Các loại cổ áo sơ mi nam hiện đại, sang trọng
Khi phải chọn lựa một chiếc áo sơ mi, một số quyết định đưa ra thật dễ dàng: rộng rãi hay vừa vặn, màu xanh hay màu trắng, có họa tiết hay không…
Một số khác, ví dụ như phong cách cổ áo sơ mi, có thể sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, hầu hết đàn ông không quan tâm quá nhiều đến tiểu tiết, thế nên, cũng không phải là vấn đề to tát nếu họ chẳng biết gì về loại cổ áo của chiếc sơmi đang mặc.
Thế nhưng, đối với những người yêu thời trang, mỗi chi tiết thiết kế đều có một câu chuyện và ý nghĩa riêng, một yếu tố nhỏ cũng có thể thay đổi phong cách của toàn bộ trang phục. Nắm vài nét cơ bản về các loại cổ áo sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được chiếc áo phù hợp và ưng ý nhất.
Cổ trụ (grandad)
Trước hết, hãy phân biệt cổ áo mandarin (hay còn gọi là cổ Tàu) và cổ grandad. Cổ mandarin có nút trên cùng nằm bên dưới cổ áo, vì vậy cổ áo không bao giờ khép kín mà luôn có một khe chữ V giống như cổ áo truyền thống của người Trung Quốc. Cổ grandad có nút trên cùng nằm ở cổ áo, khi cài lại hoàn toàn khép kín và ôm gọn cổ của người mặc. Yếu tố này bắt nguồn từ đặc trưng của chiếc cổ áo có thể tháo rời.
Áo cổ grandad mang phong cách trẻ trung, thanh lịch. Áo sơmi cổ grandad nên được mặc tại các sự kiện ít tính trang trọng và không chính thống, chẳng hạn như một buổi hẹn hò, gặp gỡ bạn bè, họp mặt gia đình hoặc đến công sở hàng ngày. Quần jeans, chinos, thậm chí là quần shorts và các loại giày casual như loafer, sneakers, boat shoe là phù hợp nhất với chiếc áo này. Nếu muốn nâng cấp trang phục, bạn chỉ cần khoác thêm một chiếc áo blazer là xong.
Cổ cài nút (button-down)
Cổ áo button-down ban đầu được goi là “cổ polo” vì vốn được tạo ra để dành riêng cho những người chơi polo ở Anh vào cuối thế kỷ 19. Thời kỳ đó, cổ áo nam giới không được gắn chặt vào thân áo, vì vậy chúng sẽ đập vào mặt người chơi polo khi họ phi nước đại. Sau đó, họ nghĩ ra cách đính thêm các nút nhỏ để giữ cổ áo luôn nằm đúng vị trí.
Cổ áo button-down luôn đẹp nhất khi mở 1 hoặc 2 nút trên cùng. Một chiếc cổ áo lỏng lẻo nhưng vẫn giữ được phom dáng sẽ tạo nên cảm giác tự do, phóng khoáng và nam tính
Áo sơmi button-down có thể mặc trong cả sự kiện trang trọng lẫn cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn kết hợp với suit và cà vạt, hãy chọn loại cổ áo có ve rộng để có thể thể luồn cà vạt vào trong mà không làm chúng cộm lên. Tuy nhiên, cổ áo button-down luôn đẹp nhất khi mở 1 hoặc 2 nút trên cùng. Một chiếc cổ áo lỏng lẻo nhưng vẫn giữ được phom dáng sẽ tạo nên cảm giác tự do, phóng khoáng và nam tính. Đơn giản chỉ cẩn áo sơmi trơn và quần chinos xắn gấu là đủ.
Cổ thẳng, nhọn (narrow-point)
Trong thời Victoria, cổ áo sơ mi của đàn ông thường được bôi một lớp hồ cứng để giữ cho chúng luôn thẳng, đứng dáng và không bị nhăn. Edward, hoàng tử xứ Wales, là người khiến cho phong cách này trở nên phổ biến trong những naem 1900 khi mặc nó như trang phục chính thống với nút Windsor cổ điển. Đến năm 1920, một cuộc cách mạng thời trang nổ ra với cuộc đấu tranh về độ dài chiếc váy của phụ nữ và sự mềm mại của cổ áo sơmi nam. Mặc dù từ đó cổ áo của nam giới đã trở nên mềm mại, thoải mái hơn, nhưng chiếc cổ cứng vẫn là biểu tượng cho phong cách vương giả và là chuẩn mực của một chiếc dress shirt – áo sơmi cao cấp mặc cùng suit trong các sự kiện quan trọng.
Video đang HOT
Cổ áo to bản, thẳng, nhọn và cứng là chuẩn mực của áo sơmi cao cấp dành riêng cho các sự kiện chính thống
Loại cổ áo này phải đi cùng cà vạt và bộ suit trang trọng. Những người có khuôn mặt hẹp và nhọn rất phù hợp với cổ áo có ve rộng, sâu. Chúng thường có bản nẹp cổ để đeo cà vạt, phù hợp với các loạidresscode mang tính lễ phục, phù hợp với bộ 2-piece-suit hay 3-piece-suit. Chỉ nên dùng loại cổ áo này trong các sự kiện mang tính trang trọng tuyệt đối.
Cổ bo tròn (club, penny)
Một loại cổ áo thoạt nhìn cứ tưởng là của nữ giới, nhưng thực ra lại là cổ áo sơmi nam đồng phục của học sinh trường Eton, Anh quốc. Khoảng giữa thế kỷ 19, ngôi trường này đặt ra một vấn đề: nếu tất cả nam sinh của trường đều mặc đồng phục như… học sinh thì làm sao phân biệt được Eton với những trường khác. Họ có thể chọn một màu sắc hay họa tiết riêng, nhưng thay vào đó, họ quyết định sáng tạo với chiếc cổ áo sơmi bằng cách bo tròn các góc nhọn và thu hẹp chiều rộng. Từ đó, cổ áo này trở thành nét độc đáo của học sinh trường Eton.
Tuy nhiên, vượt ra ngoài khuôn khổ trường học, loại cổ áo này dần trở thành món đồ dành riêng cho thành viên của các câu lạc bộ kín, bắt nguồn từ tinh thần dẫn đầu và chủ nghĩa tinh hoa của học sinh trường Eton, và được biết đến với cái tên “club collar”. Đến năm 1930, cổ club dần phổ biến hơn vì kiểu cổ áo nhỏ, cạnh bo tròn rất phù hợp với món phụ kiện được yêu thích nhất thời bấy giờ: collar pin – ghim cài cổ áo. Cho đến hôm nay, loại cổ áo này được xem như một thiết kế chính thống dành cho nam giới.
Áo sơmi cổ club vốn là đồng phục của học sinh trường Eton ở Anh quốc
Cổ club có thể vẫn còn lạ lẫm với đa số nam giới hiện đại, tuy nhiên, không thể phủ nhận vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch pha chút cổ điển mà nó mang lại. Bạn có thể mặc sơmi cổ club cùng với suit, cà vạt và đừng quên một chiếc ghim cài cổ. Để ứng dụng trong phong cách hàng ngày, hãy biến hóa với nhiều món đồ khác nhau như áo khoác blazer, sweater mặc ngoài, hoặc đơn giản chỉ là áo sơmi trơn và quần chinos, vì bản thân cổ áo đã là một điểm nhấn đặc biệt rồi.
Cổ club có thể mặc với cà vạt và biến hóa nhiều phong cách khác nhau. Cổ club mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch pha chút cổ điển cho các quý ông
Cổ trải rộng (wide spread)
Cổ áo rộng bản lớn rất phổ biến đối với các quý ông hoàng gia Anh trong hơn 100 năm, được biết đến như món đồ yêu thích của Công tước xứ Windsor, Thái tử Charles và Douglas Fairbanks. Kiểu dáng gọn gàng, mũi nhọn hướng về vị trí giữa xương ức và xương đòn gánh, chúng tạo nên ấn tượng sắc nét và chống lại các nếp nhăn. Hãy bắt chước Công tước xứ Windsor: sử dụng các loại nút thắt cà vạt lớn như nút windsor hay nút shelby để biền vào không gian rộng lớn phía trước cổ.
Cổ wide spread thường được dùng chung với cà vạt để cân bằng khoảng trống phía trước
Phiên bản cực điểm của loại cổ áo này có tên là cutaway với góc nhọn hướng thẳng về phía vai, lần đầu được sử dụng bởi Công tước xứ Kent, người mà theo tờ Wall Street Journl là đã khiến cutaway trở thành “cổ áo được chọn lựa ở Anh và Ý” trong nhiều năm. Thiết kế này tạo cảm giác rõ ràng và mang đậm tinh thần đương đại. Cổ áo cutaway có thể mặc mà không cần cà vạt nhưng phải kết hợp với blazer, góc nhọn ẩn bên dưới vạt áo sẽ tạo nên hình ảnh thú vị.
Các góc nhọn hướng về giữa xương vai và xương đòn, khi ẩn bên dưới áo khoác sẽ tạo nên đường nét cân đối. Đây là thiết kế cổ áo mang đậm tinh thần đương đại.
Theo Nguồn tổng hợp
Dấu ấn văn hóa trên trang phục nam giới người Chăm
Người Chăm là một dân tộc sớm chịu ảnh hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hoá khác nhau. Mỗi giai cấp, tầng lớp; mỗi chức sắc tu sĩ tôn giáo người Chăm đều có trang phục riêng. Mỗi loại trang phục lại mang một dấu ấn văn hóa riêng.
Trang phục của chức sắc tôn giáo người Chăm.
Khăn đội đầu (tanrak)
Đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn. Người đàn ông bình dân thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng và đàn ông quí tộc thì đội khăn có dệt hoa văn hình quả trám cùng màu trắng phủ kín lên mặt vải. Ngoài khăn đội đầu, người đàn ông Chăm còn có khăn vắt vai, túi nhỏ đeo vai và túi đựng thuốc hút.
Cách đội khăn của đàn ông Chăm là quấn vòng lên đầu từ phía sau ra phía trước, rồi thả hai mép gập lại, buông chùm xuống ở gần hai tai. Đối với người đàn ông trẻ tuổi thì không đội khăn mà chỉ vắt khăn chéo qua vai. Cũng như phụ nữ Chăm, ngày nay việc đội khăn truyền thống chỉ có ở người đàn ông lớn tuổi, còn giới trẻ thì đội nón, chỉ còn đội khăn truyền thống trong những dịp lễ hội.
Áo nam giới người Chăm
Áo truyền thống của người đàn ông Chăm là loại áo ngắn (aw lah). Áo được may bởi 6 mảnh vải với nhau: mặt thân sau có hai mảnh vải tách rời, rồi họ lại may dính vào nhau tạo thành một đường viền chạy dọc theo sống lưng (khổ vải khung dệt không cho phép khổ vải quá một mét nên họ phải dùng hai mảnh để may ghép lại), phía thân trước cũng gồm hai mảnh vải ghép lại; hai bộ phận còn lại là hai vải ống tay may dính vào hai phần nách và phần vai. Áo ngắn chỉ mặt chùng xuống đến mông, xẻ hai bên hông khoảng 20 cm. Áo ở phía trước có đường xẻ, đính khuy và hai bên vạt trước có hai cái túi. Cổ áo thường là cổ con, tròn đứng, ôm sát cổ. Áo thường có nhiều màu trắng: trắng, đỏ, xanh, vàng... nhưng không có trang trí hoa văn.
Trang phục của thanh niên Chăm.
Áo nam giới Chăm còn có một loại áo khác gọi là "aw tah" (áo dài). Áo được dệt bằng vải thô màu trắng, được may ghép bằng nhiều mảnh vải. Áo dài không xẻ thân phía trước, không có hàng khuy mà chỉ xẻ một đường xiên trước ngực, dùng dây để buột thay nút. Áo mặt chui đầu (aw loah) và phủ dài đến đầu gối. Áo này hiện nay không được mặc phổ biến chỉ được mặc trong các nghi lễ.
Váy, khăn (aban, khan)
Theo truyền thống từ xa xưa, tất cả người Chăm, đàn bà, đàn ông đều mặc váy (sarông). Thông thường ngày nay thì người đàn ông mặc khăn. Khăn mặc của người đàn ông Chăm có nhiều loại. Khăn của đàn ông bình dân được dệt bằng vải thô màu trắng và không có hoa văn trang trí. Còn đàn ông quí tộc mặc khăn cũng màu trắng nhưng dệt bằng tơ, có hoa văn quả trám phủ kín bề mặt khăn. Cách mặc váy, khăn của đàn ông cũng giống như cách mặc váy của phụ nữ Chăm.
Dây thắt lưng (taley ka-in)
Ngoài việc mặc váy, đàn ông Chăm còn buộc dây lưng, loại dây thắt lưng có khổ vải rộng khoảng 10 - 25 cm, dài khoảng 180 - 250 cm. Dây thắt lưng thường có ba loại: Loại thường là loại dây thắt lưng trơn dệt bằng vải thô (cotton) màu trắng không có dệt hoa văn, loại dây thắt lưng này có khổ hẹp, thường dùng cho người đàn ông bình dân. Loại dây lưng dệt bằng tơ, có thêu nhiều hoa văn màu sắc sặc sỡ, có khổ rộng như loại hoa văn quả trám, hoa văn mắt gà, hoa văn hình neo thuyền... thường dùng cho giai cấp quí tộc. Loại dây thắt lưng có khổ rộng khoảng 10 cm, được dệt hai mặt hoa văn nổi. Hoa văn thường bố trí thành một dải nhiều hình xen kẽ nhau với màu sắc sặc sỡ như hoa văn quả trám, hoa văn chân chó, hoa văn hình móc mỏ neo... Ngoài ra loại này còn có hoa văn hình rồng, hình người... Loại dây lưng này chỉ dùng cho vua chúa và chức sắc tôn giáo. Cách buộc dây thắt lưng của người Chăm là quấn một vòng qua lưng rồi buột gút lại, thả chùn hai đầu dây có tua ra phía trước.
Nam giới người Chăm cũng đeo trang sức.
Trang sức của người Chăm
Đàn ông Chăm thường đeo đơn giản chiếc nhẫn tròn, mặt nhẫn có đính hột đen và được bao quanh bằng hình hoa 8 cánh mà họ thường gọi là chiếc nhẫn Mưta. Chiếc nhẫn Mưta chính là dấu hiệu để nhận biết đồng tộc Chăm. Vì vậy, khi người Chăm chết đi, ngoại trừ y phục, họ còn mang theo chiếc nhẫn Mưta. Họ dùng chiếc nhẫn Mưta để thực hiện nghi lễ quan trọng trong đám tang tiễn đưa linh hồn cho người chết về thế giới khác. Ngoài trang sức, người Chăm còn sử dụng guốc dép để mang.
Dấu ấn văn hóa trong trang phục
Trang phục Chăm chủ yếu là dùng chất liệu sẵn có trong thiên nhiên như bông, tơ tằm... dùng để dệt vải, hầu như không dùng nguyên liệu từ da, lông của súc vật. Đặc trưng của trang phục Chăm là không trang trí hoa văn trên nền vải áo. Hoa văn trên trang phục Chăm chủ yếu là được trang trí từng mảnh vải rồi may ghép vào các bộ phận của trang phục như loại cạp váy, dây thắt lưng. Loại này dùng để may dính vào cạp váy, vào khăn trùm đầu, khăn mặt, chỉ có váy phụ nữ Chăm, hoa văn được trang trí cả trên cạp váy và trên nền vải. Hoa văn trên trang phục Chăm chủ yếu là hoa văn quả trám, hột đậu ván, hạt lúa nổ, mắt gà, hoa văn neo thuyền, hoa văn mắc lưới, hoa văn nưgarit, Makala...
Những sắc thái văn hóa thông qua trang phục.
Trang phục Chăm có màu sắc phong phú. Trong trang trí, người Chăm không pha trộn bất cứ màu nào khác với nhau, nhưng họ có nghệ thuật phối màu riêng trên nền vải. Vì vậy, màu thổ cẩm, cũng như màu trang phục Chăm, mặc dù sử dụng màu nguyên nhưng không chói chang như các màu áo của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và một số dân tộc phía Bắc nước ta, màu sắc Chăm vừa hài hoà, vừa sâu lắng.
Trang phục Chăm không chỉ có nhu cầu để cho đẹp mà nó gắn liền với tín ngưỡng, những điều kiêng cữ và cấm kỵ. Ngoài việc cúng tổ vị tổ sư nghề dệt vải người Chăm còn có một số kiêng kỵ trong nghề dệt vải may mặc.
Theo vanhien.vn
NTK Việt Hùng mang "Đại sứ Áo dài Việt Nam" lên sân chơi lộng lẫy của Doanh nhân Việt Đêm 23/10/2018, tại Riverside Place - TP.HCM, Nhà thiết kế Việt Hùng sẽ mang đến sân chơi Thời trang Doanh nhân 2018 bộ sưu tập mới nhất - "Đại sứ Áo dài Việt Nam". Chất liệu gấm sang trọng kết hợp với kỹ thuật vẽ tay thủ công tạo nên sự kết hợp tinh xảo với lối vẽ hiện đại làm duyên trên...