Các luật sư đề nghị trả hồ sơ vụ “đại án” Agribank
Sau 4 ngày xét xử, hôm qua (25/12), đại diện Viện KSND thành phố Hà Nội đã luận tội, đề nghị mức án lên đến 22 năm tù đối với cựu Tổng giám đốc Agribank – Phạm Thanh Tân. Trong khi đó, các luật sư đề nghị tòa trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Kiểm sát viên khẳng định có đủ cơ sở kết tội các bị cáo. Ảnh chụp qua màn hình.
Giám đốc chi nhánh bị đề nghị 30 năm
Theo kiểm sát viên, quá trình điều tra vụ án và diễn biến trong phiên xử, có đủ căn cứ khẳng định nội dung truy tố trong cáo trạng là đúng. Các bị cáo đã gây ra hậu quả đặc biệt lớn đối với tài sản của Nhà nước, gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống tài chính, mất niềm tin của người dân đối với các ngân hàng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự.
Bị cáo Phạm Thị Bích Lương (cựu Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội) bị xác định đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia toàn bộ quá trình cho vay sai quy định, phải chịu trách nhiệm về thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng của Chi nhánh Nam Hà Nội. Cũng theo kiểm sát viên, bị cáo Lương thiếu thành khẩn nên cần xử lý nghiêm khắc. Cấp phó Chử Thị Kim Hiền bị xác định giúp sức tích cực cho bà Lương, phải liên đới chịu trách nhiệm về 2.000 tỷ đồng thiệt hại. Đối với cựu Tổng giám đốc Agribank – Phạm Thanh Tân, cơ quan truy tố khẳng định, ông Tân đã ký cho Chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD từ tiền của Agribank, hậu quả do bị cáo Tân gây ra nằm trong tổng thiệt hại với Cty liên doanh Lifepro Việt Nam.
Đại diện cơ quan truy tố đề nghị đến 22 năm tù đối với bị cáo Phạm Thanh Tân (cựu Tổng giám đốc Agribank); 30 năm tù đối với Phạm Thị Bích Lương và Chử Thị Kim Hiền. Các bị cáo còn lại nhận mức án đề nghị từ 36 tháng đến 16 năm tù.
Cán bộ ngân hàng bị lừa?
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Phạm Thị Bích Lương cho rằng bị truy tố theo 2 tội danh Vi phạm quy định về cho vay và Lợi dụng chức vụ quyền hạn là chưa thỏa đáng. Bà Lương chỉ thừa nhận đã thiếu trách nhiệm vì đã quá tin tưởng vào cơ quan chức năng.
Ở hành vi lập hồ sơ đề nghị nâng quyền cho vay, bà Lương cho hay, đã làm đúng các quy định trong ngành ngân hàng.
Bào chữa cho bị cáo Lương, luật sư Nguyễn Chiến (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, hậu quả vụ án do các đối tượng người nước ngoài gây ra, bà Lương và ngân hàng chỉ là nạn nhân bị lừa đảo. Cũng theo luật sư Chiến, ngay bản cáo trạng cũng khẳng định hành vi lừa đảo của các đối tượng ở nước ngoài. Do vậy, khi chưa bắt được các đối tượng này nhưng lại quy kết cho bị cáo Lương và các bị cáo khác phạm tội là chưa đầy đủ, thuyết phục. Cũng theo luật sư Chiến, hiện có 80 triệu USD trong tài khoản các đối tượng nước ngoài nhưng các cơ quan tố tụng chưa phong tỏa được là một thiếu sót.
Video đang HOT
Từ những lập luận này, luật sư Nguyễn Chiến đề nghị tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Tương tự, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bị cáo Lương) cho rằng cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì nhiều nội dung chưa được làm rõ.
Theo luật sư Phúc, trong vụ án có nhiều tài liệu liên quan thể hiện bằng tiếng nước ngoài, chưa được dịch ra tiếng Việt. “Đây là một thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng về tố tụng” – bà Phúc khẳng định. Cũng theo luật sư Phúc, việc cơ quan tố tụng tách các đối tượng lừa đảo ở nước ngoài ra khỏi vụ án, qua đó xét xử nhóm các bị cáo hiện tại là không đầy đủ.
Luật sư Phúc cho rằng, bị cáo Lương không phạm tội Vi phạm quy định về cho vay và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Về khoản “lại quả” 3 tỷ đồng từ doanh nghiệp, bị cáo Lương cho rằng không chỉ đạo bà Hiền liên hệ với Lê Minh Hiếu (lãnh đạo các doanh nghiệp Lifepro Việt Nam), và Hiếu cũng chỉ là nạn nhân của trò lừa đảo từ đối tác nước ngoài.
Theo Bảo Thắng (Tiền Phong)
"Đại án" 2.500 tỉ đồng ở Agribank": Các bị cáo chia chác lại quả hàng chục tỉ đồng
Cơ quan tố tụng xác định, Công ty CP Enzo Việt được vay vốn thực hiện dự án Dệt - Nhuộm - May khi đã hết hạn mức cho vay và thực tế không có nguyên liệu nhập về nhà máy, gây thiệt hại cho Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội hơn 420 tỷ đồng.
Thẩm định trên giấy gây thiệt hại hơn 2.000 tỉ đồng
Chiều 21/12, sau phần công bố bản cáo trạng "đại án" Agirbank, HĐXX sơ thẩm TANDTP Hà Nội chuyển sang phần thẩm vấn các bị cáo xung quanh tội danh "Vi phạm quy định cho vay và lợi dụng quyền chức vụ trong khi thi hành công vụ".
Đại diện VKS công bố tội danh của các bị cáo.
Bị cáo Chử Thị Kim Hiền (SN 1958, cựu Phó giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội) bị truy tố 2 tội danh trên là người "nổ" đầu tiên tại tòa trong phần thẩm vấn các bị cáo.
Quá trình điều tra xác định, bị cáo Hiền đã hỗ trợ tích cực cho giám đốc chi nhánh Agribank Nam Hà Nội - Phạm Thị Bích Lương trong quá trình giải ngân hơn 2.000 tỷ đồng.
Cụ thể Hiền đã tham gia lập hồ sơ đề nghị nâng quyền phán quyết cho vay đối với Cty Lifepro Việt Nam không có căn cứ, không thẩm định mà chỉ dựa trên thông tin do doanh nghiệp cung cấp, không tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn sau cho vay nên không phát hiện được ngân hàng bị lừa đảo trong giai đoạn cho vay đối với Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam, thiệt hại tổng cộng quy đổi là hơn 2.000 tỷ đồng. Bị cáo Hiền cũng là người tham gia trình lãnh đạo Agribank nâng quyền phán quyết cho Cty Lifepro, trực tiếp tham gia quá trình thẩm định, giải ngân đối với doanh nghiệp nói trên.
Tại cơ quan điều tra, bà Hiền đã thừa nhận hành vi trên được tổ chức theo sự chỉ đạo của cấp trên, cụ thể là bà Phạm Thị Bích Lương - cựu Giám đốc Chi nhánh. Liên quan đến dự án của Cty Lifepro, bị cáo Hiền đã trực tiếp tham gia thủ tục giải ngân khoản 50 triệu USD để doanh nghiệp này mua 6 thương hiệu.
Bị cáo Chử Thị Kim Hiền.
Đối với hành vi vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng, bị cáo Phạm Thị Bích Lương là người chỉ đạo và trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình cho vay sai quy định dẫn đến thiệt hại tiền vốn của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội. Bị cáo Lương phải chịu trách nhiệm chính về hậu quả vi phạm về cho vay đối với toàn bộ số tiền hơn 2.000 tỷ đồng. Bị cáo Hiền chịu trách nhiệm liên đới.
Siêu xe Bentley do bị cáo nhờ mua hộ
Tại tòa, bị cáo Phạm Thị Bích Lương cho rằng, bị cáo không được hưởng lợi trong việc giải ngân tiền cho doanh nghiệp. Còn liên quan đến chiếc xe ô tô nhãn hiệu Bentley trị giá gần 3,5 tỷ đồng, bị cáo Lương cho biết là nhờ Ahmed El Fehdi - tổng giám đốc Công ty LD Lifepro VN mua.
Trong phần thẩm vấn các bị cáo về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Cơ quan tố tụng xác định, để có thể tiếp tục giải quyết cho Công ty CP Enzo Việt vay vốn thực hiện dự án Dệt - Nhuộm - May khi đã hết hạn mức cho vay các bị cáo Phạm Thị Bích Lương, Chử Thị Kim Hiền bàn với Lê Minh Hiếu sử dụng pháp nhân của Công ty CP Lifepro VN và Công ty CP Vietmade của Lê Minh Hiếu để làm các hợp đồng liên kết kinh tế đã cho Công ty CP Vietmade vay bằng 1 hợp đồng tín dụng quy đổi là 70 tỷ đồng.
Bị cáo Phạm Thị Bích Lương.
Sau đó, Công ty CP Lifepro VN vay bằng 1 hợp đồng tín dụng 80 tỷ đồng, lâp hồ sơ đề nghị HĐQT Ngân hàng Agribank phê duyệt nâng quyền phán quyết cho Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội để cho Công ty CP Lifepro VN vay tối đa 400 tỷ đồng (trong đó có phần nâng thêm là 320 tỷ đồng) nhập nguyên liệu cho dự án Dệt - Nhuộm - May.
Cơ quan điều tra làm rõ, trên thực tế không có nguyên liệu nhập về nhà máy, gây thiệt hại cho Chi nhánh Agribank Nam Hà Nội số tiền tổng cộng là hơn 420 tỷ đồng.
Thông qua việc này, Công ty CP Enzo Việt đã "lại quả" cho Lê Minh Hiếu hơn 19,5 tỷ đồng, trong đó Hiếu đã chuyển cho Phạm Thị Bích Lương và Chử Thị Kim Hiền 3 tỷ đồng. Riêng Hiếu hưởng lợi hơn 16,5 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Phạm Thanh Tân, trong quá trình điều hành đã ký cho Chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD từ tiền của Hội sở Ngân hàng Agribank. Số tiền này giữa tháng 5/2011 đã được Chi nhánh Nam Hà Nội trả 10 triệu USD.
Trong thời gian tháng 3 và tháng 4/2011, bị cáo Lương đã 4 lần đưa tiền cho Phạm Thanh Tân tổng cộng 310.000USD (khoảng gần 6,3 tỷ đồng).
Bị cáo Phạm Thanh Tân.
Cơ quan tố tụng xác định, thiệt hại do Phạm Thanh Tân gây ra nằm trong tổng thiệt hại của giai đoạn cho vay đối với Công ty Liên doanh Lifepro VN. Hiện gia đình bị cáo Tân đã khắc phục được gần 2,2 tỷ đồng.
Gia đình Lê Minh Hiếu đã nộp khắc phục hậu quả 1,55 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết cho vay đối với Công ty Cổ phần Enzo Việt và Công ty Cổ phần Lifepro VN, Phạm Thị Bích Lương và Chử Thị Kim Hiền khai nhận đã được đối tác nước ngoài đưa gần 900.000USSD để chi phí. Số tiền này đã được các bị cáo chia nhau.
Ngày 22/12, HĐXX tiếp tục làm việc, thẩm vấn các bị cáo trong "đại án" nghìn tỉ xảy ra tại Agribank.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Đề nghị thu hồi siêu xe Bentley 3,5 tỉ đồng "lót tay" Agribank yêu cầu Hội đồng xét xử "đại án" thu hồi tài sản cho ngân hàng cũng như tịch thu siêu xe Bentley trị giá 3,5 tỉ đồng mà Phạm Bích Lương nhận "lót tay". Ngày 23-12, TAND TP Hà Nội tiếp tục ngày xét xử thứ 3 vụ đại án tham nhũng làm thất thoát gần 2.500 tỉ đồng tại Ngân hàng...