Các lãnh đạo bị lật đổ của Myanmar muốn họp ASEAN
Một nhóm các nhà lập pháp từ đảng bị lật đổ của Suu Kyi kêu gọi lãnh đạo Đông Nam Á mời tham gia đàm phán giải quyết khủng hoảng.
Moe Zaw Oo, người nhận là thứ trưởng ngoại giao của “chính phủ đoàn kết dân tộc” (NUG), cho biết Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không liên hệ với họ. NUG thành lập hôm 16/4 bởi các nhà lập pháp bị lật đổ chủ yếu xuất thân từ đảng của Cố vấn Quốc gia Aung San Suu Kyi, cũng như một số chính trị gia các nhóm dân tộc thiểu số.
“Nếu ASEAN muốn giúp đỡ giải quyết tình hình Myanmar, họ sẽ không thể đạt được bất kỳ điều gì nếu không tham vấn và đàm phán với NUG, tổ chức được nhân dân ủng hộ và mang tính hợp pháp đầy đủ”, ông nói hôm nay.
Moe Zaw Oo kêu gọi quốc tế công nhận NUG, đề nghị ASEAN mời họ dự họp. “Điều quan trọng là không được công nhận chính quyền quân sự này. Cần xử lý cẩn thận”, ông bày tỏ.
Người dân bày tỏ ủng hộ NUG tại Yangon hôm nay. Ảnh: Reuters
Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, dự kiến tham gia hội nghị cấp cao ASEAN về tình hình Myanmar tại Jakarta tuần tới. Đây sẽ là lần đầu tiên Min Aung Hlaing tham dự một sự kiện chính thức ở nước ngoài kể từ khi quân đội do ông chỉ huy tiến hành lật đổ chính quyền dân sự và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hồi đầu tháng 2.
Video đang HOT
Việc ông Min Aung Hlaing tới cuộc họp của 10 quốc gia Đông Nam Á vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động Myanmar, những người kêu gọi giới lãnh đạo nước ngoài không công nhận chính quyền quân sự.
Myanmar rơi vào hỗn loạn từ sau cuộc đảo chính. Tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra khắp đất nước hôm nay, khi người biểu tình tập trung ở Mandalay, Meiktila, Magway và Myingyan, thể hiện sự ủng hộ với NUG.
Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính và bắt bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Lực lượng quân đội tuyên bố sẽ trao lại quyền lực cho chính phủ dân sự sau khi có kết quả về cuộc bầu cử mới.
Theo một nhóm quan sát địa phương, kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Myanmar, ít nhất 720 người đã thiệt mạng và khoảng 3.100 người bị bắt. Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo Myanmar có thể đang tiến gần một cuộc xung đột toàn diện kiểu Syria.
An ninh Myanmar bắt nam người mẫu
Lực lượng an ninh Myanmar hôm nay bắt Paing Takhon, một người mẫu kiêm diễn viên nổi tiếng, vì công khai phản đối cuộc đảo chính của quân đội.
Takhon, 24 tuổi, là một trong những người nổi tiếng bị bắt trong những ngày gần đây ở Myanmar. Anh liên tục lên án hành động đảo chính của quân đội Myanmar, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ với Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
"Khoảng 50 binh sĩ trên 8 xe tải quân sự ập tới bắt anh ấy tại nhà bố mẹ ở Bắc Dagon, Yangon, vào 4h30 sáng nay", Thi Thi Lwin, em gái Takhon, viết trên Facebook.
"Anh ấy đang ốm nặng do từng bị sốt rét và bệnh tim. Họ bắt anh ấy một cách yên lặng, không sử dụng bạo lực. Chúng tôi vẫn chưa biết anh ấy bị đưa đi đâu", cô cho biết.
Paing Takhon, người mẫu kiêm diễn viên nổi tiếng ở Myanmar và Thái Lan. Ảnh: Facebook/Paing Takhon
Takhon có hơn một triệu người theo dõi trên Facebook và mạng xã hội. Theo những bài đăng gần đây, anh đang bị ốm và về nhà bố mẹ để nghỉ ngơi. Các tài khoản mạng xã hội của Takhon đã bị xóa, hiện chưa rõ có phải do anh tự gỡ hay không.
Quân đội Myanmar đã phát lệnh truy nã 100 người nổi tiếng lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình chống đảo chính khắp cả nước, trong đó có Han Lay, đại diện của Myanmar tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020. Zarganar, diễn viên hài nổi tiếng nhất Myanmar, cũng bị bắt hôm 6/4.
Trong cuộc biểu tình tại thị trấn Taze, tây bắc Myanmar hôm nay, người biểu tình đã dùng súng hơi, dao và bom xăng đáp trả lực lượng an ninh trấn áp. Quân đội Myanmar tăng cường lực lượng đến thị trấn và các cuộc đụng độ đã khiến 11 người biểu tình thiệt mạng, 20 người bị thương.
Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP), một tổ chức quan sát nhân quyền ở Myanmar, cho hay vụ đụng độ mới nhất nâng số dân thường thiệt mạng trong các cuộc biểu tình từ 1/2 tới nay lên hơn 600. Khoảng 2.847 người cũng đang bị chính quyền quân sự giam.
Các nhà hoạt động ở Myanmar đã đặt hoa vào trong giày, để tại nhiều khu vực ở Yangon hôm nay, nhằm tưởng nhớ những người biểu tình đã thiệt mạng.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các quan chức trong chính quyền dân sự, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử tháng 11/2020 không được giải quyết.
Sự việc làm dấy lên phong trào biểu tình phản đối đảo chính, với tình trạng bạo lực ngày càng leo thang. Nhiều nước phương Tây đã lên án việc chính quyền quân sự Myanmar dùng vũ lực với người biểu tình và áp lệnh trừng phạt với các tướng quân đội nước này.
Đề cao đối thoại, hòa giải vì người dân trong tìm kiếm giải pháp tại Myanmar Ngày 1/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp thảo luận về tình hình Myanmar bằng hình thức trực tuyến. Đây là cuộc họp lần thứ ba của HĐBA LHQ về chủ đề này trong hơn một tháng qua. Cảnh sát Myanmar phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình phản đối việc nắm quyền lãnh...