Các loài móng guốc bên bờ vực tuyệt chủng
Các loài thú hoang dã thuộc bộ móng guốc, bao gồm cả một số loài đặc hữu của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF vừa lên tiếng cảnh báo vấn đề này trong một báo cáo mới mang tên “Vùng vẫy nơi rừng sâu”.
Báo cáo đề cập đến 13 loài thuộc bộ móng guốc: từ loài nai có kích thước chỉ bằng chú chó nhà cho đến những loài mang biểu tượng văn hoá đặc sắc; từ những loài thú có sừng lớn cho tới những loài hiếm khi được bắt gặp đến nỗi thông tin về chúng phần nhiều là phỏng đoán. Chúng đang ở các tình trạng khác nhau, nhưng báo cáo cho rằng tương lai của chúng vô định; thậm chí đối với một số loài, đã quá muộn để bàn chuyện tương lai.
Sao la- một trong những loài thuộc bộ guốc bị đe dọa tuyệt chủng
Video đang HOT
Hai loài đặc hữu của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng là bò xám và nai Schomburgk, đã tuyệt chủng trên toàn cầu vào đầu thế kỷ 20. Trong khi đó nai chó Đông Dương và sao la đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Rất nhiều loài khác cũng có số phận tương tự tại các quốc gia mà chúng từng sinh sống, trong đó có nai Cà Toong và bò rừng.
Tiến sĩ Thomas Gray, cán bộ quản lý chương trình Bảo tồn loài của WWF-Greater Mekong cho biết: “Mặc dù những áp lực do con người tạo ra, như săn bắn và phá huỷ sinh cảnh, đang xoá sổ nhanh chóng quần thể những loài kỳ diệu này, nhưng vẫn còn kịp cứu chúng nếu các chính phủ cân nhắc kỹ vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học khi đưa ra các quyết định”.
Tư liệu về nhiều loài động vật móng guốc có vú của khu vực hiện còn hạn chế; sự phát hiện loài sao la năm 1992 được coi là một trong những phát hiện độc đáo của ngành động vật học thế kỷ 20, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể quan sát chúng trong tự nhiên và việc khó phát hiện ra loài thú bí ẩn này đã ngăn cản các nhà khoa học ước tính số lượng quần thể của loài này một cách chính xác. Ước tính số lượng sao la có thể từ hàng chục cho tới hai trăm cá thể.
“Tiến trình phát triển đang thu hẹp sinh cảnh của sao la. Thêm vào đó, mối đe doạ lớn nhất đối với chúng là săn bắn bất hợp pháp. Sao la thường bị mắc bẫy do thợ săn đặt để đánh bẫy các loài thú khác,” Tiến sỹ Gray cho biết thêm.
Quần thể bò rừng, được coi là một trong những loài gia súc hoang dã đẹp và duyên dáng nhất, đã giảm 80% từ cuối những năm 1960. Đồng bằng phía đông Campuchia – rừng khô nhiệt đới rộng lớn nhất còn nguyên vẹn tại Đông Nam Á – là nơi có quần thể loài bò rừng lớn nhất trên thế giới, khoảng 2.700 – 5.700 cá thể. Săn bắn bất hợp pháp và buôn bán quốc tế sừng của chúng là một nhân tố chính khiến loài này bị suy giảm.
Tiến sĩ Gray cho biết thêm: “Bảo tồn các loài thú móng guốc của khu vực liên quan trực tiếp tới số phận của loài hổ, loài đã giảm từ 1.200 xuống còn 350 cá thể từ năm 1998, tại vùng tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Nếu các quần thể con mồi này tiếp tục giảm thì đó sẽ là một mối đe doạ nghiêm trọng tới quần thể hổ còn lại”.
Hải Dương
Theo ANTD
Đàn chim lớn khoảng 1.000 con bất ngờ xuất hiện ở Hải Dương
Trên những đỉnh núi thuộc dãy núi An Phụ tại thị trấn Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, gần đây xuất hiện đàn chim lớn khoảng 1.000 con về trú ngụ.
Đàn chim lớn về trú ngụ ở Hải Dương (Ảnh: Báo Tin tức)
Chim tụ tập thành đàn lớn, đậu trên ngọn cây ở đỉnh núi. Ban ngày chúng đi kiếm ăn, chiều tối về ngủ. Rừng trên các đỉnh núi này khá tĩnh mịch, bởi bao quanh chân núi hầu hết là đất hoang và nhà dân ở cạnh sườn dốc. Rừng đã được chia cho nhân dân chăm sóc, nên rất ít người lên núi.
Hình thức bên ngoài loài chim này giống loài Cò ốc, thuộc dòng sếu, nhưng to gấp đôi loài Cò ốc thông thường, mỗi con nặng khoảng 2 đến 3 kg (Cò ốc thường chỉ nặng 1 đến 1,2 kg). Giống chim này có lông màu trắng, chân vàng, mỏ vàng dài và hở cong, đuôi cánh và đuôi có màu đen, sải cánh rộng gần 1 mét. Chim chỉ chọn những cây cao nhất để trú ngụ và rất mẫn cảm với người.
Việc đàn chim lớn quần tụ về thị trấn Kinh Môn được người dân và chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Hiện chính quyền địa phương đã tuyên truyền về quy ước bảo vệ rừng, chống săn bắn động vật hoang dã; vận động nhân dân chung tay bảo vệ đàn chim, phát hiện và xử lý kịp thời những kẻ săn bắn trái phép, gìn giữ rừng, tạo nơi bình yên cho đàn chim ở lại.
Theo Dantri
Lập diễn đàn "thú cưng" để thịt thú rừng Nhiều diễn đàn "yêu thú cưng" trên mạng đang trở thành tụ điểm buôn bán và... "thịt" động vật hoang dã, quý hiếm. Tại cuộc trao đổi với báo chí hôm 23/7, đại diện Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (Wildlife Conservation Society - WCS) cho hay: Hiện có tới 33 trang mạng về "yêu thú cưng" có các hoạt động...