Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc ‘di cư dầu mỏ’ Nga
Xuất khẩu dầu Nga bị tổn thất, trong khi các quốc gia nhập khẩu buộc phải điều chỉnh chiến lược để giảm phụ thuộc và tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Nhà máy lọc dầu ở Tây Siberia, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang tin Oilprice.com ngày 24/1, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Nga đang tạo ra những tác động sâu rộng, buộc các quốc gia và doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược mua bán dầu thô. Những động thái này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu dầu của Nga mà còn gây xáo trộn trong chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu.
Các lệnh trừng phạt của chính quyền Biden vừa mãn nhiệm nhắm trực tiếp vào hai công ty dầu mỏ lớn của Nga là Surgutneftgas và Gazprom Neft, những đơn vị chiếm tới 25% tổng lượng dầu xuất khẩu của nước này. Theo số liệu, hai công ty trên đã vận chuyển trung bình 970.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm 2024.
Hệ quả trực tiếp là các thương nhân đã ngừng chào bán dầu Nga. Điều này đặc biệt rõ nét tại thị trường Ấn Độ – quốc gia đã vượt qua Trung Quốc để trở thành khách hàng dầu thô lớn nhất của Nga trong năm qua. Ông Vetsa Ramakrishna Gupta, Giám đốc tài chính của công ty dầu khí Ấn Độ Bharat Petroleum, thẳng thắn thừa nhận: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ lời đề nghị mới nào cho đợt giao hàng vào tháng 3 tới”.
Video đang HOT
Trong khi đó, ngân hàng Standard Chartered dự báo những hạn chế mới này của Mỹ sẽ loại bỏ khỏi thị trường một lượng đáng kể dầu của Nga.
Cụ thể, các hạn chế mới đã tăng gấp ba lần số lượng tàu chở dầu thô của Nga bị trừng phạt, ảnh hưởng tới khoảng 900.000 thùng mỗi ngày.
Trước đó, lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga đã giảm mạnh 55% trong tháng 11/2024 so với cùng kỳ năm trước, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2022. Điều này cho thấy xu hướng các quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung để giảm phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.
Mặc dù bị áp lực, Nga dự kiến sẽ tìm cách né tránh các lệnh trừng phạt. Các chuyên gia nhận định Nga có thể sử dụng nhiều loại tàu chở dầu hơn và áp dụng các kỹ thuật chuyển giao dầu từ tàu sang tàu. Tuy nhiên, Standard Chartered ước tính khoảng 500.000 thùng/ngày vẫn sẽ bị ảnh hưởng trong 6 tháng tới.
Vượt trừng phạt, xuất khẩu dầu Nga tăng 'tốt hơn dự kiến', IEA tiết lộ lý do
Trong tháng 2/2023, các công ty năng lượng của Nga đã tăng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ trung bình hàng ngày gần 2% so với tháng trước, lên 1,508 triệu tấn/ngày.
Xuất khẩu dầu Nga tăng mạnh. (Nguồn: Globlynews)
Thông tin trên được tờ Kommersant của Nga đưa tin ngày 1/3.
Cụ thể, sản lượng dầu trong tháng 2 của Nga lần đầu tiên đạt mức trước khi bị trừng phạt và có thể vượt quá mức của tháng 2/2022, trước khi xung đột với Ukraine xảy ra.
Sản lượng dầu của Nga đã dần phục hồi sau khi giảm mạnh vào tháng 3/2022 do các hạn chế của phương Tây.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay, sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ của Nga đã tăng "tốt hơn nhiều so với dự kiến" trong những tháng gần đây bất chấp các lệnh cấm và trần giá nhắm vào ngành này.
Người đứng đầu bộ phận thị trường và ngành dầu mỏ của IEAToril Bosoni cho rằng, Moscow đã thành công trong việc định tuyến lại phần lớn dầu thô trước đây được vận chuyển đến Liên minh châu Âu (EU) sang các thị trường mới ở châu Á.
Hôm 17/2, IEA tiết lộ trong một báo cáo rằng, xuất khẩu dầu của Nga đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 1/2023 bất chấp lệnh cấm vận của phương Tây đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của nước này được áp đặt vào tháng 12/2022.
Theo IEA, lượng giao hàng dầu của quốc gia này đã tăng 300.000 thùng/ngày trong tháng 1 so với tháng trước, đạt 8,2 triệu thùng/ngày.
Nga tham gia lại một phần vào Hội đồng Bắc Cực Hãng thông tấn Nga ngày 24/1 dẫn lời bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã khôi phục một phần hoạt động tại Hội đồng Bắc Cực. Binh sĩ Nga gác tại căn cứ quân sự ở đảo Kotelny, bên kia Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN Bà Zakharova thông báo dưới sự chủ trì của Na Uy,...