Các kỹ sư tạo ra những con sứa có thể bơi cực nhanh giúp khám phá đại dương
Được tiết lộ là có thể di chuyển nhanh gấp 3 lần so với sứa thông thường trong khi sử dụng ít năng lượng hơn, các nhà nghiên cứu hi vọng công nghệ mới sẽ giúp ích hơn cho việc thám hiểm đại dương.
Các nhà khoa học vừa tìm ra cách để giúp sứa có thể trở thành công cụ khám phá đại dương cho con người.
Sứa thường tự đẩy mình đi bằng cách co thắt và thả lỏng một vòng cơ xung quanh chuông của chúng (cơ thể chính của sứa). Khi các cơ mở và đóng chuông, nó hút vào và đẩy nước ra, đưa chúng về phía trước.
Các nhà nghiên cứu từ Caltech và Đại học Stanford đã phát triển một bộ phận giả cho loài sứa, sử dụng các xung điện để điều chỉnh và tăng tốc độ đập, theo cách tương tự như cách máy tạo nhịp tim ở người điều chỉnh nhịp tim.
Thiết bị có đường kính nhỏ hơn 2 cm và nổi trong nước, xung có tần số gấp ba lần tần số của xung cơ thể thông thường của động vật. Kết quả là một con sứa có thể di chuyển nhanh hơn, thậm chí tiêu tốn ít năng lượng hơn. Sứa thường bơi với tốc độ nhàn nhã 2 cm mỗi giây. Sau khi được gắn thiết bị, nó có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn 4 – 6 cm mỗi giây.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã chứng minh rằng chúng có khả năng di chuyển nhanh hơn nhiều so với bình thường, mà không phải ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của chúng”, Nicole Xu, người đứng đầu nghiên cứu với đồng nghiệp John Dabiri, cho biết. “Điều này tiết lộ rằng sứa sở hữu một khả năng chưa được khai thác để bơi nhanh hơn, hiệu quả hơn”.
Nhóm nghiên cứu cho rằng thiết bị có thể được sử dụng để khám phá các đại dương vì sứa được trang bị bộ phận giả có hiệu quả hơn 1.000 lần so với robot bơi hiện tại.
“Chỉ 5 đến 10% thể tích của đại dương đã được khám phá, vì vậy chúng tôi muốn tận dụng thực tế là sứa ở khắp mọi nơi đã thực hiện một bước nhảy vọt từ các phép đo dựa trên tàu, bị giới hạn về số lượng do chi phí cao.
Nếu chúng ta có thể tìm cách điều khiển những con sứa này và cũng trang bị cho chúng các cảm biến để theo dõi những thứ như nhiệt độ đại dương, độ mặn, nồng độ oxy, v.v… chúng ta có thể tạo ra một mạng lưới nghiên cứu đại dương toàn cầu”, Dabiri nói.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu mới chỉ có thể kiểm soát xung của con sứa, bước tiếp theo là tìm cách hướng dẫn hướng đi của chúng.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Sự thật về xác ướp bào thai trong quan tài cổ Ai Cập
Theo các nhà nghiên cứu, xác ướp nhỏ xíu được trưng bày tại Trung tâm Ai Cập thuộc đại học Swansea, xứ Wales rất hiếm vì nó là một thai nhi 12-16 tuần tuổi.
Trước đó, trong hơn 40 năm qua, việc phát hiện xác ướp nhỏ xíu được sơn mặt đỏ có từ năm 600 trước công nguyên đã trở thành bí ẩn, thu hút sự chú ý của dư luận. Trong thời gian đó, nhiều người nghi ngờ đó là một xác ướp giả.
Xác ướp trên được các chuyên gia đặt tên mã là W1013. Nó được đưa tới xứ Wales, Vương quốc Anh từ năm 1971. Xác ướp dài khoảng 52 cm, được bọc bằng vải cứng màu vàng sọc xanh với cổ áo rộng và khuôn mặt sơn đỏ.
Cho đến nay, nhờ những thiết bị công nghệ cao để thăm dò, khảo sát mà không xâm lấn mẫu xác ướp này, các chuyên gia đã có được hình ảnh phân tích qua máy quét CT scan cho thấy đó không chỉ là một xác ướp Ai Cập cổ đại mà còn rất quý hiếm vì đó là một bào thai.
Giới chuyên gia mới giải mã được một phần bí mật của xác ướp thai nhi 12 - 16 tuần tuổi.
Trung tâm chẩn đoán hình ảnh tại Khoa Y Đại học Swansea đã phân tích xác ướp này qua CT Scan. Qua đó, họ thấy bên trong quan tài là những dải vải lanh được quấn và gấp lại cẩn thận. Bên trong các dải băng là khu vực tối hơn, dài khoảng 10 cm. Các nhà nghiên cứu tuyên bố đó là một thai nhi với tư thế bào thai dính với túi nhau thai. Bước đầu các chuyên gia đã xác định được cấu trúc của xương đùi cùng độ dài của nó và những chi tiết khác phù hợp với một thai nhi 12-16 tuần tuổi. Daily Mail cho biết các nhà nghiên cứu sẽ khám phá sâu hơn về xác ướp đặc biệt trên.
Do khuôn mặt bên ngoài xác ướp được sơn màu đỏ nên các chuyên gia nhận định xác ướp đó là bào thai nam và được chôn cất theo phong tục làm xác ướp thời điểm ấy.
Trung tâm Ai Cập thuộc Đại học Swansea khẳng định những gì mới được phát hiện bên trong xác ướp thai nhi như vậy không hề bất thường. Nó cho thấy người Ai Cập có cách hành xử khác hẳn so với người phương Tây.
"Trái ngược với những gì thường làm ở phương Tây ngày nay, dường như thai nhi sau khi chết thường được chăm sóc chu đáo ở xã hội Ai Cập cổ đại. Ví dụ, hai chiếc quan tài giữ bào thai được tìm thấy trong khu lăng mộ của vua Tutankhamun và ở New Kingdom có niên đại vào khoảng năm 1550 - 1070 trước Công nguyên cho thấy dường như một phần khu vực phía đông của khu lăng mộ được dùng để chôn cất không chỉ trẻ nhỏ mà còn cả bào thai hay nhau thai trong các vải băng đẫm máu. Chúng ta có thể tưởng tượng trường hợp W1013 cũng là thai nhi. Đó là một sự mất mát rất lớn đối với một ai đó. Đó là một nỗi đau buồn tuyệt vọng và được cộng đồng để tang", nhà nghiên cứu Carolyn Graves-Brown của Đại học Swansea cho hay.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Bí ẩn sau rừng cột đá tự nhiên ngoạn mục ở Bulgaria Rừng cột đá Pobiti Kamani là hiện tượng tự nhiên huyền bí, mang ý nghĩa địa chất nổi tiếng trên toàn thế giới. Ở vị trí cách khoảng 18 km về phía tây của Varna, Bulgaria, trên đường đến thủ đô Sofia là một khu vực tự nhiên đáng chú ý với tên gọi Pobiti Kamani hay Rừng Cột đá. Thoạt nhìn, nó...