Thượng, MMV và bảo hiểm VNI, giám định viên của bên thứ 3 đã đến ghi nhận, chụp ảnh và thu hồi mẫu vật để đem về công ty và tiến hành điều tra nguyên nhân.
Đến ngày 7/9, công ty Xác thực Ngôi sao đã chính thức có văn bản trả lời yêu cầu giám định với chiếc xe Mitsubishi Attrage bị cháy, nguyên nhân được xác định "do tăng điển trở tiếp xúc (tiếp xúc điện kém) tại giắc cắm điện của thiết bị đang hoạt động (theo tài liệu cung cấp của Mitsubishi Trung Thượng là khay chìa khóa - Key Slot), phát nhiệt gây cháy vỏ dây dẫn và vỏ nhựa, sau đó cháy lan ra xung quanh dẫn đến vụ cháy".
Trong khi đó, điểm khởi phát của vụ cháy "nằm tại vị trí phía trước hộc để hai chai nước (trước cần số), phía sau hộp táp lô, phía trên tấm lót sàn xe bằng sợi vải, khu vực giữa ghế lái và ghế phụ".
Do các kết luận của MMV và giám định độc lập có rất nhiều điểm khác biệt, hướng đến những nguyên nhân cháy khác nhau nên sẽ còn nhiều tranh cãi giữa hai đơn vị này. Đồng thời, chủ xe phải tiếp tục chờ đợi mòn mỏi để chiếc Mitsubishi Attrage bị cháy từ lâu được giải quyết chính thức.
Những lưu ý sau khi để ô tô ngập trong bùn lầy Sau khi nước lũ rút, chủ xe cần vệ sinh và thay thế một số bộ phận trên xe để tránh gây hư hỏng. Thời điểm này, các tỉnh khu vực miền Trung đang bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt cùng với cơn bão số 9. Theo đó, nhiều người dân bị nước lũ ngập vào nha, nhiều xe ô tô...