Các loại giấm và cách sử dụng trong nấu ăn
Giấm là một trong những loại gia vị thường dùng trong bếp. Người ta làm giấm bằng cách lên men những chất chứa cồn như rượu, bia hoặc rượu táo…
Từ thời cổ đại, giấm đã được sử dụng trong nấu nướng. Loại gia vị này được ưa chuộng trong nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau, từ Châu Á tới Châu Âu. Sau đây là những loại giấm phổ biến được dùng trong ẩm thực:
1. Giấm trắng
Loại giấm này thường được làm từ bã bia hoặc đường mật. Chúng có mùi vị, hương thơm khá mạnh và chủ yếu được dùng để ngâm chua các loại thực phẩm.
Giấm mạch nha được làm từ loại bia không mùi. Trong quá trình chế biến giấm, người ta cho thêm đường caramel vào để giúp giấm có màu sẫm hơn. Giấm mạch nha không thích hợp với những món ăn có mùi vị nhẹ vì loại giấm này có mùi khá hăng và vị hơi đắng. Giấm mạch nha thường được dùng để làm chua các loại rau xanh và trái cây. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chế biến tương ớt.
Video đang HOT
3. Giấm rượu
Bất kỳ loại rượu nào cũng có thể dùng để làm giấm. Giấm rượu có mùi vị nhẹ hơn so với giấm mạch nha. Chất lượng rượu càng cao thì hương vị của giấm càng thơm ngon. Giấm rượu thường là thành phần không thể thiếu để chế biến các loại nước sốt.
4. Giấm táo
Giấm táo chính là gia vị lý tưởng giúp tạo ra độ chua ngọt cho các món ăn, chế biến nước sốt dành cho món rau trộn. Với thành phần chính là rượu táo, loại giấm này có mùi thơm nhẹ của táo và có tính a-xít ít hơn so với giấm rượu.
5. Giấm gạo
Rượu gạo là nguyên liệu để làm giấm gạo. Đây là loại giấm được ưa chuộng nhất trong cách nấu nướng của người Trung Quốc, đặc biệt là trong các món ăn đòi hỏi có vị ngọt và chua.
6. Giấm thơm
Về cơ bản, giấm thơm vẫn được chế biến từ giấm rượu nhưng có cho thêm một số thành phần khác để tạo mùi thơm như tỏi, chanh hoặc tiêu xanh…
Khi chọn mua giấm ở chợ hoặc các cửa hàng thực phẩm, bạn nên đưa chai giấm ra ngoài ánh nắng để kiểm tra xem giấm có trong, sạch hay bị vón cục không.
Thời hạn sử dụng của giấm khá lâu, có thể lên đến một năm (đối với hầu hết các loại giấm), ngoại trừ giấm thơm có thể bị hỏng sau khoảng một tháng kể từ thời điểm bạn mở nắp chai.
Theo PNO
[Chế biến] - Thỏ sốt kiwi và táo
Thịt thỏ mềm, giòn ngọt và không có chất tăng trọng là một thực phẩm đang được ưa chuộng. Thêm chút sốt kiwi chua chua và táo, món ăn đem lại hương vị mới cho cả nhà.
Nguyên liệu
Cách làm:
- Đùi thỏ rửa sạch. Hành, tỏi khô bóc bỏ vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. Dừa nạo xào với một chút mỡ cho hơi săn và vàng. Táo rửa sạch, xắt khoanh, ngâm nước muối cho khỏi bị thâm.
- Đem thịt ướp cùng với: 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 1muỗng cà phê đường, 2 muỗng súp nước tương, 1 muỗng cà phê muối, cùng với hành, tỏi đã băm nhỏ. Để thịt khoảng 20-30 phút cho ngấm đều gia vị.
- Hành tây bóc vỏ, thái khoanh, ngâm giấm đường. Cho nhiều dầu vào chảo, khi dầu nóng già lần lượt bỏ từng miếng thịt thỏ vào rán ngập mỡ, khi miếng thịt đã vàng và hơi xém cạnh thì gắp ra.
- Trút bỏ dầu rán ra, cho nước dừa vào đun sôi rồi bỏ thịt thỏ đã rán vào om nhỏ lửa, nước dừa không bị sôi trào, thịt mềm, thơm. Khi nước dừa trong chảo sánh lại, nêm lại cho vừa ăn rồi gắp thịt thỏ ra. Trang trí xà lách, kiwi, táo thái khoanh, hành tây ngâm dấm đường.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Bepgiadinh
[Chế biến] - Măng tây xốt dầu giấm Nguyên liệu: Măng tây: 100g Xà lách: 100g 1 cây hành boa-rô (tỏi tây), 50g củ cải đường, 1 thài cà phê muối, 2 thìa cà phê đường, 10ml giấm trắng Xốt dầu giấm: 2 trái trứng gà, 5g mù tạc, 1 thìa cà phê dầu ô-liu, 10ml dầu giấm, 1 ít muối. Cách làm: Măng tây và hành boa-rô rửa sạch, cắt...