Các loại thực phẩm tốt nhưng nguy hiểm nếu ăn quá nhiều
Chúng là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Bạn không cần từ bỏ, mà chỉ cần ăn với số lượng chừng mực.
Cam và cà chua
Không nên ăn quá nhiều hai loại trái cây ngon nhưng có tính axit cao này, bác sĩ Gina Sam, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa Vận động Mount Sinai tại Bệnh viện Mount Sinai, Mỹ, khuyên. Lượng axit tăng do ăn quá nhiều cam hoặc cà chua có thể dẫn đến trào ngược. Ăn quá nhiều cam và cà chua trong một khoảng thời gian dài, có thể gây ra bệnh Barrett thực quản, một rối loạn khi các tổn thương tiền ung thư hình thành trên lớp niêm mạc thực quản. Bác sĩ Sam gợi ý không nên ăn quá hai quả cam hoặc cà chua nhỏ mỗi ngày. Hoàn toàn tránh những thực phẩm này nếu bạn đã có triệu chứng trào ngược.
Cá ngừ đóng hộp có thể là một món ăn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cá ngừ đóng hộp có thể gây nguy hiểm, vì hàm lượng thủy ngân từ cá ngừ thường cao hơn so với những loài cá khác. Lượng thủy ngân cao quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực, suy giảm thính lực và ngôn ngữ, hoạt động của cơ thể thiếu nhịp nhàng và yếu cơ. Bạn không nên ăn nhiều hơn 3-5 hộp cá ngừ một tuần, Sam nói. Có thể lựa chọn thêm một số loại cá có lượng thủy ngân thấp hơn như cá hồi, tôm và cá tuyết.
Nước
Đủ nước là chìa khóa để có sức khỏe tốt, nhưng uống quá nhiều nước có thể gây nhiễm độc, bác sĩ Alan R. Gaby, tác giả của cuốn sách giáo khoa Dinh dưỡng Y học cho biết. Điều này xảy ra khi lượng nước uống làm loãng natri trong cơ thể, dẫn đến mức độ natri trong máu thấp bất thường, có thể dẫn đến suy giảm chức năng của não và thậm chí tử vong.
Uống bao nhiêu nước sẽ gây ra vấn đề? Điều này thường chỉ nghiêm trọng với những vận động marathon đường dài hoặc những người tự ép mình uống quá nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước quá nhiều, hãy kiểm tra nước tiểu của mình, nếu nó luôn trong suốt thì hãy giảm uống nước.
Đậu nành
Đậu nành có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol và huyết áp khi tiêu thụ ở mức vừa phải. Nếu tiêu thụ quá mức, đâu nành sẽ ức chế sự hấp thu sắt gây ra thiếu máu. Tiêu thụ đậu nành lâu dài với số lượng lớn có thể làm tăng sản nội mạc tử cung, sự gia tăng của nội mạc tử cung có thể dẫn đến ung thư tử cung. Trong khi chưa có thông báo chính xác về lượng đậu nành ở ngưỡng an toàn, bạn có thể ăn 2 cốc sữa đậu nành hoặc ít hơn.
Video đang HOT
Rau chân vịt (cải bó xôi)
Tươi ngon và tốt lành, rau chân vịt chứa rất nhiều protein, chất xơ, và các vitamin và khoáng chất khác nhau. Rau chân vịt cũng giàu lutein, một chất carotenoid có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực và mù lòa), Gaby nói. Rau chân vịt cũng chứa lượng oxalate cao, một hợp chất có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Vì vậy, bệnh nhân sỏi thận không nên ăn loại rau này quá nhiều.
Đạm động vật ít béo
Nếu bạn chủ yếu chỉ tiêu thụ các loại protein ít béo như thịt ức gà hoặc lòng trắng trứng, thì nên thay đổi. Fuhrman nói rằng việc tiêu thụ quá nhiều protein nạc động vật có thể nguy hiểm vì nó làm cho cơ thể tăng sản xuất hormone yếu tố tăng trưởng giống insullin 1 (IGF-1), thúc đẩy sự lão hóa và làm tăng nguy cơ ung thư (đặc biệt là ung thư vú).
Trong thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism cho thấy có sự gia tăng gấp bốn lần các ca mắc bệnh ung thư dẫn đến tử vong, gia tăng 75% số người tử vong với những người tiêu thụ ít nhất 20% lượng calo từ protein nạc động vật. Bạn nên thay thế bằng cách tiêu thụ thêm các loại protein từ thực vật, chẳng hạn như đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt, Fuhrman nói.
Quỳnh Trang (Theo womenshealthmag)
Mẹo hay phân biệt hoa quả Trung Quốc trà trộn thành hoa quả sạch
Nhiều hoa quả Trung Quốc được phát hiện chứa chất độc hại đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nếu ăn những loại quả này nguy cơ ung thư, vô sinh... có thể đến với người dùng.
Táo Trung Quốc: nhiễm độc
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng.
Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Được biết, trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Nhưng trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Táo Trung Quốc thường có màu hồng phấn, hồng nhạt chứ không đỏ sẫm như táo Mỹ, Úc.
Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4/2012 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Nho Trung Quốc: hóa chất vượt ngưỡng
Khoảng đầu tháng 7/2012, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3 - 5 lần.
Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) sau đó được đổ xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ có điều này là do hóa chất bảo quản.
Cách nhận biết một số loại quả Trung Quốc
Hiện có rất nhiều người lo ngại về hiện tượng hoa quả nhập ngoại và hoa quả Trung Quốc được bán trà trộn lẫn nhau. Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được điều này?
- Táo:
Thông thường táo nhập từ châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khía hậu châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt.
Và khi bổ ra 1 quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo Newzeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ châu Âu có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ.
- Cam:
Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó 1 quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.
Khi bổ ra ăn, cam Úc có vị ngon, thơm, nhưng cam Úc thường bị kho ở đầu và đít quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Úc có màu vàng nhạt hơn rất nhiều.
Nước được vắt từ 1 quả cam Úc được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ 1 quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Úc cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.
- Cherry:
Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Úc.
Với cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Tác hại khôn lường khi để điện thoại trên giường ngủ Để điện thoại bên cạnh khi ngủ có thể gây nguy hại cho sức khỏe mà bạn không lường hết được. Theo một cuộc khảo sát mới đây, 44% số người cho biết họ luôn để điện thoại trên giường khi ngủ để không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi quan trọng nào. Cái tiện lợi chỉ có thế, nhưng điều nguy hại...