Các kiến trúc nổi tiếng của đế chế La Mã từng tráng lệ như thế nào?
Mặc dù đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm nhưng những công trình biểu tượng của đế chế La Mã vẫn khiến giới kiến trúc đương đại phải “ngả mũ” vì tính thẩm mỹ, sự trường tồn và kích thước khổng lồ của chúng.
Đấu trường Colosseum
Đấu trường Colosseum là một trong những công trình biểu tượng nổi tiếng nhất của đế chế La Mã, vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong quá khứ, Colosseum là nơi diễn ra những cuộc chiến đẫm máu của võ sĩ giác đấu, nhằm mục đích tiêu khiển cho người dân thành Rome.
Mặc dù đã xuất hiện cách đây hơn 2000 năm nhưng đấu trường Colosseum vẫn khiến giới kiến trúc đương đại phải “ngả mũ” vì tính thẩm mỹ, kết cấu vững chắc và kích thước khổng lồ (có sức chứa 50.000 – 80.000 khán giả).
Quảng trường La Mã
Quảng trường La Mã tọa lạc tại trung tâm của thành phố Rome. Đây là một quần thể kiến trúc hình chữ nhật và bao quanh bởi những công trình chính phủ quan trọng của chính quyền La Mã cổ đại.
Dưới thời đế chế La Mã, Quảng trường này chính là nơi diễn ra các buổi diễn thuyết, các phiên tòa hay còn được sử dụng như một sân khấu công cộng, để phục vụ người dân thành Rome.
Circus Maximus là nơi diễn ra những cuộc đua xe ngựa kéo đầy khốc liệt dưới thời La Mã. Công trình này nằm ở vị trí giữa đồi Aventinus và Palatinus. Sở hữu chiều dài 621 mét và bề ngang 118 mét với sức chứa 150.000 khán giả, Circus Maximus chính là trường đua đầu tiên và lớn nhất được xây dựng thời La Mã cổ đại.
Video đang HOT
Sân vận động Domitian được đưa vào hoạt động vào năm 80 bởi hoàng để Titus Flavius Domitianus, với tư cách là một món quà mà ông dành tặng cho toàn thể người dân thành Rome.
Vào thời kỳ đầu, công trình này là nơi diễn ra các cuộc tranh tài của bộ môn điền kinh (môn thể thao vua thời bấy giờ). Vào năm 217, khi đấu trường Colosseum bị hỏa hoạn, Domitian còn được trưng dụng làm nơi tổ chức các cuộc chiến của võ sĩ giác đấu tạm thời. Hiện nay sân vận động hàng ngàn năm tuổi này đã gần như không còn dấu tích, mà thay vào đó là quảng trường Piazza Navona – địa điểm du lịch nổi tiếng ở Rome.
Đền Saturn
Đền Saturn được người La Mã xây dựng vào năm 497 TCN dưới thời vua Tarquinius Superbus với mục đích thờ thần Saturn. Công trình kiến trúc tuyệt đẹp này từng bị hủy hoại gần như hoàn toàn sau các vụ hỏa hoạn và đã được xây dựng lại nhiều lần. Di tích mà chúng ta thấy ở thời điểm hiện tại, trên thực tế, là phiên bản thứ 3 của ngôi đền này.!
Lăng mộ Hadrian là nơi chôn cất hoàng đế La Mã Hadrian (trị vì năm 117 – 138) cùng gia quyến của mình. Tuy nhiên, về sau nhiều vị hoàng để La mã khác cũng được yên nghỉ trong khu lăng mộ này như một truyên thống. Ở thời điểm hiện tại, công trình được sử dụng như một bảo tàng lịch sử.
Nhà hát Marcellus, đền Bellona và đền Apollo
Nhà hát Marcellus, đền Bellona và đền Apollo là ba công trình kiến trúc nổi tiếng thời La Mã có vị trí liền kề nhau. Qua hàng ngàn năm, trong khi nhà hát Marcellus vẫn còn duy trì được hiện trạng khá nguyên vẹn thì hai đền thờ đã xuống cấp trầm trọng, đặc biệt đền Apollo chỉ còn lại ba cột trụ ở cửa chính là có thể nhận diện được.
Đền thờ thần Castor và Pollux, đền thờ Caesar
Được xây dựng vào năm 495 TCN để kỷ niệm chiến thắng của người La Mã trong cuộc chiến hồ Regillus, đền thờ thần Castor và Pollux là nơi được chọn để tổ chức các cuộc hội họp của nghị viện La Mã. Ngay kế bên công trình này chính là đền Caesar (xây dựng năm 29 TCN), nơi thờ tụ tự vị hoàng đế vĩ đại nhất của người La Mã – Julius Caesar.
Theo BP
Đắm say với con đường hoa anh đào dài nhất thế giới tại Nhật Bản
Hoa anh đào đã trở thành Quốc sắc Thiên hương của Nhật Bản và là sự khao khát đắm say của mọi người trên thế giới.
Những điểm ngắm hoa anh đào tại Nhật Bản ở Tokyo, Tochigi... đã nổi tiếng không chỉ ở trong Nhật Bản mà cả với thế giới. Nhưng có một nơi mà đường hoa anh đào dài lên tới hơn 20 km thực sự có một sức quyến rũ riêng khó cưỡng.
Đường hoa anh đào có ở khu vực nông trang Minuma thuộc tỉnh Saitama của Nhật Bản
Đường hoa anh đào này có ở khu vực nông trang Minuma thuộc tỉnh Saitama-địa phương cách Tokyo chỉ khoảng 30 phút đi tàu điện.
Khác với những nơi ngắm hoa ồn ào khác trong khu vực đô thị, hay công viên, đường hoa anh đào Minuma sẽ khiến những ai tìm đến với nó phải liêu xiêu, hút mắt bởi hàng ngàn cây anh đào cổ thụ, vươn cành mềm mại rủ xuống kênh nước trong vắt.
Sự thư thái của người ngắm hoa (tiếng Nhật là Hanami) sẽ được đẩy lên tận cùng bởi sự ôm ấp của những tán anh đào tuyệt đẹp. Chúng cứ trắng muốt và tinh khiết đến mức những ai vốn có suy nghĩ không tốt cũng phải rùng mình mà trở về với sự lương thiện của con người vốn như mới sinh ra.
Rặng anh đào Minuma có một bên là những thửa vườn của những người nông dân Nhật Bản chất phác và thân thiện. Lâu lâu lại thấy một Bác nông dân bán củ khoai sọ còn nguyên đất, túm hành xanh ngọt còn nguyên rễ dưới tán anh đào. Đất nuôi người, đất nuôi hoa, đất nâng niu cả tinh thần con người bảng lảng quanh sắc hoa, phiêu diêu của mùi hương tịnh như không.
Tuy người đến đây để ngắm hoa không nhiều, chính vì lý do này, đường hoa Minuma như một sự trải nghiệm mới của một vẻ đẹp mới từ anh đào. Nó giống như một nàng lọ lem nhẹ nhàng và thanh khiết rụi mắt dậy trong khoảnh khắc của bình minh và chim hót.
Làn gió thổi nhẹ, những cánh hoa tiếc nuối chia tay người bạn đời thủy chung và cao thượng mang tên gọi cành hoa, nhưng không hề bi lụy mà lướt đi dịu dàng với nụ cười ấm áp và hiền hòa, mong gặp lại vào mùa sau.
Và cứ thế những chùm hoa đã nở và những nụ hoa mới nhú hào phóng khoe vẻ đẹp trẻ trung thanh tao cho Người.
Đi mãi, rặng anh đào vẫn chưa hết. Sự say nồng càng đậm, sự khoan khoái và du dương vẫn cứ như bản nhạc văng vẳng bên tai và vỡ òa trước mắt bởi sự sung sướng vô tận. Đó chính là sức hấp dẫn của con đường hoa anh đào dài nhất thế giới này.
Ở Nhật Bản, hoa anh đào nở trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 trải dọc theo các khu vực của Nhật Bản từ Nam tới Bắc (miền Bắc do lạnh nên hoa anh đào thường nở muộn hơn). Hoa anh đào nở sớm nhất ở khu vực Okinawa rồi tới khu vực miền Trung Nhật Bản như Kyusyu, Kanto và kết thúc ở khu vực Hokkaido (phía bắc Nhật Bản). Hiện theo thống kê sơ bộ, Nhật bản có khoảng hơn 1 triệu cây hoa anh đào trên khắp toàn quốc.
Mùa anh đào nở rộ cũng báo hiệu mùa Xuân bắt đầu - mùa của những mầm xanh lộc biếc, mùa của hy vọng.
Ở Nhật Bản, người ta không bao giờ bẻ cành hoa anh đào hay cố tình bước lên những cánh hoa rơi rụng bởi qui luật thời gian. Bởi lẽ, người Nhật Bản cho rằng những cánh hoa anh đào rơi là những linh hồn được tái sinh của những chiến binh đã ngã xuống và bạn không nên có bất kỳ tác động nào lên điều đó.
Năm học mới của Nhật Bản cũng bắt đầu vào tháng 4, mùa hoa anh đào mãn khai, nở rộ nhất và đẹp nhất. Do vậy, Nhật Bản cũng hy vọng mùa anh đào nở cũng gắn kết với sự trưởng thành viên mãn nhất của cuộc đời một con người.
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn.
Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ "hana" (hoa) và "sakura" (hoa anh đào) hầu như đồng nghĩa.
Những mùa anh đào cứ tiếp nối, những rặng anh đào vẫn cứ dài thêm với vẻ đẹp càng ngày càng bội phần. Hoa anh đào đã trở thành Quốc sắc Thiên hương của Nhật Bản và là sự khao khát đắm say của mọi người trên thế giới./.
Theo VOV
10 thành phố được du khách chụp ảnh nhiều nhất ở châu Á Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ; Tokyo - Nhật Bản hay Bangkok Thái Lan... đều nằm trong danh sách 10 thành phố được chụp ảnh nhiều nhất của châu Á. Theo CNN, trang Sightsmap đã sử dữ liệu từ công cụ đăng tải ảnh Panoramio của Google để xác định lượng du khách nhiều hay ít. Ứng dụng này xác định được vị trí,...