Các lỗi sai nghiêm trọng khi rửa tay khiến vi khuẩn vẫn ‘nhởn nhơ’ sinh sôi
Rưa tay la điêu ma ai cung lam hăng ngay. Tuy nhiên, do thoi quen hoăc thiêu hiêu biêt nên nhiêu ngươi vân măc lôi sai vơi hanh đông đơn gian nay.
Không rửa tay đủ thời gian
Một nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy 95% người không rửa tay đủ thời gian để diệt vi trùng. Nghiên cứu này cho thấy thời gian trung bình mà mọi dành cho rửa tay là 8 giây, trong khi thơi gian tôi thiêu đê rưa sach tay la 30 giây. Thậm chí, 15% nam giới và 7% nữ giới không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh
Nhiêu ngươi nghi chi phải rửa tay sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, sư thât la ban tay của bạn chạm vào các bộ phận như nút bấm thang máy, tay nắm cửa hay máy ATM hăng ngày. Những hành động này có thể khiến bạn nhiễm các vi khuẩn. Để phòng tránh bệnh tật từ virus, vi khuẩn bám trên tay là bạn cần rửa tay thường xuyên đặc biệt trong mùa đông hoặc mùa có dịch cúm.
Không chà xà bông đủ thời gian
Để rửa tay bạn cần đến nước rửa tay hoặc xà bông. Trước khi rửa bằng nước, bạn phải chà xà bông lên tay ít nhất 20-30 giây. Mọi người chú ý chà xà bông vào lòng bàn tay, mu bàn tay, móng tay một cách kỹ lưỡng. Các vi trùng, vi khuẩn có thể thâm nhập vào móng tay của bạn, các khe giữa ngón tay. Cho nên các khu vực này cũng cần được rửa sạch trong khi rửa tay. Trong khi rửa tay đừng quên cọ xát hai bàn tay với nhau để loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn…
Không lau khô tay
Nhiều người sau khi rửa tay thường vội nên không lau khô tay hoặc nghĩ điêu nay không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn ra khỏi phòng tắm với bàn tay ướt có thể khiến bàn tay dễ nhiễm vi khuẩn, virus ở bề mặt khác mà bạn chuẩn bị chạm tay vào. Nếu có khăn giấy và máy sấy tay trong nhà vệ sinh, bạn nên chọn khăn giấy. Theo các nghiên cứu, máy sấy khô tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Nếu chỉ có máy sấy khô tay, bạn cần đảm bảo sấy khô tay hoàn toàn trước khi ra ngoài.
Video đang HOT
Chỉ có nước nóng mới diệt được mầm bệnh
Nhiều người nghĩ chỉ có nước nóng mới giết được mầm bệnh. Cho nên, không ít người rửa tay bằng nước nóng hoặc nước ấm để có thể làm sạch tay tốt nhất. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây kết luận nước lạnh cũng có thể làm giảm mức độ vi khuẩn như nước nóng, miễn là bàn tay được rửa sạch, sấy khô đúng cách.
Chạm vào bề mặt khác ngay khi rửa tay
Nhiều người thường chạm vào các bề mặt khác ngay khi rửa tay. Tuy nhiên, bạn cần dùng khăn giấy để mở cửa nhà vệ sinh hoặc tắt vòi nước nhằm tránh để bàn tay vừa rửa sạch tiếp xúc với vi khuẩn trên những vật dụng này.
Không dùng xà bông khi rửa tay
Ngoai kha năng tiêu diêt vi khuân, xa bông còn giúp giữ mùi thơm cho da tay. Xà bông là hỗn hợp các chất hóa học được tạo ra để diệt các mầm bệnh trên bàn tay. Bạn nên dùng xà bông lỏng thay vì xà bông cục vì nó ít bị nhiễm bẩn hơn.
Không vê sinh xa bông trươc khi rưa tay
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, một nghiên cứu cho biết sinh vật gây bệnh có thể nằm trong cục xà bông của bạn sau khi sử dụng. Vi khuẩn tồn tại trong chất nhờn của xà phòng. Nếu bạn không rửa cục xà bông trước khi sử dụng, vi khuẩn có thể thâm nhập vào da tay. Bạn cần chú ý cất giữ xà phòng ở nơi khô ráo, thoáng mát, bề mặt sạch sẽ. Để vệ sinh cục xà bông, bạn có thể rửa dưới nước sạch để loại bỏ bụi, chất bẩn.
Theo Dân Việt
Dùng băng vệ sinh mà cứ mắc phải những thói quen này thì có thể gây ra vô số nguy hại tới sức khỏe
Đừng nghĩ rằng mình đang sử dụng băng vệ sinh đúng cách, bởi một số thói quen tưởng vô hại nhưng lại có thể gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Không rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh
Nghĩ rằng chuyện rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh là không cần thiết thì bạn đang có suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Có rất nhiều vi khuẩn sẽ bám lại trên đôi tay của bạn mà chính bạn cũng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, nếu không vệ sinh tay trước và sau khi thay băng thì vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn, gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm ở vùng kín.
Cất băng vệ sinh trong phòng tắm
Có rất nhiều cô gái thường cất sẵn băng vệ sinh trong phòng tắm để tiện sử dụng vào mỗi kỳ "đèn đỏ". Tuy nhiên, điều này có thể gây ra rất nhiều tai hại ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn về sau. Bởi nhà tắm vốn là môi trường ẩm ướt, lại chứa nhiều vi khuẩn gây hại nên việc để băng vệ sinh ở nơi này có thể làm vi khuẩn xâm nhập và gây hại cơ thể khi con gái sử dụng những chiếc băng vệ sinh đó. Bên cạnh đó, nếu băng vệ sinh bạn sử dụng mà bị ẩm thì chất lượng của nó cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần không nhỏ.
Không thay băng vệ sinh khi chưa thấm hút nhiều
Trong 3 ngày đầu của kỳ "đèn đỏ" thì lượng kinh nguyệt thường tiết ra rất nhiều, còn những ngày tiếp theo thì sẽ ít đi dần. Do đó, nhiều bạn gái sẽ có thói quen ngại thay băng và đợi cho băng vệ sinh thấm hút nhiều hơn thì mới thay.
Thế nhưng, việc để băng vệ sinh trong một thời gian quá lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Thậm chí còn gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Vậy nên, bạn hãy lưu ý nên thay băng vệ sinh sau 3 - 4 giờ dù cho lượng kinh nguyệt tiết ra ít hay nhiều để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày
Băng vệ sinh hàng ngày vốn là loại băng vệ sinh nhỏ và mỏng, thường được dùng cho những ngày cuối chu kỳ. Thế nhưng, nhiều bạn gái lại có thói quen dùng loại băng vệ sinh này thường xuyên dù không phải chu kỳ của nó.
Và hậu quả của việc lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày là vùng kín sẽ bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh về vùng kín.
Dùng băng vệ sinh có mùi thơm
Dù cho băng vệ sinh có mùi thơm sẽ tạo cảm giác dễ chịu và không gây mùi nơi vùng kín, tuy nhiên, một số sản phẩm kém chất lượng có chứa hóa chất tạo mùi sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới vùng kín của bạn. Do đó, "hội con gái" nên thật sự lưu ý khi chọn mua băng vệ sinh và cần tìm những sản phẩm từ các hãng uy tín.
Theo Helino
Đây chính là thời điểm nên vứt ngay các sản phẩm vệ sinh, thuốc và sản phẩm chăm sóc da bạn hay dùng vào thùng rác! Đúng là thật khó để "chia tay" với những đồ vật bạn đang dùng nhưng đôi khi bạn vẫn cần phải "quăng" chúng đi vì những lý do sức khỏe của mình. Nhưng vấn đề được đặt ra là "chúng ta nên giữ các đồ vật trong bao lâu thì bỏ chúng đi và điều gì sẽ xảy ra nếu giữ chúng quá...