Các mẫu xe đời mới của Ford đã có thể cập nhật phần mềm qua Internet
Ford Motor Co. cho biết hãng này đang bắt đầu gửi các bản cập nhật phần mềm qua mạng Internet cho một số mẫu xe đời mới của mình trong bối cảnh hãng nỗ lực “theo kịp” nhà sản xuất ô tô điện Tesla.
Phiên bản Ford F-150 Lariat. Ảnh: Ford
Hiện tại, các bản cập nhật chỉ có sẵn cho khoảng 100.000 chủ sở hữu của những chiếc F-150 đời 2021, Mustang Mach-Es và Bronco sắp ra mắt, song Ford có kế hoạch phổ biến công nghệ này trên toàn bộ dòng xe của mình khi các mẫu xe được cập nhật. Ford dự kiến sẽ cung cấp công nghệ này trên 33 triệu xe vào năm 2028.
Alex Purdy, giám đốc kinh doanh kết nối của Ford, cho biết các bản cập nhật có thể khắc phục sự cố phần mềm trong gần như tất cả máy tính của xe và có thể thực hiện sửa chữa thu hồi, cung cấp các tính năng mới và cắt giảm yêu cầu bảo hành.
Xe Ford có khoảng 110 thiết bị máy tính khác nhau điều khiển mọi thứ từ trung tâm thông tin giải trí đến phanh và chuyển số. Ford đã gửi bản cập nhật để khắc phục sự cố chiếu sáng gây hao pin.
Trong số các bản cập nhật sắp tới sẽ có một phiên bản mới của Amazon Alexa mà cho phép các phương tiện giao tiếp với home assistant (là phần mềm tự động hóa nhà mã nguồn mở miễn phí được thiết kế để trở thành hệ thống điều khiển trung tâm cho các thiết bị nhà thông minh tập trung vào quyền kiểm soát cục bộ và quyền riêng tư) mà không cần sử dụng điện thoại thông minh.
Video đang HOT
Ford cũng sẽ tung ra phần mềm vẽ trên màn hình cảm ứng và các trò chơi đơn giản cho mẫu xe thể thao đa dụng (SUV) chạy điện Mach-E.
Ông Purdy cho biết phần mềm có thể xác định các vấn đề tiềm ẩn trong xe và các bản sửa lỗi có thể được gửi đi nếu phần mềm có thể giải quyết được vấn đề. Việc sửa chữa đó có thể được thực hiện từ xa, không yêu cầu chủ xe phải đưa xe đến đại lý.
Trong năm 2018, Ford đã bắt đầu lắp đặt các bộ điều giải (modem) liên kết với mạng di động trên các xe mới ở Mỹ và chúng đã có mặt trên các mẫu xe của Mỹ được sản xuất từ năm 2019.
Hơn 6 triệu xe được trang bị bộ điều giải và thu thập dữ liệu xe, nhưng chỉ những xe thế hệ mới có hệ thống điện mới nhất mới có thể nhận được đầy đủ các bản cập nhật qua mạng Internet. Ngay cả các mẫu cơ bản của dòng Mach-E, F-150 và Bronco cũng sẽ nhận được các bản cập nhật.
Purdy cho hay hiện Ford sẽ không tính phí bộ điều giải hoặc yêu cầu phí thuê bao của khách hàng, tuy nhiên, có một số tính năng sẽ bị tính phí./.
Ô tô Tesla liên tục bị khiếu nại tại Trung Quốc
Hãng xe điện Tesla của tỷ phú Mỹ Elon Musk đang rơi vào tình thế bất lợi ở Trung Quốc khi có nhiều đánh giá tiêu cực về chất lượng sản phẩm.
Nhà sản xuất ô tô điện Tesla đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội tại Trung Quốc khi các đối thủ địa phương tìm cách thách thức thị phần của công ty có trụ sở tại Mỹ này.
Cơ quan giám sát thị trường của Trung Quốc và Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại đây ngày 21/4 đã đưa ra tuyên bố đề cập đến một sự cố xảy ra tại Triển lãm ô tô Thượng Hải lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.
Cụ thể, tại buổi triển lãm, một người phụ nữ đã leo lên nóc một chiếc ô tô và hét lên rằng cô ấy gần như đã thiệt mạng khi hệ thống phanh trên chiếc xe Tesla của cô ấy hoạt động không theo ý mình. Người phụ nữ này mặc một chiếc áo phông in logo Tesla và dòng chữ "mất phanh".
Người phụ nữ này sau đó đã bị các nhân viên an ninh giữ lại và cảnh sát Thượng Hải ra quyết định bỏ tù trong 5 ngày vì hành vi quấy rối. Tuy vậy, thông điệp của người này đã thu hút được sự chú ý từ dự luận Trung Quốc.
Người phụ nữ trèo lên xe Tesla để phản đối hãng xe Mỹ
Cơ quan giám sát thị trường Trung Quốc cho biết: "Một chủ sở hữu xe Tesla gần đây đã đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình tại Triển lãm ô tô Thượng Hải đã làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi".
Cơ quan này cho biết họ "rất coi trọng điều đó", đồng thời đã chỉ đạo các quan chức địa phương bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Văn phòng này nhấn mạnh rằng các công ty nên thực hiện hiệu quả trách nhiệm chính của họ về chất lượng và an toàn.
Ngay sau đó, Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc cũng có phản ứng về vụ việc và cho biết họ "rất lo ngại" về vụ việc. "Trước những phàn nàn của người tiêu dùng, các công ty phải lắng nghe cẩn thận, thương lượng chân thành và đưa ra cho người tiêu dùng những lời giải thích hợp lý và giải pháp hiệu quả", hiệp hội này cho hay.
Liên quan tới vụ việc ồn ào những ngày qua, phía nhà sản xuất Tesla cho biết công ty sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan tới chiếc xe nhưng sẽ không đáp ứng các yêu cầu vô lý của khách hàng.
Hãng xe điện Tesla đang gặp bất lợi tại Trung Quốc
Công ty Tesla của tỷ phú Elon Musk là thương hiệu xe điện bán chạy nhất trên toàn cầu và ở Trung Quốc. Công ty đã xây dựng nhà máy thứ ba cho xe điện ở Thượng Hải vào năm 2019 và hiện đã bán 1/4 sản lượng của mình tại Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường ô tô điện khí hóa nhanh nhất và lớn nhất thế giới. Chính phủ nước này dự kiến các mẫu xe sử dụng năng lượng mới sẽ chiếm 25% doanh số bán hang tại đây vào năm 2025.
Trước đó, Tesla cũng bị chỉ trích ở Trung Quốc do những lo ngại về quyền riêng tư sau khi chính quyền cấm sử dụng xe điện Tesla tại các địa điểm quân sự và tòa nhà chính phủ. Trung Quốc lo ngại rằng camera và cảm biến của ô tô có thể theo dõi vị trí của một cá nhân cụ thể, thông qua việc theo dõi tài xế và ghi lại nơi chiếc xe đi qua.
Giám đốc điều hành Elon Musk sau đó lên tiếng đảm bảo với khách hàng rằng những chiếc xe hoàn toàn không theo dõi chủ sở hữu và hệ thống camera không được bật ở Trung Quốc.
Sản lượng ô tô có thể giảm gần 1,3 triệu xe do thiếu chip Các nhà sản xuất ô tô lớn đang hy vọng một phần tiền mà Quốc hội Mỹ vừa thông qua có thể giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, dược dành cho chip trong sản xuất ô tô. Một xưởng lắp ráp xe Ford Focus tại Wayne, bang Michigan, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trước tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng chip...