Các loại trà chữa bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là chứng bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Ngoài biện pháp điều trị bằng thuốc, thường xuyên uống các loại trà có nguồn gốc thảo dược cũng mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị đáng kể.
Dưới đây là các loại trà có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp:
Hoa cúc có vị không đắng, tốt nhất là dùng loại cúc đại đóa màu trắng hoặc loại cúc trắng có hoa nhỏ hơn. Mỗi lần dùng khoảng 3g hoa cúc, chế nước sôi uống thay trà, ngày dùng 3 lần.
Bạn có thể dùng hoa cúc với kim ngân hoa, cam thảo sắc nước uống, có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, thanh nhiệt giải độc. Có hiệu quả rõ rệt với người cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Ảnh minh họa.
Thành phần dưỡng chất có trong quả táo mèo có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm dãn mạch máu, hạ đường máu, hạ huyết áp. Thường xuyên uống trà táo mèo có tác dụng rõ rệt trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Cách dùng 1-2 quả táo mèo non ngâm uống thay trà.
Thực tế sử dụng lá sen có tác dụng làm giãn mạch máu, thanh nhiệt giải độc, hạ huyết áp, giảm béo. Ngoài ra lá sen còn là phương thuốc hiệu nghiệm làm hạ mỡ trong máu.
Cách dùng: Dùng một nửa chiếc là sen rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm lượng nước vừa phải, đun sôi để nguội thay trà.
Dùng trà hoa hòe sẽ giúp chữa được bệnh cao huyết áp, thanh nhiệt, giấc ngủ sâu, sáng mắt, vững thành mạch tim. Ngoài ra hoa hòe còn có tác dụng khác như làm co giãn mạch máu, giảm đau.
Cách dùng: cho hoa cúc, hoa hòe, chè xanh mỗi thứ 3g, tán bột thô vào 1 cốc, đổ nước sôi đậy nắp ngâm 5 phút. Ngày uống 1 thang và uống dần sẽ thấy được hiệu quả.
Trà hà thủ ô
Hà thủ ô có tác dụng hạ mỡ máu, giảm hình thành huyết khối. Người bệnh cao huyết áp thường xuyên dùng trà hà thủ ô có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt.
Video đang HOT
Cách dùng: Hà thủ ô 20-30g, cho thêm nước, đun sôi trong 30 phút, đợi khi bớt nóng thì uống, ngày dùng một liều.
Tâm sen là phần chồi mầm màu xanh nằm trong hạt sen, vị rất đắng, có tác dụng rất tốt làm hạ mỡ trong máu.
Cách dùng: Tâm sen 12g, chế với nước sôi uống thay trà, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Ngoài tác dụng hạ mỡ máu, còn có tác dụng thanh nhiệt, an thần, trợ tim.
Trà quyết minh tử
Trong đông y, quyết minh tử có tác dụng hạ mỡ máu, mát gan, sáng mắt. Thường xuyên uống trà quyết minh tử để điều trị cao huyết áp.
Cách dụng: Ngày dùng 15-20g quyết minh tử chế nước sôi uông thay trà. Đây là phương thuốc hiệu nghiệm để điều tị bệnh cao huyết áp và các chưng bệnh đau đầu chóng mặt, mắt mờ nhìn không rõ.
Trà râu ngô
Trà râu ngô không chỉ có tác dụng hiệu quả trong điều trị cao huyết áp mà còn có tác dụng khác như cầm tiêu chảy, cầm máu, lợi tiểu và tốt cho dạ dày.
Cách dùng: Hãm nước sôi uống thay trà, ngày uống nhiều lần, mỗi lần dùng từ 20-30. Ứng dụng lâm sàng trong Đông y, râu ngô có tác dụng tốt điều trị chứng cao huyết áp và chừng phù nề do viêm thận gây nên.
Trà đỗ trọng là một loại trà chữa được bệnh cao huyết áp, bạn chỉ cần chọn lấy lá đỗ trọng, chè búp xanh loại tốt, với lượng bằng nhau. Sau đó tán chúng thành bột, trộn đều và cho vào túi nhỏ bằng giấy lọc, mỗi túi 6g, cất giữ nơi khô ráo. Ngày uống từ 1 – 2 lần, mỗi lần 1. Bạn cũng có thể lấy 10g lá đỗ trọng, 3g chè pha nước sôi 10 phút hoặc đổ nước đun sôi kỹ, ngày uống một thang, uống nóng. Không những trà có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp mà còn có công dụng: bổ gan thận, cường gân cốt.
Theo VNE
Giảm cân, trị mất ngủ bằng trà lá sen
Người dân nhiều nước sử dụng trà lá sen như một thức uống phổ biến hằng ngày. Đây được xem là phương pháp giảm cân tự nhiên, trị mất ngủ, giúp cầm máu, xả stress, tốt cho sức khỏe phụ nữ.
Trang LiveStrong đưa ra một số lợi ích thiết thực của trà lá sen:
Chống chảy máu
Lá sen chứa quercetin và flavonoids giúp tái tạo thành mao mạch nên chống chảy máu bên trong cơ thể như chảy máu đường ruột, đi tiểu ra máu, rong kinh...
Theo các chuyên gia, những người cao tuổi bị xơ cứng động mạch hay từng bị tai biến mạch máu não nên dùng trà lá sen. Ngoài ra khi bị vết thương chảy máu ngoài da, đắp trà lá sen bao phủ vết thương cũng có tác dụng cầm máu nhanh chóng.
Trà lá sen có tác dụng hiệu quả trong việc giảm béo, trị mất ngủ. Ảnh: senta.
Điều hòa cơ thể, trị mất ngủ
Trà lá sen là một trong những phương thuốc điều trị các bệnh dạ dày, lá lách và gan, được sử dụng nhiều trong mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt hay giải cảm. Ngoài ra, chất alkaloid có trong trà lá sen chống huyết áp cao. Loại thảo dược này cũng làm giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh và mất ngủ.
Tác dụng tốt cho sức khỏe, vẻ đẹp phụ nữ
Phụ nữ sau khi sinh thường dùng trà lá sen để đẩy lượng máu hôi còn tồn đọng trong cơ thể. Trong y học cổ truyền của người Ấn Độ cũng như phương pháp làm đẹp hiện đại của phụ nữ Hàn Quốc, người ta dùng lá sen tươi hoặc trà lá sen nấu nước dùng để rửa mặt. Điều này giúp khử tế bào chết, bụi bẩn, lưu thông khí huyết làm da mặt sáng và mịn màng hơn.
Giảm cân hiệu quả
Lá lách có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan khác trong cơ thể và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu lá lách không hoạt động tốt, chất lỏng dư thừa bao gồm axit béo và carbohydrate sẽ chuyển hóa thành chất béo, tạo thành các mô mỡ. Tinh chất trong lá sen có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của lá lách, ngăn chặn sự hình thành chất béo thông qua sự trao đổi chất. Vì vậy trà lá sen được sử dụng cho những người tăng cân do ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm có dầu mỡ, người có công việc ít vận động như nhân viên văn phòng ngồi lâu với máy tính, người trông coi cửa hàng...
Theo các chuyên gia, phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh không nên dùng trà lá sen cũng như các loại trà khác. Không dùng trà lá sen cho phụ nữ đang mang thai. Nên dùng trước bữa ăn ít nhất 30 phút và sau bữa ăn 1 giờ để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Cách pha trà lá sen thông thường
Bỏ một nhúm trà lá sen vào bình, đổ nước sôi vào và đậy nắp lại ngâm khoảng mươi phút để tinh chất trong lá sen tan ra hòa trộn vào nước. Nước trà lá sen có màu xanh đậm và trong hơn những loại trà khác, có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết.
Một số cách pha chế trà lá sen giúp giảm cân hiệu quả
Quế, táo gai
Nguyên liệu: 15 g trà lá sen, 50 g táo gai, 2 g quế, 1 lít nước, 2 muỗng đường.
Cho trà lá sen vào nồi nước, bắt lên bếp đun với lửa nhỏ, khi nào sôi cho táo gai vào đun tiếp khoảng 5 phút. Thêm quế và đường, nấu khoảng 3 phút nữa.
Công dụng: Giảm cân, hạn chế mùi hôi tự nhiên của cơ thể.
Táo gai, hạt quế
Nguyên liệu: 15 g táo gai, 15 g hạt quế, 20 g trà lá sen.
Táo gai cắt lát nhỏ cho vào chảo cùng với hạt quế, trà lá sen. Thêm nước và đun sôi trên lửa nhỏ để uống từ từ.
Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giải đờm, khí huyết lưu thông.
Trà hoa nhài, trà xanh
Nguyên liệu: 3 g trà xanh, 3 g trà hoa nhài, 15 g trà lá sen.
Cho 3 thứ trà vào nồi, cho thêm 1 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 5 phút. Dùng khi còn ấm sẽ hiệu quả hơn.
Công dụng: Giải nhiệt, cải thiện các triệu chứng hay chóng mặt và tức ngực.
Đậu xanh
Nguyên liệu: 20 g trà lá sen, 50 g đậu xanh.
Đậu xanh rửa sạch cho vào nồi cùng với trà lá sen, thêm khoảng 1 lít nước, đun sôi 5 phút.
Công dụng: Giải nhiệt, giảm mỡ máu.
Vỏ quýt khô
Nguyên liệu: 500 g vỏ quýt khô, 50 g trà lá sen, 100 g lúa mạch, 100 g táo gai.
Cho các nguyên liệu trên vào nồi và đun với lửa nhỏ để sôi khoảng 7-10 phút.
Công dụng: Giảm cân, giảm đờm.
Theo VNE
Củng cố sức khỏe chống thời tiết bất thường Thời tiết chuyển biến bất thường dễ khiến chúng ta đổ bệnh. Một số thực phẩm sau đây sẽ bảo vệ bạn khỏi bị cảm lạnh và cúm. Ăn cà rốt để 'mặc áo giáp' cho cơ thể ngừa bệnh - Ảnh: Shutterstock Một chế độ ăn uống giàu chất đạm, ngũ cốc và các sản phẩm sữa ít chất béo cùng với...