Các lãnh đạo G7 tụ họp tại Nhật
Tất cả lãnh đạo những quốc gia thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển đã đến Nhật để dự hội nghị thượng đỉnh.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến Tokyo từ ngày 23/5, khi hội nghị G7 diễn ra. Trong chuyến thăm, ông cùng phu nhân Sophie Gregoire-Trudeau thăm đền Meiji ở thủ đô của Nhật.
Đây là lần đầu tiên ông Trudeau (trái), 44 tuổi, dự hội nghị thượng đỉnh này với tư cách thủ tướng Canada. Ông lên nắm quyền sau chiến thắng áp đảo của đảng Tự do trước đảng Bảo thủ hồi tháng 11 năm ngoái.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tối qua đến Nhật sau chuyến thăm Việt Nam kéo dài ba ngày. Tại lần họp này, kéo dài trong hai ngày 26 và 27/5, G7 tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế, thương mại toàn cầu, chống khủng bố, điểm nóng Trung Đông, Triều Tiên, tình hình Ukraine, Biển Đông, Hoa Đông, hợp tác chống biến đổi khí hậu theo thỏa thuận COP21 (thỏa thuận đạt được tại Paris năm ngoái), thúc đẩy triển khai các mục tiêu SDG và Chương trình nghị sự phát triển 2030.
Tổng thống Mỹ được tiếp đón tại sân bay quốc tế Chubu Centrair ở thành phố Tokoname, tỉnh Aichi, Nhật.
Video đang HOT
Ông Obama bắt tay cùng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc họp báo, sau cuộc họp song phương hôm qua ở thành phố Shima, vùng Ise-Shima, tỉnh Mie.
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua cũng có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Nhật Shinzo Abe tại Khách sạn Shima Kanko ở thành phố Shima, tỉnh Mie.
Tổng thống Pháp Francois Hollande sáng nay đến sân bay quốc tế Chubu Centrair ở thành phố Tokoname, tỉnh Aichi, Nhật.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng phu quân Joachim Sauer được đón tiếp tại sân bay trước thềm thượng đỉnh G7.
Thủ tướng Italy Matteo Renzi đến Nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa lên đường tới Nhật, dự thượng đỉnh G7 mở rộng.
Nhân viên của mạng lưới các tổ chức phi chính phủ (NGO) liên quan đến y tế của G7 chỉnh panel in hình các lãnh đạo G7 trong trang phục siêu nhân, tại trung tâm NGO G7 ở thành phố Ise, vùng Ise-Shima, tỉnh Mie.
Trọng Giáp
Reuters
Theo VNE
Tổng thống Mỹ: G7 phải chống lại 'sự gây hấn của Nga' ở Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7.6 kêu gọi lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) chống lại "sự gây hấn của Nga ở Ukraine".
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu cạnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trong buổi lễ đón tiếp ông đến Đức tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại thành phố Garmisch-Partenkirchen (Đức) trong hai ngày 7-8.6 - Ảnh: Reuters
Một trong số nhiều vấn đề các lãnh đạo G7 sẽ thảo luận trong hai ngày 7-8.6 là "chống lại sự gây hấn của Nga", ông Obama nói khi được Thủ tướng Đức Angela Merkel đón tiếp ông đến tham dự thượng đỉnh G7, theo AFP.
Tổng thống Obama cho biết quan hệ giữa Mỹ và Đức là "một trong số những đồng minh mạnh mẽ nhất trên thế giới". Phát biểu này của ông Obama được cho là nhằm gửi thông điệp đến Tổng thống Nga Vladimir Putin vắng mặt trong thượng đỉnh G7 lần này và thể hiện sự đoàn kết của G7 liên quan đến tình hình xung đột ở Ukraine.
Đáp lại lời ông Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng ca ngợi Mỹ là "đối tác cần thiết" mặc dù đôi lúc hai bên "bất đồng quan điểm".
Quan hệ hai nước Mỹ-Đức đã được kiểm nghiệm trong vụ bê bối cơ quan NSA của Mỹ nghe lén điện thoại của bà Merkel và gần đây là thông tin Mỹ-Đức do thám các mục tiêu kinh tế và chính trị châu Âu, theo AFP.
Đức và Mỹ chia sẻ "những giá trị chung", bà Merkel nhấn mạnh, trong một phát ngôn được cho là ám chỉ ông Putin. Nga bị trục xuất khỏi nhóm G7 sau khi sáp nhập vùng Crimea.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Donald Tusk, cũng tham dự thượng đỉnh G7, cho biết ông muốn "tái xác nhận G7 đoàn kết về những biện pháp trừng phạt Nga".
Báo New York Times (Mỹ) ngày 6.6 bình luận nhiệm vụ của ông Obama tại G7 lần này là đảm bảo các nước G7 nhất trí về việc tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến tình hình Ukraine nhằm "tăng cường cô lập Nga". Mỹ và phương Tây lâu nay cáo buộc Nga "xâm lược" Crimea và viện trợ cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, áp đặt các biện pháp trừng phạt Moscow. Tuy nhiên Moscow luôn bác bỏ cáo buộc này.
Ngoài tình hình Ukraine, các lãnh đạo G7 dự kiến sẽ thảo luận vấn đề khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và mối đe dọa toàn cầu từ chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Sau chuyến thăm Việt Nam, điều gì chờ đón ông Obama tại Nhật? Sau khi kết thúc chuyến thăm 3 ngày tại Việt Nam và được nhiều người chào đón, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tham dự hàng loạt sự kiện quan trọng tại Nhật Bản. Trưa 25.5, Tổng thống Barack Obama đã kết thúc chuyến thăm 3 ngày tại Việt Nam. REUTERS Trưa 25.5, sau buổi nói chuyện với các bạn trẻ thuộc chương...