Các lớp chống tiếp cận dày đặc của Trung Quốc ở Biển Đông
Bằng các vũ khí, khí tài tầm xa, Trung Quốc đang tạo ra những vùng kiểm soát chồng lấn rộng lớn ở Biển Đông phục vụ chiến lược A2/AD của mình.
Các vòng tròn thể hiện năng lực chống tiếp cận bằng radar, tên lửa, chiến đấu cơ của Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: CSIS
Hôm 22/2, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS) công bố một đồ họa thể hiện khả năng chốngtiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Tyler Rogoway của Foxtrotalpha, chỉ cần nhìn bằng mắt thường, có thể thấy Trung Quốc đang tạo ra những vùng kiểm soát chồng lấn trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một trong số các đảo ở khu vực bắc Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và ưu tiên phát triển nhanh, đã được trang bị các tên lửa phòng không HQ-9 và chiến đấu cơ J-11 cũng như tiêm kích bom JH-7. Đây là các động thái đã được nhiều chuyên gia phân tích quốc phòng dự báo nhiều năm trước và có thể là dấu hiệu cho những bước quân sự hóa tiếp theo của Trung Quốc trên các tiền đồn phi pháp ở khắp Biển Đông.
Mới đây, có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang lắp đặt trái phép một trạm radar mảng pha cao tần trên đá Châu Viên, một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp nằm ở khu vực trung tâm phía nam Biển Đông. Loại radar kiểu này được cho là có thể phát hiện máy bay và tàu thuyền từ khoảng cách xa vượt đường chân trời, và trên lý thuyết có khả năng phát hiện một số máy bay tàng hình trong một số trường hợp nhất định.
Video đang HOT
Trạm radar cao tần Trung Quốc có thể đã bố trí trên đá Châu Viên. Ảnh: CNET
Sự xuất hiện của các loại radar cao tần hiện đại như vậy ngày càng chứng tỏ Trung Quốc đang tích cực triển khai chiến lược A2/AD ở Biển Đông, giới phân tích đánh giá.
Những động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc đưa vào hoạt động đường băng dài hơn 3000 m trên đá Chữ Thập, đảo nhân tạo lớn nhất trong dự án xây đảo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Đường băng trên đá Chữ Thập đủ dài để các oanh tạc cơ hạng nặng và máy bay vận tải của Trung Quốc có thể cất hạ cánh.
Các chuyên gia thuộc CSIS gọi những vùng kiểm soát của các vũ khí chống tiếp cận mà Trung Quốc triển khai đến Biển Đông là “các vòng tròn đe dọa”. Nhiều khả năng những vòng tròn này sẽ tiếp tục được mở rộng, tạo ra một khu vực kiểm soát chồng lấn lớn được hỗ trợ bởi các tên lửa phòng không và diệt hạm cũng như các chiến đấu cơ và máy bay tấn công, trinh sát trên biển, chuyên gia Rogoway nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Trung Quốc có thể đang lắp radar cực mạnh trên đá Châu Viên
Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc có thể đang lắp hệ thống radar cực mạnh trên đá Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) để giám sát tàu bè, máy bay trong khu vực.
Hình ảnh về hệ thống radar mà Trung Quốc có thể đang xây dựng trên Đá Châu Viên. Ảnh vệ tinh chụp ngày 24.1.2016 - Ảnh: CSIS/Digital Globe
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn chính sách uy tín ở Mỹ, nhận định rằng hệ thống radar mới là điều hết sức đáng lo ngại vì nó có thể dùng cho mục đích quân sự để giám sát, kể cả tìm cách kiểm soát những tuyến đường biển quan trọng trên Biển Đông.
Báo Washington Post dẫn lời ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á của CSIS cho rằng hệ thống này được lắp trên Đá Châu Viên, một trong 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp, mở rộng, xây dựng phi pháp trong thời gian qua.
"Nếu đó là radar HF, nó có thể gia tăng rất mạnh khả năng giám sát tàu bè và máy bay ở Biển Đông", ông Poling nhận định. Ông giải thích thêm, Đá Châu Viên là một vị trí chiến lược cho việc lắp radar bởi nó nằm ở cực nam trong số các địa điểm mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa, có nghĩa đó là nơi thích hợp nhất để radar phát hiện và cảnh báo sớm sự xuất hiện của tàu bè hoặc máy bay đang tiến về eo biển Malacca và các cửa ngõ khác, chẳng hạn như Singapore.
Theo chuyên gia Poling, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tham vọng độc chiếm, ngăn cản các nước khác tiếp cận khu vực này của Trung Quốc, chẳng hạn hạn chế hoạt động tự do của Mỹ ở Biển Đông, bao gồm cả khả năng đưa quân đi qua khu vực này trong trường hợp có biến ở Đông bắc Á.
Các hình ảnh về hệ thống radar trên Đá Châu Viên được vệ tinh chụp hôm 24.1.2016 vừa qua - Ảnh: CSIS/Digital Globe
Eo biển Malacca - nằm giữa Malaysia và Indonesia - là một trong những tuyến đường biển quan trọng bậc nhất thế giới. Còn Biển Đông nói chung là nơi có 1/3 lưu lượng tàu bè trên thế giới, bao gồm cả các tàu chở dầu của châu Á, đi ngang qua.
Trung Quốc một mặt ngang ngược quân sự hóa các đảo chiếm đóng phi pháp, mặt khác lại tuyên bố chỉ sử dụng chúng cho mục đích dân sự. Ông Poling nhận định, Trung Quốc lại sẽ bảo rằng hệ thống radar kể trên phục vụ cho dân sự, "nhưng cũng giống như anh không cần một đường băng dài tới 3.000 mét để dùng cho máy bay dân sự, thì anh cũng chẳng cần một radar có tần số lớn đến như thế cho mục đích cảnh báo sớm tàu bè thương mại.
Radar có thể dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự, nhưng cũng giống như các cơ sở hạ tầng kép khác ở Trường Sa, giá trị thật sự của hệ thống radar này là phục vụ quân sự. Các radar có khả năng giới hạn hơn mà Trung Quốc lắp đặt trên tất cả các đảo đang kiểm soát ở Trường Sa cũng đều có khả năng quá mức cần thiết nếu nói là để giám sát và đảm bảo an toàn lưu thông dân sự quanh các đảo này".
Thậm chí radar này còn có thể dùng để phát hiện máy bay tàng hình của Mỹ, theo nhiều thông tin.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Trung Quốc bị nghi đặt radar tần số cao tại Trường Sa Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã bố trí một hệ thống radar mới trên đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã triển khai radar tần số cao ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS Gregory Poling, người đứng đầu...