Các mẹ đang nuôi con nên lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữa
Sữa mẹ là thức ăn duy nhất cho trẻ, không cho trẻ ăn thêm bất kỳ một loại sữa gì cũng như bất kỳ thức ăn nào khác. Để đảm bảo trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ từ 4 đến 6 tháng sau khi sinh thì việc chăm sóc sức khỏe cho người mẹ là vô cùng quan trọng.
Mẹ nào cũng muốn có đủ sữa nuôi con hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên không phải cứ muốn là được vì có rất nhiều yếu tốc tác động gây ảnh hưởng đến sự tiết sữa của mẹ:
Trong thời gian bú mẹ nếu trẻ bú bình (kể cả sữa mẹ trong bình) thì dần dần sẽ bỏ bú mẹ vì bú bình đầu vú cao su thường dài nên trẻ chỉ bú núm vú, mút vú không cần ngậm bắt vú đúng vẫn có thể hút sữa dễ dàng. Bú bình sẽ làm giảm sự tiết sữa của bà mẹ. Tuy nhiên, có thể tập cho trẻ bú mẹ trở lại như trước bằng cách cho trẻ ăn sữa bằng cốc hoặc đổ thìa rồi tập dần cho trẻ bú mẹ đúng cách.
Ở những bà mẹ suy dinh dưỡng nặng thường tiết sữa ít. Vì vậy, trong thời gian cho con bú bà mẹ cần ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài chế độ ăn bình thường, mỗi ngày ăn thêm 2-3 bát cơm, thêm thịt cá, trứng hoặc đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Hạn chế ăn các loại gia vị (hành tỏi, ớt, hạt tiêu) vì có thể qua sữa gây mùi vị khó chịu, trẻ bú mẹ ít. Cần lưu ý uống đủ nước 1,5-2 lít/ ngày.
Sang chấn tâm lý:
Nếu bà mẹ bị stress, lo lắng, thiếu niềm tin thì sẽ hạn chế hoạt động của phản xạ tống sữa mặc dù sữa vẫn có trong vú. Do vậy cần có sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng giúp đỡ bà mẹ cho con bú, tạo điều kiện để bà mẹ sống thoải mái, tự tin, có sức khỏe, có thời gian chăm sóc trẻ giúp cho sự tiết sữa tốt.
Video đang HOT
Sử dụng thuốc:
Một số thuốc qua sữa có thể gây ngộ độc cho trẻ hoặc làm giảm sự tiết sữa như: thuốc tránh thai tổng hợp, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid… Vì vậy, khi cho con bú nên hạn chế dùng thuốc, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Một số gợi ý giúp tạo không khí và trạng thái tinh thần tốt cho mẹ:
- Tìm một nơi an toàn, thoải mái để cho trẻ bú, bật nhạc thư giãn và hít thở sâu đều vài hơi, thả lỏng cơ thể. Tránh tiếp xúc với các kích thích khác trong khi đang cho trẻ bú như là: điện thoại…
- Nếu bạn cho trẻ bú ở nơi công cộng, nơi mà bạn cảm thấy không thoải mái khi cho trẻ bú, bạn có thể phủ một chiếc khăn quàng lên vai và che cho bé đang bú.
- Hãy tạo dựng mối quan hệ với những bà mẹ cho con bú hoặc những người động viên bạn cho bé bú.
- Tránh tiếp xúc với những người khuyên bạn không cho trẻ bú mẹ.
- Hạn chế khách thăm hỏi cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
- Hãy tham gia các lớp thể dục sau sinh và các nhóm hỗ trợ (nếu có).
- Hãy đảm bảo rằng trẻ bú đúng tư thể và bú đủ thời gian.
Theo www.phunutoday.vn
4 dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu máu
Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh không gây ra một triệu chứng nào. Tuy nhiên, bệnh vẫn có các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ nhỏ- Sự bất thường trong huyết cầu tố
- Thiếu dinh dưỡng thích hợp
- Biến dạng trong tủy xương
Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh.
- Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt.
- Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
- Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan.
Hậu quả của thiếu máu:- Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to
- Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.
Điều trị thiếu máu cho trẻĐiều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.
Một số trẻ cần phải bổ sung thuốc sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.
Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại.
Theo www.phunutoday.vn
10 loại thực phẩm quen mặt có khả năng gây hại cho cơ thể nếu không biết sử dụng Một số loại thực phẩm chúng ta thường sử dụng có thể mang độc tố khiến bạn không chỉ gặp vấn đề về tiêu hóa mà thậm chí có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến hơn 200 các loại bệnh do thực phẩm không an toàn chứa vi khuẩn, ký sinh trùng,...