Các ‘lá chắn khủng’ đang chờ hạ tên lửa Triều Tiên
Triều Tiên đang có những động thái được cho là thử tên lửa tầm trung tại bờ biển phía đông.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot
Tuy nhiên, với các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và các quốc gia đồng minh bố trí ngay khi căng thẳng leo thang, vụ phóng tên lửa này của Bình Nhưỡng khiến nhiều người nghi ngờ về một kết quả thành công.
Lầu Năm Góc cho biết hàng rào phòng thủ có khả năng bắn hạ tên lửa ngay bên trong và bên ngoài khí quyển trái đất sẽ được sẵn sàng chỉ trong vài tuần nữa.
Không chỉ có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có hàng rào tên lửa trên lãnh thổ của họ.
Nhật Bản có hệ thống phòng thủ Patriot Tối tân còn gọi là PAC-3, các chiến hạm trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis.
Hàn Quốc có hệ thống phòng thủ PAC-2, các chiến hạm trang bị Aegis cũng đã được triển khai.
Tại Guam, Mỹ sẽ lắp đặt hệ thống đánh chặn theo khu vực trên tầm cao THAAD.
Vùng biển trong khu vực Thái Bình Dương, Mỹ bố trí các tàu khu trục có trang bị hệ thống Aegis như tàu USS John McCain và USS Decatur.
Hệ thống Aegis
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều có tàu khu trục trang bị Aegis
Những lời đe dọa của Triều Tiên đã khiến cho các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới việc phòng thủ tên lửa. Các hàng rào như vậy được bố trí trên biển và cả trên mặt đất – chẳng hạn như các chiến hạm trang bị Aegis cùng với rađa và các thiết bị đánh chặn có khả năng xử lý các tên lửa đạn đạo tương tự như các rađa trên mặt đất và các hệ thống tên lửa như Patriot và THAAD.
Ngoài mục đích hàng đầu hiện nay là nhằm đối phó với mối đe dọa của Triều Tiên, Washington rõ ràng là hy vọng về lâu dài, việc củng cố các hàng rào tên lửa này trong khu vực sẽ có thể khuyến khích Trung Quốc gây thêm sức ép với Triều Tiên.
Các hệ thống này bây giờ không hề nhằm vào Trung Quốc, nhưng có thể thấy là việc mở rộng quy mô này có thể sẽ tác động lên chiến lược phòng thủ của Bắc Kinh.
Hệ thống Aegis cho phép các chiến hạm bắn hạ các tên lửa đạn đạo của đối phương khi các tên lửa này vẫn đang trên không trung.
Các tên lửa đánh chặn được khai hỏa để nhắm trúng vào các tên lửa đối phương trước khi chúng kịp trở lại khí quyển, ngăn chặn trước khi chúng kịp gây ra bất kỳ tổn thất nào.
Hải quân Mỹ, Hàn Quốc và Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản đều có các tàu khu trục trong khu vực trang bị Aegis.
Hệ thống đánh chặn theo khu vực tầm cao THAAD
Video đang HOT
THAAD là hệ thống có khả năng triển khai nhanh chóng, phòng thủ trước các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn ngay trong giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của hành trình tên lửa đối phương.
Hệ thống này có thể tiêu diệt tên lửa đối phương trong khoảng 200km và ở độ cao trên 150km, nhằm bảo vệ các khu vực có giá trị chiến lược cao hoặc chiến thuật chẳng hạn như sân bay hoặc trung tâm dân cư.
Cơ chế đánh chặn của THAAD
1. Đối phương phóng tên lửa
2. Rađa của THAAD phát hiện vụ phóng, chuyển tín hiệu tới trạm chỉ huy và kiểm soát
3. Trạm chỉ huy và kiểm soát chỉ dẫn về vụ phóng tên lửa đánh chặn
4. Tên lửa đánh chặn được khai hỏa và nhằm vào tên lửa đối phương
5. Tên lửa đối phương bị tiêu diệt trong chặng bay cuối
Các xe tải đóng vai trò làm bệ phóng di động có thể mang theo trên tám tên lửa đánh chặn.
Hệ thống Patriot
Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không tối tân có khả năng tiêu diệt máy bay, chiến cơ và tên lửa đạn đạo.
Đây là lớp thứ ba trong lá chắn phòng thủ và thường được dùng để ngăn chặn vũ khí đối phương trong khoảng cách gần.
Các yếu tố chính của hệ thống gồm rađa, trung tâm điều khiển và các bệ phóng trên xe tải.
Mỗi bệ phóng có bốn tên lửa – hoặc 16 tên lửa trong phiên bản “PAC-3″ mới nhất.
Patriot có thể được triển khai chỉ trong vòng 1 giờ. Hàn Quốc và Nhật Bản đều có hệ thống Patriot này.
Cơ chế đánh chặn của Patriot
1. Rađa quét lên trời để tìm các mối đe dọa. Nếu như phát hiện có vật thể đang bay tới, rađa giúp xác định đó là tên lửa hay máy bay chiến đấu, hay là tên lửa hạt nhân tầm thấp, hoặc là một thiết bị bay điều khiển từ xa.
2. Tổng đài điều khiển liên lạc với các lực lượng khác, giám sát các mối đe dọa, và ưu tiên các mục tiêu, nhưng hệ thống có thể làm việc tự động.
3. Bệ phóng nhắm và bắn tên lửa được chứa trong các hộp dài. Tên lửa có thể được phóng chỉ trong chưa đầy 9 giây. Bệ phóng có thể được đặt cách xa rađa.
4. Rađa theo sát hành trình tên lửa và hướng dẫn tới mục tiêu với sự trợ giúp từ máy tính của trạm điều khiển và cảm biến của nó.
5. Tên lửa PAC-3 hủy diệt mục tiêu bằng cách đâm thẳng vào chúng.
6. Tên lửa trang bị dẫn đường (GEM )
Đầu đạn nổ khi tới gần mục tiêu, mỗi máy phóng có 4 tên lửa. Các tên lửa có thêm kíp nổ và có dẫn đường.
Theo Dantri
"Mổ xẻ" kế hoạch phòng thủ tên lửa của Nhật Bản
Nhật Bản đã triển khai các tên lửa đánh chặn Patriot tại thủ đô Tokyo để bảo vệ khoảng 30 triệu cư dân của thành phố trước bất kỳ một cuộc tấn công nào từ Tiều Tiên. Liệu Tokyo có bắn hạ tên lửa của Bình Nhưỡng?
Một binh sĩ Nhật đứng gác gần bệ phóng tên lửa PAC-3 cạnh trụ sở Bộ quốc phòng ở Tokyo.
Tiềm lực của quân đội Nhật Bản?
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có tổng cộng gần 250.000 quân nhân. Tính tới tháng 3/2012, Nhật Bản có 143 tàu quân sự và 420 máy bay chiến đấu. Tokyo đã chi khoảng 50 tỷ USD cho quân đội mỗi năm, tương đương với khoảng 1% GDP.
Quân đội Nhật Bản được trang bị và huấn luyện tốt, và tận dụng tốt công nghệ.
Mỹ hiện có khoảng 47.000 quân nhân đồn trú tại Nhật Bản, kèm theo nhiều thiết bị quân sự.
Nhật Bản đã triển khai 2 tàu khu trục Aegis, mỗi bờ biển bố trí một tàu, được trang bị các hệ thống cảnh báo radar tiên tiến để theo dõi các vụ phóng tên lửa.
Nhật Bản đã làm gì để phòng thủ trước tên lửa của Triều Tiên?
4 tàu khu trục Aegis thường tuần tra vùng biển quanh quần đảo. Hiện tại, 2 trong số đó đang có mặt tại biển Nhật Bản.
Có 16 khẩu đội phóng tên lửa Patriot (PAC-3) đặt tại 4 khu vực khác nhau của Nhật Bản. Số bệ phóng PAC-3 đơn lẻ được cho là 28. Lực lượng Mỹ tại Okinawa được cho là có 24 bệ phóng khác.
Để đề phòng vụ phóng của Triều Tiên, 4 khẩu đội PAC-3 đã được di chuyển tới trụ sở Bộ quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo và 3 căn cứ quân sự quanh thủ đô.
Tuy nhiên, một số nhà bình luận cảnh báo rằng công nghệ tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên cho phép họ phóng từ phía sau một bệ phóng di động. Điều này có thể khiến bất kỳ tên lửa nào của Triều Tiên đang lại gần trở nên khó đánh chặn hơn vì khó tính toán đường đi của tên lửa hơn.
Trong những trường hợp nào Nhật Bản có thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên?
Luật pháp Nhật Bản cho phép quân đội bắn hạ một tên lửa của Triều Tiên trên bầu trời lãnh thổ nước này hoặc bên trên vùng biển khi nó đang tiến tới lãnh thổ Nhật Bản hoặc được cho là có thể gây nguy hiểm cho người dân và tài sản của Nhật Bản.
Các nhà phân tích cho hay Nhật Bản không có khả năng trở thành mục tiêu của bất kỳ vụ phóng nào, nhưng các sự cố kỹ thuật hoặc công nghệ của tên lửa Triều Tiên được phóng vào Thái Bình Dương có thể khiến tên lửa hoặc các bộ phận của tên lửa rơi xuống Nhật Bản.
Tình huống bất ngờ đó có thể xảy ra và Tokyo đang cảnh giác trước điều đó.
Điều gì đã xảy ra trong các vụ phóng trước đây của Triều Tiên?
Triều Tiên đã phóng một tên lửa mà không đưa ra cảnh báo nào vào ngày 31/8/1998 mà nước này khẳng định là một nỗ lực nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Tầng đầu của tên lửa đã rơi xuống biển Nhật Bản và tầng thứ 2 bay ra đảo Honshu và rơi xuống Thái Bình Dương.
Vụ phóng đó khiến Nhật Bản quyết định triển khai các tàu khu trục Aegis được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 trên biển và tên lửa đất đối không Patriot trên đất liền vào năm 2003.
Ngày 27/3/2009, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã ký lệnh bắn hạ lần đầu tiên để đối phó với sự chuẩn bị của Triều Tiên nhằm phóng một tên lửa.
Tên lửa đó đã được phóng vào ngày 5/8, bay hàng trăm km trên bầu trời vùng đông bắc Nhật Bản. Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã không đánh chặn nó.
Vào ngày 30/3/2012, một lệnh bắn hạ khác đã được đưa ra khi Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng một vệ tinh. Tuy nhiên, vệ tinh tầm xa đã phát nổ ngay sau khi được phóng lên ngày 13/4.
Một lệnh bắn hạ thứ 3 được ký vào ngày 7/12/2012, khi Triều Tiên sẵn sàng cho một tên lửa, vốn bay về phía nam qua quần đảo Okinawa 5 ngày sau đó.
Tên lửa đã bay qua quần đảo Okinawa ngoài phạm vi của các tên lửa đánh chặn SM-3 và PAC-3 của Nhật Bản.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản đã ra lệnh bắn hạ tên lửa mới nhất vào ngày 7/4.
Chuyện gì sẽ xảy ra trong lần phóng này?
Toshimitsu Shigemura, giáo sư tại Đại học Waseda ở Tokyo và là một chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên, cho hay Triều Tiên không nhắm tên lửa vào Nhật Bản.
"Theo luật quốc tế, Nhật Bản có quyền bắn hạ một tên lửa đang bay qua nước này nếu nó được phóng mà không có cảnh báo trước. Triều Tiên có thể chỉ trích Nhật Bản vì một hành động như vậy, nhưng có thể không làm gì hơn", ông Shigemura nói.
Masao Okonogi, một giáo sư danh dự tại Đại học Keio, cho rằng Triều Tiên có thể nhắm tên lửa về phía đảo Guam hoặc Hawaii.
"Ít có khả năng các phần của tên lửa sẽ rơi xuống Nhật Bản. Những mảnh vỡ như vậy sẽ cháy trên không, vì thế nhiều khả năng chúng không rơi xuống lãnh thổ Nhật", ông Okonogi nhận định.
"Tuy nhiên, nếu tên lửa được bắn về phía Nhật Bản, đó là một hành động quân sự rõ ràng và trong trường hợp đó Nhật Bản chắc chắn sẽ bắn hạ nó".
Theo Dantri
Nhật triển khai tên lửa chống Triều Tiên tại Tokyo Nhật đã triển khai tên lửa Patriot tại thủ đô Tokyo, nhằm sẵn sàng bảo vệ 30 triệu dân trong khu vực trước bất kỳ cuộc tấn công nào của Triều Tiên. Trong khi đó, sáng nay không có công nhân Triều Tiên nào tới làm việc tại khu công nghiệp chung với Hàn Quốc. Nhật cũng từng triển khai tên lửa PAC-3...