Các kiểu bánh Trung thu độc đáo ở Hà Nội
Những chiếc bánh hình 12 con giáp rất xinh xắn, đáng yêu hay loại bánh nướng có vỏ bọc sô cô la đang là “hàng hot” của Tết Trung thu này.
Năm nay, với sự ra đời của các loại bánh hand made nên thị trường bánh Trung thu phong phú hơn rất nhiều. Bánh hand made thường không chất phụ gia, không chất bảo quản, hương vị phong phú, mặc sức sáng tạo, nhưng nhược điểm là chỉ để được trong vòng 2-5 ngày và khách phải đặt trước thì mới có hàng. Nhiều khách, đặc biệt là giới trẻ cho biết, họ thích bánh hand made bởi yếu tố độc, lạ và muốn chọn đây làm món quà ý nghĩa, “không đụng hàng” cho người thân của mình.
Cùng dạo quanh Hà Nội, ngắm những chiếc bánh ngộ nghĩnh độc đáo.
Hộp bánh nướng handmade đàn lợn nhỏ rất dễ thương, có giá 150.000 đồng.
Khách có thể mua từng con lớn hơn với giá 30.000 đồng/con.
Thú vị hơn nữa là hộp bánh nướng với đầy đủ 12 con giáp.
Các con giáp được tạo hình vui mắt, đáng yêu.
Loại bánh này có nhân thập cẩm, lá dứa, trà xanh, đậu xanh, khoai môn, vừng đen… tùy theo khách đặt hàng.
Bánh nướng “cầm tinh” con Mão…
… con Rồng
… hay con Khỉ đều rất ngộ nghĩnh.
Hộp bánh nướng 12 con giáp nhỏ nhỏ, xinh xinh này có giá 400.000 đồng. Để mua loại bánh nướng vui mắt này bạn phải đặt trước khoảng 2-3 ngày.
Tiếp theo là loại bánh nướng bánh dẻo với đủ sắc màu.
Những chiếc bánh nhỏ, lọt thỏm lòng bàn tay này được quảng cáo là 100% nguyên liệu tự nhiên, không đường hóa học, không chất bảo quản. Ngoài ra hương vị vừa phải, không ngọt quá, dễ ăn.
Video đang HOT
Đặc biệt nhất là bánh nướng có vỏ bọc sô cô la, bán rất chạy.
Ngoài ra còn rất nhiều loại với nhân bánh và bỏ bánh khác nhau gồm vị trà xanh, chanh leo, mè đen, khoai môn, đậu đỏ, thập cẩm…
Những chiếc bánh nhỏ xinh này được bán với giá từ 20.000 – 40.000 đồng tùy loại bánh chay hay bánh có nhân. Không hề rẻ nhưng hương vị ngon, độc đáo nên vẫn rất đắt hàng, khách mua phải đặt trước, lấy tích-kê rồi đợi đến giờ tiệm thông báo và xếp hàng nhận bánh.
Dù có mặt ở TP.HCM đã vài năm nhưng bánh Trung thu rau câu vẫn là hàng hiếm ở thị trường Hà Nội.
Thực tế đây là loại thạch rau ngọt mát được tạo hình thành những chiếc bánh Trung thu. Không đúng “truyền thống” lắm nhưng vẫn là một khúc biến tấu khá thú vị.
So với các loại bánh hand made năm nay, bánh Trung thu rau câu có giá mềm hơn – 30.000 đồng/chiếc nhưng khá lớn.
Bánh Trung thu rau câu có các loại nhân như flan (caramen), hoa quả (thanh long, dưa hấu, nhãn), trà xanh, đậu xanh dừa, hạnh nhân…
Bánh bảo quản được khoảng 4-5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể đập đá bào vào hoặc để trong ngăn đá 15 – 20 phút trước khi ăn là ngon nhất. Với loại bánh rau câu, khách chỉ cần đặt trước 1 hôm là có hàng.
Cũng như mọi năm, những tiệm “gia truyền” như Bánh ngọt Hong Kong hay Gia Thịnh, Phương Soát cũng làm các loại bánh hình con giống rất đáng yêu. Bánh con giống thường không có nhân, được bán với mức giá rất rẻ, chủ yếu để phục vụ cho các bé vừa ngắm vừa… chơi.
Bánh cá, bánh rùa, bánh heo của tiệm Bánh ngọt Hong Kong, giá 8.000 – 10.000 đồng/con.
Bánh lợn có thêm chiếc rỏ trông vui mắt.
Hộp bánh đàn lợn…
… và lợn mẹ con của tiệm Gia Thịnh giá 27.000 đồng/hộp.
Thông tin cho bạn:
Bánh 12 con giáp: 28 ngõ 97 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 0905608372.
Bánh vỏ sô cô la: 1A Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT:0439761268.
Bánh rau câu: 210 phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 0915091528.
Bánh ngọt Hong Kong: số 2 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tiệm Gia Thịnh: 13 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Làm bánh nướng
Bánh nướng là một loại bánh rất đặc trưng, không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Năm nay, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm những chiếc bánh nướng thơm ngon tại nhà, dành tặng cho gia đình và người thân dựa theo những công thức đơn giản phía dưới đây.
Nguyên liệu:
310g bột mì 200g đậu xanh ngâm nước trước 4 tiếng 200g nước đường
Đường kính Nước tro tầu, mạch nha Baking soda
Dầu ăn và 1 quả chanh
Bước 1: Nấu nước đường
Cho 1kg đường đun cùng 600ml nước, sau khi tan, các bạn cho 30ml mạch nha và nước cốt của 1 quả chanh vào, đun khoảng 15 phút thì cho 5ml nước tro tầu, 5 phút sau tắt bếp và để nguội. Thông thường bạn nên nấu nước đường ngay khi xong mẻ bánh trung thu năm trước, để càng lâu nước đường càng mềm bánh càng ngon và có màu đẹp hoặc bạn vẫn có thể làm trước 1-2 tuần.
Bước 2: Chúng ta sẽ chuẩn bị vỏ bánh trước
Đầu tiên, 200ml nước đường đã chuẩn bị trộn vào khoảng thìa cà phê baking soda.
Thêm một thìa nước tro tầu và 50g dầu ăn, để hỗn hợp khoảng 4 tiếng trước khi dùng
Tiếp theo, cho bột mỳ vào hỗn hợp và trộn đều.
Dùng tay nhào bột cho nhuyễn. Bước nhào bột là một bước rất quan trọng trong khâu làm bánh nướng, có thể cho thêm một chút bột áo để đỡ bị dính tay. Các bạn nên nhào bột dứt khoát và đều tay, đến khi bột mềm mịn là được. Để tránh bột bị khô, chúng ta bọc bột và cất vào tủ lạnh để chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Chuẩn bị nhân bánh
Lấy đậu xanh đã ngâm ra làm sạch 1 lần nữa.
Đậu xanh đem hấp chín và xay nhuyễn.
Sau đó, bắc chảo và xào đỗ xanh đã xay nhuyễn với đường và 1 thìa dầu ăn, đến khi đậu xanh dẻo lại.
Để nhân nguội và nặn tròn. Chúng ta cũng có thể làm tương tự với nhân đậu đỏ để đổi khẩu vị cho bánh nướng thêm phong phú.
Bước 4:
Chuẩn bị xong nhân và bột bánh cũng là lúc đã có thể tạo hình cho bánh. Đầu tiên lấy từng phần nhỏ bột bánh và nặn tròn. Cán mỏng bột bánh đã chuẩn bị sẵn, sao cho phần viền ngoài mỏng nhưng đế bánh thì phải dày dặn một chút để khi nặn bánh không bị nứt. Sau đó, cho nhân vào giữa phần bột, các bạn nhớ là cân đúng theo tỷ lệ 1 phần bột 2 phần nhân nhé. Nặn bánh đều tay thành hình tròn sao cho nhân được bao bọc trọn trong phần bột.
Đừng quên trước khi làm thì bật lò nướng trước và để ở nhiệt độ 180 độ C.
Tiếp theo, các bạn hãy thật cẩn thận nhét bánh vào khuôn cho vừa vặn, ấn khuôn xuống ta sẽ có hình thù chiếc bánh như mong muốn. Các bạn có thể mua các loại khuôn khác nhau để tạo sự ngộ nghĩnh cho chiếc bánh, chắc chắn các bạn nhỏ sẽ rất thích thú đấy.
Bước 5: Nướng bánh
Cuối cùng là khâu nướng bánh, các bạn cho bánh vào lò khoảng 5 phút, đến khi bánh chuyển sang màu vàng đục .
Trong khi đợi bánh ngả màu các bạn chuẩn bị bát nhỏ với 1 quả trứng cùng 1 thìa nước, khuấy đều.
5 phút sau lấy bánh ra, xịt thêm chút nước lên bánh để bánh đỡ bị nứt khi nướng, để nghỉ 10 phút và phết đều trứng lên mặt bánh, lưu ý không nên phết khi bánh còn ướt. Sau đó, tiếp tục đặt bánh vào lò nướng 10 phút đến khi bánh chuyển màu vàng xuộm, nâu bóng là được.
Thành phẩm:
Các bạn nên để bánh từ 2 - 3 ngày, bánh lúc đó ăn mới ngon vì đã tiết dầu ra, bánh sẽ mềm, và lên màu đẹp hơn.
Chúc các bạn thành công nhé !
Theo MNMN
[Chế biến] - Bánh Trung thu thạch rau câu Nếu bạn không có thời gian cũng như sự khéo léo để tự làm bánh Trung thu, hãy lựa chọn cách làm bánh Trung thu bằng thạch rau câu khá thú vị này nhé! Để làm bánh Trung thu bằng thạch rau câu, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau: 1. Nguyên liệu làm lớp vỏ bánh màu hồng -...