Các lưu ý khi chăm ôtô trước Tết
Người dùng ôtô cần lên lịch đặt hẹn để tân trang cho xế cưng trước Tết để tránh mất thời gian chờ đợi, cũng như chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu.
Khoảng 2 tuần trước Tết Âm lịch hàng năm là thời gian người dùng bắt đầu đưa ôtô đi kiểm tra, tân trang nhằm chuẩn bị đón năm mới, từ đó khiến các cửa hàng dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng ôtô trở nên nhộn nhịp và đông đúc.
Để việc chăm xe chơi Tết được hiệu quả, người dùng có thể tham khảo một vài lưu ý sau đây, từ đó xác định rõ nhu cầu cũng như những việc cần làm.
Chuẩn bị xe để đi chơi dài ngày
Theo chia sẻ từ anh Tống Quang Phú, giám đốc trung tâm chăm sóc xe Mobile Car Care Việt Nam, Tết là dịp để sử dụng xe chở cả gia đình trong các chuyến đi chơi xa, dài ngày.
Vì vậy, các chủ xe nên thực hiện các hạng mục như rửa xe, vệ sinh khoang lái, khử mùi, đánh bóng xe. Các công đoạn này giúp tân trang xế hộp sau thời gian dài sử dụng, đồng thời góp phần để việc sử dụng xe được thoải mái, thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, ôtô cũng cần được đưa đến garage hoặc đặt hẹn ở xưởng dịch vụ để kiểm tra tổng quan để đảm bảo tình trạng làm việc, vận hành ổn định trong những ngày đầu năm, tránh hư hỏng hay gặp sự cố ngoài ý muốn.
Theo anh Quang Phú, những hạng mục bảo dưỡng cơ bản nên tiến hành gồm có thay nhớt, thay lọc nhớt, lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh, châm nước làm mát, nước rửa kính… Danh sách kiểm tra còn có lốp xe, bình ắc-quy, vệ sinh hệ thống phanh…
Video đang HOT
Ngoài ra, chủ xe cũng cần kiểm tra lại tình trạng hoạt động của các phụ kiện lắp kèm như camera hành trình, màn hình giải trí, hệ thống âm thanh… Nếu chưa có những trang bị này thì có thể lắp thêm để tăng tiện nghi cho xe.
Cần lên lịch hẹn để tiết kiệm thời gian
Trong giai đoạn nhu cầu chăm sóc, tân trang ôtô tăng cao trước thềm năm mới. Để thuận tiện, chủ xe nên sắp xếp thời gian thực hiện các dịch vụ chăm sóc xe sớm, hoặc đặt lịch trước với các trung tâm dịch vụ.
Điều này nhằm tránh tình trạng quá tải những ngày cận Tết, lúc đó vừa phải chờ đợi lâu mà chất lượng dịch vụ nhiều khi không được như ý muốn, anh Quang Phú chia sẻ kinh nghiệm.
Đồng thời, khách hàng cũng có thể lựa chọn các gói combo dịp Tết của các trung tâm chăm sóc xe, từ đó có thể sử dụng được nhiều dịch vụ tốt với mức chi phí tiết kiệm hơn so với làm từng dịch vụ riêng lẻ.
Garage, cửa hàng đồ chơi ôtô cầm cự qua dịch
Giãn cách kéo dài khiến nhiều chủ cơ sở sửa chữa xe và kinh doanh phụ kiện, đồ chơi, chăm sóc xe phải tìm hướng đi mới.
Không chỉ hoạt động bán xe bị ảnh hưởng, các mảng phụ trợ xoay quanh ôtô như sửa chữa, đồ chơi, chăm sóc xe cũng gặp nhiều khó khăn do lượng xe mới ít hơn và chủ xe cũng hạn chế chi tiêu để đảm bảo an toàn tài chính.
Việc kinh doanh khó khăn phần nào đã dễ thở hơn tại Hà Nội khi quy định giãn cách đã nới lỏng, nhiều chủ xe có thể mang xe đi sửa chữa, lắp đồ chơi, spa mà không cần đến các giấy tờ đi đường, việc giao thương cũng thuận tiện hơn trước.
Tuy nhiên tại TP HCM và khu vực miền Nam, giãn cách kéo dài hơn 2 tháng rưỡi và còn kéo dài khiến nhiều garage sửa chữa, chăm sóc ôtô, kinh doanh phụ tùng, phụ kiện lao đao. Trong dịch, họ gánh chi phí mặt bằng, lương nhân viên, điện, nước, internet, quảng cáo, chăm sóc khách hàng online. Còn khi thành phố bắt đầu mở cửa trở lại, nhân công thiếu hụt, nhu cầu giảm, chi phí xét nghiệm, thủ tục xin giấy đi đường không thể ngay lập tức giải quyết ngay.
Anh Quang Phú, chủ chuỗi cửa hàng chăm sóc xe Mobile Car Care tại quận 12, TP HCM cho biết, tiền thuê mặt bằng và lương nhân viên chiếm khoảng 70% chi phí vận hành trung bình hàng tháng (100 triệu đồng). "Dịch không có khách, cửa hàng đóng cửa lâu ngày, không có thu, chỉ chi", anh nói.
Nhân viên chăm sóc xe tại một garage ở quận 12, TP HCM, tháng 4/2021. Ảnh: Quang Phú
Anh cũng cho biết may mắn khi chủ đất chia sẻ gánh nặng khi hỗ trợ tiền thuê tháng đầu (tháng 7) 30%, tháng tám 50% và hiện tại miễn phí. Tất cả chi phí duy trì hoạt động đều từ tiền tích lũy của hai vợ chồng. Không thể làm xe trực tiếp (kiểu offline), anh duy trì chăm sóc khách hàng cũ qua online, chạy quảng cáo, đào tạo nhân viên từ xa.
Tương tự anh Phú, garage sửa chữa ôtô Nam Sài Gòn của anh Minh Định ở quận 7 cũng gặp khó khi không có nguồn thu. Riêng tiền thuê mặt bằng đã 100 triệu đồng/tháng do nằm ở mặt tiền con đường sầm uất. Nhờ hỗ trợ của chủ đất 50%, anh giảm gánh nặng khi phải đóng cửa hơn hai tháng qua.
Trong giai đoạn dịch, hai anh Phú và Định nói rằng đã phải giảm lương của nhân viên 30-50% bởi công ty ngừng hoạt động. Thay vào đó, họ hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các nhân viên quê ở tỉnh bị kẹt lại TP HCM. Với những người dân thành phố thì thương lượng để chia sẻ với nhau.
Sau 15/9, TP HCM cho phép một số ngành nghề hoạt động trở lại, trong đó có các garage ôtô nhưng với công suất hạn chế, ngoài ra người dân vẫn bị hạn chế đi lại nên lượng khách cũng chưa phát sinh ngay. "Muốn mở lại cửa hàng nhưng không phải muốn là làm ngay được. Sức ì do nghỉ lâu ngày sinh ra khiến mọi thứ đều chậm lại.
Nhân viên có người ở quê không vào được, có người chưa tiêm vaccine, chưa kể nhu cầu chơi xe giảm mạnh bởi sức khỏe bây giờ là ưu tiên hàng đầu của người dân, không phải chăm sóc, làm đẹp cho xe", anh Phú nói. Anh dự định đến đầu tháng 10 mới khởi động lại công ty.
Garage của anh Định cũng dự kiến đến tháng 10 mới hoạt động lại. Giấy đi đường, nhân viên tiêm chưa đủ liều vaccine, tự trả chi phí xét nghiệm Covid-19 tần suất 5 ngày/lần là những thứ anh hay nhiều chủ garage khác đang phải cân nhắc. Theo anh Định, ngoài một số hạng mục cần bảo dưỡng do xe không sử dụng lâu, nhu cầu về sửa chữa, nâng cấp hay làm đẹp xe giảm khoảng 90% sau dịch.
Nhân viên kỹ thuật lắp đặt đồ chơi tại một cửa hàng ở Mỹ Đình, Hà Nội. Ảnh: Đoàn Dũng
Đối với Hà Nội, người dân ra đường thuận tiện hơn, nhưng theo Đức Duy, chủ chuỗi cửa hàng Decal Dubai, chuyên chăm sóc và dán xe cho biết kinh doanh vẫn gặp chút khó khăn. Với đặc thủ nguồn hàng là giấy dán, in cần bảo quản khắt khe để tránh rách, ẩm, nên Duy thường xuyên phải tự đi chuyển hàng, thay vì thuê shipper.
Ngoài ra, do lượng khách ở Hà Nội giảm nên Duy chuyển hướng kinh doanh về các tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi dịch như Bắc Ninh, Hải Phòng. Việc di chuyển ra khỏi thành phố cần nhiều giấy tờ và xét nghiệm, yêu cách ly y tế khi vào tỉnh, khiến việc luân chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, khiến chi phí di chuyển tăng lên nhiều.
Duy chia sẻ, doanh thu quý 3 giảm hơn 50%, trong khi chi phí bỏ ra giảm không đáng kể cũng khiến anh có thể sẽ không đạt được các mục tiêu đề ra trong năm.
Ngoài ra, Duy cũng cần cân đối khá nhiều khoản chi phí để bù cho chi phí mặt bằng cửa hàng và trả lương nhân viên giống như nhiều chủ cửa hàng tại khu vực TP HCM. Duy cũng cho biết nếu doanh thu tiếp tục giảm có thể anh sẽ phải dùng tới tiền tích lũy các năm trước để duy trì hoạt động kinh doanh.
Cũng giống như Duy, anh Đăng Chung chủ cửa hàng đồ chơi ôtô tại khu vực Mỹ Đình cũng gặp những khó khăn tương tự. Tuy nhiên anh Chung chuyển sang hướng bán online, ship về tỉnh và hướng dẫn khách lắp đặt các phụ kiện đơn giản qua kênh YouTube hoặc kết nối với các cửa hàng phụ kiện ở tỉnh để hỗ trợ khách hàng.
Cơ sở sữa chữa xe trên đường Láng, Hà Nội. Ảnh: Đoàn Dũng
Trường hợp của anh Phú, Định, Duy hay Chung là một vài trong hàng trăm cơ sở kinh doanh mảng phụ trợ xe bị ảnh hưởng. Các chủ cửa hàng hy vọng dịch mau qua đi để có thể tiếp tục sống với nghề.
Xưởng dịch vụ ôtô - làm gì để sống qua mùa dịch? Một trong những yếu tố mang tính sống còn để xưởng tồn tại là cắt giảm tối đa chi phí cố định. Trước diễn biến dịch Covid-19 như hiện nay, khó dự đoán lúc nào dịch sẽ kết thúc, hay còn lan rộng và kéo dài. Ngành dịch vụ ôtô đang trải qua giai đoạn ảm đạm, buộc các chủ xưởng phải có...