Các loài vật “nhìn đời” khác con người như thế nào?
Bạn có bao giờ thắc mắc thế giới chúng ta đang sống trong con mắt của chó, mèo hay rắn, cá mập… sẽ như thế nào không?
Bạn có bao giờ thắc mắc thế giới chúng ta đang sống trong con mắt của chó, mèo hay rắn, cá mập… sẽ như thế nào không? Nếu ở dưới lăng kính nhìn của các loài vật, bạn sẽ nhìn mọi thứ xung quanh như thế nào?
Giống như người, loài vật có nhãn quan thích nghi với khả năng riêng của chúng. Bằng các kĩ thuật nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã khám phá ra sự đa dạng trong “thế giới quan” của các loài động vật. Cùng xem video trên đây để khám phá thế giới đa dạng trong con mắt của các loài vật.
Như ở loài chó có khả năng nhìn “xuyên bóng đêm”. Thị lực của cún không thực sự tốt mà chủ yếu dựa vào thính giác, khứu giác. Chó chỉ có thể phân biệt được các màu vàng, xanh, nâu nhưng có tầm nhìn ngoại vi và khả năng quan sát vào ban đêm cực tốt.
Với loài mèo có thể phân biệt các màu sắc, đặc biệt ở cự ly gần, chỉ là không hoàn toàn rõ rệt. Bên cạnh đó, mèo không thể nhìn thấy các vật ở khoảng cách quá xa.
Video đang HOT
Rắn có đến 2 hệ thống thị giác khác nhau. Ngoài mắt bình thường mà chúng ta vẫn nhìn thấy, rắn còn có một hố nhỏ bên đầu – chứa hàng nghìn tế bào thụ quan.
Ở loài cá mập chỉ có thể phân biệt được hai màu đen, trắng mà không nhận ra được nhiều màu sắc khác. Tuy nhiên, cá mập lại có thể nhìn rất rõ con mồi khi ở dưới nước.
P.H
Theo_Người Đưa Tin
Con người sắp được ghép nội tạng lợn?
Những nỗ lực của các nhà khoa học để cấy ghép nội tạng của lợn vào cơ thể người đã tiến gần hơn một bước.
Một nhóm các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Harvard (Mỹ) đã sử dụng phương thức điều chỉnh gene CRISPR nhằm loại bỏ khả năng gây hại từ ADN của lợn để kích hoạt các phản ứng miễn dịch của con người.
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng họ đã tiến gần hơn đến kỹ thuật ghép tạng lợn cho người.
Theo Dailymail, các nhà khoa học từ lâu đã mơ ước tạo ra một nguồn cung cấp ổn định để cấy ghép các bộ phận nội tạng của con người từ lợn. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu này công phu và đòi hỏi nhiều thời gian hơn để điều chỉnh ADN của loài động vật này cho phù hợp với cơ thể người.
Nguyên nhân là do virus ký sinh ở lợn (PERV) có thể lây nhiễm sang tế bào người. Virus PERV có tiềm năng sao chép trong tế bào của người và đã được phát hiện là lây nhiễm sang tế bào người ngay trong ống nghiệm.
Các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ được 62 loại virus PERV bằng công nghệ điều chỉnh gene CRISPR.
Mặc dù vẫn còn 2 kỹ thuật chưa được kết hợp, nhưng các nhà khoa học nói rằng họ sẽ sớm cấy phôi biến đổi gene ở lợn mẹ.
Nhóm nghiên cứu đã lập một công ty công nghệ sinh học với mục tiêu cấy ghép tim, thận và gan cho con người bằng những hình thức thân thiện, rẻ tiền nhất có thể.
Trưởng nhóm nghiên cứu - Giáo sư George Church nói với BBC rằng, ông đã nhìn thấy một "con đường rõ ràng" hướng tới việc tạo ra các bộ phận nội tạng lợn để cấy ghép cho con người.
Giáo sư Church cho biết: "Về cơ bản, lĩnh vực cấy ghép nội tạng đã ở trong tình trạng ảm đạm suốt 15 năm. Tôi tin rằng, nghiên cứu mới này sẽ thay đổi cục diện".
Theo Dailymail, ước tính mỗi ngày ở Anh có 3 người tử vong trong khi chờ để được cấy ghép nội tạng vì nguồn cung khan hiếm.
Giáo sư James Neuberger - chuyên gia về huyết học và cấy ghép tạng - cho biết: "Nghiên cứu này là một bước tiến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại lớn để vượt qua trước khi cấy ghép vào cơ thể con người".
Tiến sĩ Sarah Chan (Đại học Edinburgh) cũng cho rằng, nghiên cứu nói trên đã được giới khoa học quan tâm, nhưng vẫn còn một chặng đường dài để đi.
Kết quả của công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Nature và được báo cáo trong một hội thảo khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ.
Theo_24h
NASA sắp đưa con người lên khám phá sao Hoả NASA cho biết, họ có kế hoạch đưa con người lên sao Hoả trong vài thập kỷ tới. Nhiệm vụ khám phá sao Hoả sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn và đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa. Di chuyển con người đến một địa phận "Độc lập với Trái đất" sẽ là nhiệm vụ cuối cùng sau nhiều năm...