Các loại thức uống giúp giải nhiệt ngày nắng nóng
Nước rau má, dừa tươi, đậu xanh hay sắn dây là những loại nước mát tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Rau má
Rau má nhiều vitamin, tính mát lành có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tốt cho thị lực, chống say nắng… Xay lấy nước, thêm chút đường cho dễ uống.
Nước chanh, nước cam, nước ép bưởi nhiều vitamin C, giải khát và giải nhiệt rất tốt, còn tác dụng làm đẹp da, sát khuẩn, trị ho… Bạn có thể thêm vài lát chanh tươi hoặc cam vào ly nước ấm mật ong uống buổi sáng tốt cho cơ thể.
Đậu xanh
Video đang HOT
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạn có thể ăn sống đậu xanh, ninh nhừ hoặc sắc vỏ lấy nước uống. Bột đậu xanh hòa với nước nguội để uống cũng tốt cho sức khỏe. Người đang sốt nhẹ có thể pha nước đậu xanh uống để hạ nhiệt.
Nước quả chanh leo
Loại quả thơm ngon, mùi vị khó quên này bổ sung vitamin C và nhiều khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt giúp cơ thể mát mẻ, tươi mới hơn.
Nước sắn dây
Bột sắn dây là thức uống mát lành, có lợi sức khỏe trong thời tiết nóng nực. Bạn có thể uống bột sắn dây hay nấu với chè. Có nhiều cách để pha chế nước sắn dây như pha với sữa đặc, pha với chanh và quất, hay pha với nước và đường. Lưu ý, không pha sắn dây với mật ong vì có hại với sức khỏe.
Nước dừa
Nước dừa giàu kali và các khoáng chất khác, bổ sung nước cho cơ thể. Uống nước dừa giải nhiệt, làm đẹp da và tăng cường sức đề kháng.
Theo vnexpress.net
Chữa vú sưng đau, tắc tia sữa với bồ công anh
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,...
Bồ công anh còn có tên khác là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời,... Là loại cây nhỏ, thường cao khoảng 1m, đôi khi cao tới 3m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô; Hoa màu vàng, có loại màu tím, cả hai loại đều dùng làm thuốc.
Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Thường nhân dân ta dùng lá làm thuốc, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Khi làm thuốc có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,...
Một số đơn thuốc thường dùng
Chữa vú sưng đau, tắc tia sữa: Lá bồ công anh tươi khoảng 30g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2 - 3 lần là đỡ.
Ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10 - 15g, nước 600ml (khoảng 3 bát con), sắc còn 200ml (1 bát), đun sôi trong vòng 15 phút. Uống 5 - 7 ngày.
Mụn nhọt: Bồ công anh 40g, bèo cái 50g, sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang. Uống 3 - 5 ngày.
Viêm họng: Bồ công anh 40g, kim ngân hoa 20g, cam thảo nam 10g. Sắc uống ngày một thang. Uống 3 - 5 ngày.
Chữa đau dạ dày do viêm: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi trong vòng 15 phút, khi uống cho thêm ít đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.
Cần lưu ý phân biệt
Trên thực tế, tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 3 loại cây khác nhau, đó là:
Bồ công anh Việt Nam, phổ biến ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, còn gọi là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời, mũi cày.
Bồ công anh Trung Quốc.
Bồ công anh Trung Quốc, là loại cây được ghi trong các sách dược của Trung Quốc.
Cây chỉ thiên, một số vùng ở miền Nam gọi là bồ công anh và dùng như bồ công anh Trung Quốc.
Theo Nguyễn Thị Nga/Sức Khỏe & Đời Sống
Những người không nên ăn nhiều dưa chuột Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo những người này không nên ăn nhiều dưa chuột. Dưa chuột là món ăn bổ dưỡng nhất là trong ngày nóng nực, giúp thanh nhiệt, giải độc. Ngoài công dụng giảm cân, điều hòa mức cholesterol, dưa chuột còn có công dụng làm đẹp da... Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời thì dưa chuột vẫn...