Các loại quả không ngọt nhưng chứa hàm lượng đường cao, người tiểu đường cần lưu ý
Thanh long, quả chanh dây, táo gai…tưởng chừng là những loại trái cây ít đường tuy nhiên nhiều người không biết rằng chúng lại khiến đường trong máu tăng nhanh chóng.
Ngày nay, những căn bệnh liên quan tới đường huyết đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều thanh niên mắc phải căn bệnh tiểu đường mà nguyên nhân có liên quan tới thói quen ăn uống, trong đó có trái cây.
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo, người lớn nên ăn khoảng 5 khẩu phần trái cây và rau quả mỗi ngày, tổng khoảng 400g, không tính các loại củ giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang,…
Tiêu chuẩn vàng trái cây và rau quả được các nhà khoa học từ Đại học Imperial College London công bố dựa trên tổng hợp tất cả 95 nghiên cứu ăn uống là: 10 khẩu phần, tương đương 800g rau quả và trái cây mỗi ngày. Nhưng đối với người đang theo chế độ giảm cân hay bệnh nhân tiểu đường muốn cắt giảm lượng đường hấp thụ và lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống thì cần có những tính toán và lựa chọn thông minh hơn.
Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp (GI) do giàu chất xơ và chứa lượng đường chủ yếu là fructose. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại trái cây tuy không ngọt nhưng lại chứa hàm lượng đường cao cần tránh xa.
Thanh long
Thanh long chỉ có vị ngọt nhẹ ở phần giữa của quả nhưng hàm lượng đường trên 100 gam là khoảng 14%, và gần 70%-80% là đường glucose có thể khiến đường máu tăng nhanh hơn.
Thanh long ít ngọt nhưng lại chứa khá nhiều đường. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chanh dây
Chanh dây có vị ngọt và chua, nhưng lượng đường của loại quả này lại đạt khoảng 13%. Đây là chỉ số tương đối cao nhưng nhiều người không biết.
Táo gai
Ai cũng biết táo gai có vị chua và rất tốt cho tiêu hóa tuy nhiên một số quả táo gai thậm chí không ngọt nhưng lượng đường lại cao tới 22%.
Khá nhiều người sử dụng quả lựu để giảm cân tuy nhiên thực tế quả lựu cũng là một trong những loại trái cây tuy không quá ngọt nhưng cũng chứa hàm lượng đường tương đối cao tới 14%.
Cũng theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ thì bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng tất cả loại trái cây, cho dù là những loại trái cây chứa nhiều đường nhất.
Tuy nhiên, nếu muốn ăn những loại hoa quả này cần tính toán khẩu phần hợp lý, nắm rõ lượng đường hấp thụ theo khẩu phần ăn. Ngoài những loại trái cây trên thì những loại trái cây mà người tiểu đường nên hạn chế là những loại trái cây đóng hộp, trái cây khô hoặc nước trái cây, vì cơ thể sẽ hấp thụ những loại này rất nhanh và làm tăng lượng đường trong máu.
Thực tế, trái cây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu giá trị dinh dưỡng, là một sự lựa chọn không thể thiếu trong chế độ ăn uống. Hiểu về các loại hoa quả nào chứa nhiều đường giúp mọi người có thể thiết lập các thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học hơn.
Người tiểu đường hay những người đang theo chế độ giảm cân khi muốn ăn những loại trái cây chứa nhiều đường này cần chú ý tính toán khẩu phần chặt chẽ để đưa ra những ý tưởng ăn uống giúp kiểm soát tốt sức khỏe.
Ăn quá nhanh gây hại cho cơ thể như thế nào?
Nhiều người ăn quá nhanh mà không nhận thức được thực tế là ăn vội vàng gây hại nhiều hơn lợi.
Ăn quá nhanh dẫn đến nhiều cái hại cho cơ thể - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ai cũng có một lịch trình bận rộn, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải dành chút thời gian để ăn uống đúng cách. Thức ăn cung cấp cho chúng ta năng lượng và chất dinh dưỡng, giúp chúng ta hoạt động cả ngày dài. Chúng ta phải thưởng thức thức ăn để có được chất dinh dưỡng tối đa từ nó.
Đây là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn thức ăn quá nhanh, theo Times of India.
Ăn quá nhiều
Bằng cách ăn nhanh, bạn tiêu thụ nhiều calo hơn yêu cầu của cơ thể. Khi ăn nhanh, chúng ta luôn có xu hướng ăn quá nhiều vì não của chúng ta không có thời gian để nhận ra khi nào nó đã no. Ăn chậm giúp não bộ xử lý và hoạt động bình thường. Dạ dày của bạn gửi tín hiệu đến não khi no và do đó, bạn sẽ ngừng ăn.
Tăng cân
Ăn quá nhiều thường dẫn đến tăng cân, nhường chỗ cho các vấn đề sức khỏe khác. Cơ thể bạn dự trữ tất cả lượng calo thừa trong tế bào, dẫn đến tăng cân.
Để duy trì cân nặng hợp lý, hãy ăn chậm lại và cố gắng thực hiện ngay từ bây giờ. Điều này giúp bạn hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn và ngăn bạn tăng cân không cần thiết.
Khó tiêu
Ăn thức ăn quá nhanh thường dẫn đến vấn đề khó tiêu. Điều này xảy ra khi bạn không nhai thức ăn đúng cách và nuốt nước vào thức ăn. Điều này khiến hệ tiêu hóa khó tiêu hóa thức ăn, từ đó dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Cẩn thận với bệnh tiểu đường - SHUTTERSTOCK
Ăn nhanh không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng chắc chắn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Một số nghiên cứu chứng minh rằng đầy hơi do ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn, theo Times of India.
Mắc nghẹn
Điều này không xảy ra thường xuyên, vì luôn có rủi ro. Việc nghiền nát thức ăn của bạn một cách vô ý một ngày nào đó có thể dẫn đến việc bạn bị mắc nghẹn. Trẻ em có thể gặp rủi ro này nhiều hơn.
Vì vậy, tốt hơn là bạn nên ăn chậm lại, nhai chậm và nhai thức ăn đúng cách.
Người phụ nữ 'tái sinh' nhờ phẫu thuật cắt bỏ dạ dày Nhơ căt bo môt phân da day, Rahimah Asmawi đa giam 54 kg, điêu tri thanh công bênh tiêu đương va gianh cơ hôi sông tiêp. Tháng 5/2016, Rahimah Asmawi (33 tuổi) - nhà nghiên cứu y khoa người Singapore, hiện sống tại Melbourne (Australia) - gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi mang thai bé gái thứ 2, cô nặng 130...