Các kiểu nhà thờ kỳ lạ nhất thế giới
Nhà thờ làm bằng xương người, nhà thờ biết phồng lên xẹp xuống, hoặc trở nên vô hình… là các kiến trúc có một không hai trên thế giới.
1. Nhà thờ tuyết (Đức): Nằm ở Bavaria, nhà thờ này làm hoàn toàn từ băng và tuyết, được mệnh danh là “lều tuyết của Chúa”.
Nhà thờ được người dân trong làng Mitterfirmiansreut xây dựng năm 2011, có chiều dài 20 m, được làm từ 15.000 m3 băng tuyết.
Vẻ đẹp trong veo của nhà thờ còn được tôn lên lung linh bởi đèn chiếu màu xanh lam.
2. Nhà thờ xương người Sedlec Ossuary (CH Séc): Nằm ở ngoại ô thành phố Kutna Hora, được trang trí từ hơn 40.000 bộ xương người, Sedlec Ossuary trở thành một trong những nhà thờ đặc biệt nhất thế giới. Mỗi năm, nơi này hấp dẫn gần 200.000 lượt du khách ghé thăm. Nguồn gốc của nhà thờ bắt nguồn từ thế kỷ 15, với tầng hầm là nơi để các bộ hài cốt người chết do nạn dịch hạch hoành hành trước đó ở châu Âu. Năm 1870, thợ điêu khắc Frantisek Rindt được giao nhiệm vụ trang trí nhà thờ với những bộ xương này.
Điểm nhấn tại Sedlec Ossuary là chiếc đèn chùm bằng xương và sọ rất lớn đặt ngay chính giữa nhà thờ.
3. Nhà thờ Lego (Hà Lan): Còn được biết đến với tên gọi Abondantus Gigantus, nhà thờ Lego có cấu trúc tạm thời, được xây dựng vào năm 2011 tại thành phố Enschede. Nhà thờ được xây dựng phục vụ lễ hội Grenswerk và được sử dụng cho các hoạt động của thành phố.
Nhà thờ cao 20 m, được làm từ các khối bê tông sơn 5 màu cơ bản của Lego. Khi lễ hội kết thúc, các khối bê tông được tháo bỏ và cất giữ cẩn thận để tái sử dụng vào năm sau.
Video đang HOT
4. Nhà thờ bằng cây(Italy): Nằm ở ngoại ô thành phố Bergamo, nhà thờ cây là một trong những kiến trúc sinh học ấn tượng nhất.
Công trình được làm hoàn toàn bằng cây trên diện tích 650 m2. Khung nhà bao gồm 42 cột gỗ thông, cành cây hạt dẻ, bao quanh các cây non phía dưới.
5. Nhà thờ Cross Island nhỏ nhất thế giới (New York): Nằm ở Oneida, nhà thờ nằm chênh vênh trên một mảng gỗ ở giữa một cái ao nhỏ.
Được xây dựng năm 1989, nhà thờ có chiều rộng 1 m, chiều dài chưa đến 2 m, chỉ chứa được tối đa 3 người.
6. Nhà thờ xuyên thấu (Bỉ): Kiến trúc sư Pieterjian Gijs và Arnout Van Vaerenbergh đã có sáng tạo trên vùng đất Haspengouw, Bỉ, đây là một phần của dự án nghệ thuật sắp đặt có tên Z-OUT nhằm thể hiện những kiến trúc không tưởng ở nơi công cộng.
Nhà thờ trong suốt có kết cấu chia lớp với 2.000 tấm thép. Tùy thuộc vào hướng nhìn và ánh nắng mặt trời, mà nó mang dáng dấp khác nhau.
7. Nhà thờ phao (Hà Lan): Kích thước của nhà thờ rất nhỏ, 5 x 8 m, có sức chứa tối đa 30 người. Nhà thờ có thể bơm phồng hoặc làm xẹp để cất đi, sử dụng trong các lễ hội hoặc các sự kiện đặc biệt.
Với thiết kế độc đáo này, nhà thờ có thể… chu du khắp đất nước.
8. Nhà thờ vắt vẻo trên núi (Georgia): Nằm chênh vênh trên mỏm núi Katskhi cao 40 m, nó được xây dựng từ thế kỷ 6 – thế kỷ 8. Lối đi lên nhà thờ là một thang bằng sắt đã rỉ sét, được gọi là “đường lên thiên đàng”.
Theo Zing
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Nép trong lòng những tháp đá cao thẳng đứng trong cao nguyên Gheralta ở phía bắc Ethiopia là những nhà thờ cổ có lịch sử từ ngàn năm trước mà ít người biết tới.
Cao nguyên Gheralta nằm ở tỉnh Tigray có khoảng 30 nhà thờ đá cổ. Mặc dù, người dân nơi đây lưu truyền rằng những nhà thờ này được xây dựng từ thế kỷ 4 tới thế kỷ 6 nhưng các nhà khoa học lại cho rằng chúng được hoàn thành trong khoảng thời gian từ thế kỷ 9 tới thế kỷ 12.
Nằm ở vị trí khá cao và khuất, những nhà thờ trên cao nguyên được xây dựng với mục đích "đưa các tín đồ tới gần thiên đường hơn và có thể bí mật theo dõi quân đội di chuyển dưới thung lũng".
Vì thế, để chiêm ngưỡng những nhà thờ độc đáo nơi đây, du khách phải đi bộ trong những hẻm núi chật hẹp, leo lên những vách đá cao thẳng đứng vô cùng nguy hiểm.
Có thể nói du lịch khám phá nơi đây không dành cho những người yếu tim. Giới chức địa phương khuyến cáo, nếu muốn đi thăm thú ở khu vực này, du khách nên tìm cho mình một hướng dẫn viên là người dân địa phương am hiểu địa hình, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Sau đây, hãy cùng hai phóng viên Audrey Scott và Daniel Noll của hãng tin BBC khám phá 3 trong số hơn 30 nhà thờ đá cổ độc đáo ở cao nguyên Gheralta.
Du khách nên tìm sự trợ giúp từ những hướng dẫn viên địa phương để khám phá nơi đây
Maryam Korkor, nhà thờ đã có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi, là một trong những nhà thờ theo lối kiến trúc cổ chính thống Ethiopia còn lại tới ngày nay. Phong cách kiến trúc này còn được gọi là kiến trúc bán nguyên khối, nghĩa là người dân chạm khắc trực tiếp vào một tảng đá nguyên khối, không hề sử dụng thêm một vật liệu nào khác để xây dựng nhà thờ.
Mặt tiền của nhà thờ Maryam Korkor
Nhà thờ Maryam Korkor nằm ở độ cao 6m trên một núi đá sa thạch. Mặt tiền của nhà thờ hơi lệch và rộng khoảng 17m, giáo đường bên trong sâu và rộng khoảng 9m, tất cả được khoét hoàn toàn trong nham thạch của thế núi.
Những bức bích họa trong nhà thờ được vẽ bằng trái mọng hoặc màu từ lá cây
Bên trong nhà thờ độc đáo này có một cột đá hình chữ thập và mái vòm cao 6m của nó được trang trí bằng những bức bích họa tinh xảo sử dụng màu vẽ từ tự nhiên. Mặc dù truyền thuyết kể lại rằng những bức vẽ này có từ thế kỷ 13, nhưng các nhà nghiên cứu lại khẳng định, tới thế kỷ 17 chúng mới xuất hiện do có một số hình ảnh liên quan tới đế quốc Byzantine.
Lối đi men theo vách đá tới nhà thờ Daniel Korkor
Nơi thứ hai là nhà thờ Daniel Korkor, cách Maryam Korkor khoảng 300m về phía bên trái. Để tới Daniel Korkor, du khách phải men theo một lối đi vô cùng nguy hiểm, một bên là vách đá cao dựng đứng, bên còn lại là vực sâu.
Bên trong nhà thờ đá Daniel Korkor
Nhà thờ Daniel Korkor có cùng lối kiến trúc với Maryam Korkor nhưng có hai phòng riêng biệt. Trên trần nhà và quanh các bức tường của nhà thờ được trang trí bằng những bức vẽ đơn giản hơn so với các nhà thờ khác trên cao nguyên Gheralta.
Trông nom 2 nhà thờ nói trên là vị giáo sư 78 tuổi, ông Aba Tesfa Silassie, người đã sống ở vùng núi non xa xôi này suốt 63 năm qua.
Người đàn ông địa phương trèo lên vách đá cao trước để trợ giúp 2 phóng viên
Nơi cuối cùng hai phóng viên khám phá là nhà thờ Abuna Yemata Guh. Để lên được nơi này, các phóng viên cần phải tìm tới sự trợ giúp của những người dân địa phương. Họ leo lên các vách đá cao và từ đó nhìn xuống hướng dẫn hoặc kéo các phóng viên lên cùng. Vượt qua thêm một cây cầu đá tự nhiên và một cầu gỗ đã cũ, các phóng viên đã lên tới nhà thờ Abuna Yemata Guh.
Những hình vẽ nơi đây vẫn được bảo quản khá tốt
Bên trong nhà thờ này khá tối, các phóng viên phải mất tới cả chục phút để mắt có thể làm quen với bong tối, sau đó họ mới có thể nhìn thấy các bức bích họa trên trần của nhà thờ. Giống như các nhà thờ khác ở cao nguyên này, các bức tranh ở Abuna Yemata Guh được bảo quản tương đối tốt, một phần nhờ chính địa hình hiểm trở nơi đây.
Hình ảnh do 2 phóng viên chụp được từ vị trí nhà thờ Abuna Yemata Guh
Theo 24h
Rùng rợn 6 công trình kiến trúc làm từ xương người Cùng ghé thăm các công trình kiến trúc được xây dựng bằng đầu lâu, xương người đã khiến không ít du khách cảm thấy ớn lạnh khi tới tham quan. 1. Nhà thờ Kaplica Czaszek ở Ba Lan Với tường và trần nhà bằng xương người và đầu lâu, nhà thờ Kaplica Czaszek ở Ba Lan là sự tưởng nhớ tới những người...