Các loại trà tốt cho sức khỏe
Trà gừng giúp chống lại hầu hết bệnh nhiễm trùng, ho, cảm lạnh và các vi trùng gây bệnh.
Trà thảo dược không chỉ được dùng để giảm cân, bạn có thể dùng chúng vào bất kỳ mùa nào trong năm vì trà có rất nhiều lợi ích. Trà thảo dược không giống trà chúng ta hay uống ngoài quán, mà là dùng lá, hạt, rễ… của một số loại cây pha với nước nóng. Trà thảo dược cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ thành phần các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, các hợp chất có lợi khác. Dưới đây là 6 loại trà thảo dược bạn nên uống thường xuyên để cải thiện sức khỏe.
1. Trà gừng
Trà gừng không những rẻ, dễ chế biến mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà gừng giúp chống lại hầu hết bệnh nhiễm trùng, ho, cảm lạnh thông thường và các vi trùng gây bệnh. Nó cũng cải thiện sức khỏe tiêu hóa, tránh buồn nôn và đau bụng. Khi uống trà gừng, bạn có thể thêm nước cốt chanh và mật ong để mùi vị thơm ngon hơn.
2. Trà bạc hà
Trà bạc hà giúp chống táo bón, đầy hơi và những vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Nếu bạn đang bị sốt, trà bạc hà sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái nhờ tác dụng làm nóng cơ thể và giúp bạn ra mồ hôi. Loại trà này rất có ích khi bạn bị co thắt cơ.
3. Trà lemon balm (một loại cây thuộc họ bạc hà)
Loại trà này có nhiều công dụng trị bệnh, tốt cho cả trẻ em. Nó còn giúp cải thiện tâm trạng, làm bạn hưng phấn hơn, ngăn ngừa trầm cảm và ác mộng, giúp cải thiện khả năng tập trung. Trà lemon balm có thể uống nóng hoặc cho thêm với đá lạnh, nước cốt chanh và mật ong.
Video đang HOT
4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được chế biến từ hoa cúc, rất tốt cho những người bị mất ngủ. Hoa cúc có giá trị dược lý cao, là một loại thuốc an thần nhẹ nhờ tác dụng làm dịu thần kinh. Loại trà này còn giúp cải thiện tiêu hóa, chữa ho và viêm phế quản, rất tốt cho người bị viêm họng hay viêm miệng.
5. Trà tầm xuân
Loại trà thảo dược này rất giàu vitamin C, rất tốt cho làn da và các mô. Uống trà tầm xuân còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
6. Hồng trà Nam Phi
Là nguồn chứa nhiều vitamin C và nhiều đặc tính chống oxy hóa, hồng trà Nam Phi rất có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn. Nó giúp chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ngoài da như eczema, đồng thời ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
Thi Trân
Theo Magforwomen
Khi nào nên ăn đồ ngọt?
Các đồ ăn ngọt như bánh gatô, kẹo, nước giải khát, sôcôla... đều là những món ăn ưa thích của rất nhiều người nhưng các bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều đồ ngọt vì không có lợi cho sức khỏe.
Không nên ăn đồ ngọt quá nhiều. Ảnh minh họa.
Ăn nhiều kẹo ngọt sẽ khiến cho da dẻ chị em thiếu mịn màng, uống nhiều nước ngọt có ga sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả...Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các bác sĩ dinh dưỡng về tác dụng của đồ ngọt với sức khỏe con người. Nếu vào khoảng 15 đến 16 giờ chiều nếu bạn ăn một thanh sôcôla hay một miếng bánh ngọt sẽ có tác dụng bổ sung đường cho cơ thể.
Sau thời gian làm việc căng thẳng vào buổi sáng, đến chiều là thời điểm cơ thể cần bổ sung năng lượng, lượng đường có trong đồ ăn ngọt sẽ giúp não bộ bạn minh mẫn hơn, máu lưu thông đều giữ cho huyết áp giữ ổn định...Chính vì vậy nếu bạn là người ưa đồ ăn ngọt thì hãy chú ý chọn thời điểm 15 - 16 giờ chiều để ăn. Vào buổi sáng, đặc biệt là buổi tối thì nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên ăn đồ ngọt để đảm bảo sức khỏe.
Thực tế các bác sĩ khuyến cáo bạn nên ăn đồ ngọt tại một số thời điểm sau:
Trước khi vận động
Trong quá trình vận động, cơ thể con người sẽ tiêu hao năng lượng nhiệt năng lớn, trong khi đó, trước khi vận động thì không nên ăn no. Thời điểm này, ăn một lượng đồ ngọt vừa đủ có thể đáp ứngnăng lượng nhất định cần thiết cho cơ thể của con người khi vận động.
Khi quá mệt mỏi hay khi đói
Thời điểm cơ thể mệt mỏi hay khi bị đói, nhiệt lượng trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ thể suy nhược, ăn một ít đồ ngọt, lượng đường trong đó có thể được máu hấp thụ nhanh hơn các thức ăn thông thường khác nên sẽ nhanh chóng bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Khi bị quay cuồng, choáng váng
Lúc này uống nước đường pha đặc có thể giúp tăng lượng đường huyết, tăng cường khả năng kháng bệnh.
Khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết
Người bị bệnh tiểu đường do hạn chế quá mức lượng đường đưa vào cơ thể mà xuất hiện hiện tường dường huyết thấp. Lúc này, cần uống nước đường hoặc các đồ ăn ngọt khác có thể giúp cho người bệnh vượt qua nguy hiểm.
Khi nôn mửa hoặc tiêu chảy
Lúc này chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị rối loạn, có hiện tượng mất nước, nêu như uống ítđường muối thì sẽ tốt cho sự phục hồi chức năng của cơ quan tiêu hóa.
Tác hại của việc ăn đồ ngọt quá nhiều
- Thức ăn ngọt nếu ăn nhiều quá, một là ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, giảm thấp sự hấp thu thức ăn dinh dưỡng khác chứa protein, vitamin, muối vô cơ, làm các chất dinh dưỡng không kịp bổ sung gây chứng dinh dưỡng không tốt hoặc thiếu dinh dưỡng;
- Thường xuyên ăn đồ ngọt nếu không kịp đánh răng súc miệng, sẽ tăng độ axit trong khoang miệng, nuôi dưỡng can khuẩn thích chua, làm răng bị mài mòn mất calcium mà bị sâu răng. Tỉ lệ bị sâu răng ở thiếu niên nhi đồng cao tới 70, 80%, điều này có liên quan mật thiết tới việc ăn ngọt quá nhiều, không chú ý vệ sinh răng miệng;
- Bình thường ăn ngọt quá nhiều dễ gây "ợ chua", lâu dần có thể gây viêm dạ dày. Đường sau khi đi vào cơ thể quá nhiều còn tạo chứng thiếu crôm - muối vô cơ cần thiết cho cơ thể. Thiếu crom, sẽ làm hàm lượng cholesteron trong máu tăng cao, từ đó làm tăng cơ hội mắc các bệnh về mạch máu. Thiếu crom, còn dẫn đến bệnh tiểu đường.
Theo VnMedia
Ăn ít đường cũng gây bệnh Hiện nay, rất nhiều người rất sợ ăn đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều người đã hiểu sai về đường, bởi ăn một lượng đường thích hợp sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Trong bữa cơm hàng ngày, chất trực tiếp gây béo là mỡ chứ không phải là đường. Ngược lại, đường là chất mang nguồn năng...