Các kịch bản của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 được coi như cuộc chưng cầu ý dân đối với ông chủ hiện tại của Nhà Trắng. Kết quả bầu cử có thể đưa Tổng thống Mỹ Donald Trump đi nốt chặng đường 2 năm cuối nhiệm kỳ với hai ngã rẽ, một là nhiều sóng gió và hai là nhận được nhiều động lực.
Đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện và Hạ viện
Tổng thống Trump sẽ nhận được nhiều lợi thế. Với kết quả “trong mở” như thế, Tổng thống Trump có thể vỗ ngực nói rằng ông và đảng Cộng hòa đã chứng minh được những tham gia các cuộc thăm dò dư luận trước thềm bầu cử rằng họ hoàn toàn sai lầm.
Tổng thống Trump tại một sự kiện vận động ở bang Florida ngày 3/11. Ảnh: Reuters
Trong viễn cảnh này, những cuộc điều trần tại Thượng viện và Hạ viện nhằm vào thành viên nội các trong Chính phủ Tổng thống Trump sẽ giảm đáng kể. Từ đây, Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa “có đất” tập trung nỗ lực thúc đẩy các dự án như: rót thêm kinh phí xây dựng bức tường dọc biên giới, loại bỏ chương trình chăm sóc sức khỏe hợp tù tiền (Obamacare) thời cựu Tổng thống Barack Obama và giảm thuế lần thứ hai.
Nhìn chung, các chương trình nghị sự của Nhà Trắng sẽ không gặp nhiều trở ngại, dù không thể loại bỏ hoàn toàn “lực cản” là các tiếng nói phản đối trong chính nội bộ đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, Thượng viện do “Những chú voi” (biệt danh của đảng Cộng hòa) kiểm soát sẽ phê chuẩn nhiều hơn các thẩm phán liên bang có quan điểm bảo thủ – và điều này được đánh giá có tiềm năng trở thành di sản lớn nhất của Tổng thống Trump.
Trường hợp đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện
Đây là viễn cảnh ác mộng đối với Tổng thống Trump. Với việc kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, Đảng Dân chủ sẽ thúc đẩy tính “kiểm soát và cân bằng” của Hiến pháp Mỹ. Thượng viện của phe Dân chủ sẽ buộc Tổng thống Trump phải đề cử thêm nhiều thẩm phán ông hòa. Do đó chủ trương “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Tổng thống Trump có nguy cơ “chìm nghỉm” trong Nhà Trắng.
Kịch bản phe Cộng hòa thất bại và mất quyền kiểm soát cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6/11 sẽ khiến 2 năm cuối trên cương vị tổng thống của ông Trump đối mặt với vô vàn khó khăn và khả năng ông thúc đẩy các chương trình nghị sự là rất thấp.
Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, phe Cộng hòa giữ đa số tại Thượng viện
Đây là kết quả được dự đoán dễ xảy ra nhất sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018. Có những lĩnh vực cả hai đảng có thể cùng phối hợp. Nhiều đại diện khu vực của đảng Dân chủ tại Hạ viện lại thuận theo quan điểm của Tổng thống Trump về thương mại, do vậy một số thỏa thuận chính trị có thể được giải quyết từ đây.
Đề xuất của Tổng thống Trump về thay thế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mà Quốc hội nhiều khả năng bỏ phiếu đầu năm 2019 được coi là phép thử tốt cho trường hợp mỗi đảng kiểm soát một cơ quan lập pháp.
Giới phân tích cũng cho rằng kịch bản này dễ xảy ra để chính trường Mỹ cân bằng trở lại hơn.
Kết quả lịch sử nào sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018?
Một số lượng đột biến nữ giới tham gia cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 (tổng cộng 256 người) do vậy có khả năng họ tạo nên mốc lịch sử trong đêm 6/11. Cuộc chạy đua vị trí thống đốc còn được chú ý với 3 ứng cử viên người Mỹ gốc Phi. Ứng viên Dân chủ Ben Jealous đối mặt với đương kim thông đốc người đảng Cộng hòa Larry Hogan tại bang Maryland; ứng viên Dân chủ Stacey Abrams chạy đua tại bang Georgia trước đối thủ Cộng hòa Brian Kemp và cuộc chạy đua giữa ứng viên Dân chủ Andrew Gillum trước đối thủ Cộng hòa Ron DeSantis tại tiểu bang quan trọng Florida.
Cuộc bầu cử có ý nghĩa thế nào với thế giới?
Kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 có thể thay đổi cách nhìn của lãnh đạo thế giới đối với Tổng thống Trump. Nếu đảng Cộng hòa giành được chiến thắng lớn thì chủ trương “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump sẽ được tái ghi nhận trên trường quốc tế. Ông Trump từ đó sẽ mạnh dạn hơn thay đổi cách Mỹ giải quyết với châu Âu và NATO. Đồng thời, Tổng thống Trump sẽ tự tin thách thức Trung Quốc nhiều hơn nữa trong các vấn đề thương mại hoặc Biển Đông.
Video đang HOT
Trong trường hợp đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện hoặc một viện thì hình ảnh của Tổng thống Trump bỗng trở nên yếu thế. Nội các của Tổng thống Trump còn phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra mà đảng Dân chủ sẽ chủ trương xúc tiến nhằm lấy lại quyền lực. Trong khi đó, lãnh đạo nhiều quốc gia khác sẽ tập trung hơn vào lợi ích riêng của họ ở thời điểm Tổng thống Mỹ bị xoay vòng bởi các vấn đề nội địa.
Điều gì xảy ra ngay sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ?
Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ năm 2018, nhiều khả năng sẽ xuất hiện kỳ họp gọi là kỳ họp “vịt què” trong Quốc hội, thường khởi đầu từ giữa tháng 11. Khi Quốc hội triệu tập trong năm số lẻ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11, một số nhà lập pháp tham gia kỳ họp sẽ không có chân trong quốc hội khóa tới. Do vậy, họ được gọi là các nhà lập pháp “vịt què”. Những nhà lập pháp này sẽ phải xử lý nhiều vấn đề lớn – chủ yếu là ngân sách xây bức tường biên giới của Tổng thống Trump.
Quốc hội mới khóa 116 của Mỹ sẽ nhóm họp tháng 1/2019.
Theo Hà Linh/ Báo Tin tức
Bầu cử giữa kỳ tại Mỹ: Tổng thống Trump "lo sốt vó"?
Tổng thống Donald Trump sẽ không có tên trong lá phiếu khi cử tri đi Mỹ đi bầu cử giữa kỳ vào ngày 6/11 tới, nhưng cuộc bầu cử này sẽ định hình 2 năm còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Vì thế, có nhiều lý do để ông Trump và đảng Cộng hòa của ông rất lo lắng về cuộc bầu cử này.
Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump được dự đoán sẽ đối mặt với một cuộc bầu cử giữa kỳ đầy khó khăn (Ảnh: BBC)
Cac cuôc bâu cư giưa ky tai My diên ra vao giưa nhiêm ky cua tông thông va thương đươc xem la phép thử đối với sự điều hành của ông chủ Nhà Trắng. Cuộc bầu giữa kỳ năm nay diễn ra vào ngày 6/11.
Các cử tri sẽ bỏ phiếu chọn 35 thượng nghị sĩ, 36 thống đốc bang và toàn bộ 435 thành viên của Hạ viện, cũng như chàng chục quan chức lập pháp địa phương.
Cuộc bầu cử giữa kỳ gây chú ý bởi nếu đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện hoặc Thượng viện từ phe Cộng hòa, họ có thể hạn chế đáng kể những điều mà Tổng thống Trump muốn làm trong 2 năm cuối nhiệm kỳ.
Tại Hạ viện, các nhà phân tích dự đoán rằng hàng chục ghế có thể đổi chủ và phần lớn các ghế này hiện do đảng Cộng hòa nắm giữ.
Đảng Cộng hòa có lợi thế trong "cuộc chiến" tại Thượng viện vì chỉ có 9 ghế của họ sẽ được bầu lại, trong khi đảng Dân chủ sẽ bảo vệ 24 ghế của họ và 2 ghế độc lập.
Cuộc trưng cầu dân ý về Tổng thống Trump
Cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ thường được ví như một cuộc trưng cầu dân ý đối với tổng thống đương nhiệm. Trong lịch sử bầu cử tại Mỹ, kết quả của cuộc bầu cử giữa kỳ thường là tin xấu đối với đảng đang kiểm soát Nhà Trắng.
Trong 21 cuộc bầu cử giữa kỳ được tổ chức kể từ năm 1934, đảng của tổng thống đương nhiệm chỉ 3 lần giành quyền kiểm soát Hạ viện và 5 lần tại Thượng viện.
Tỷ lệ ủng hộ đối với tổng thống là một tín hiệu tốt cho thấy đảng của ông sẽ đạt kết quả như thế nào trong cuộc bầu cử. Hiện thời, tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Trump ở mức thấp kỷ lục, chỉ khoảng 40%.
Trước đó, tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Obama là 45% trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010, và đảng Dân chủ khi đó đã chứng kiến một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Việc thăm dò bỏ phiếu, vốn thăm dò xem cử tri sẽ ủng hộ ai, không mang lại nhiều đảm bảo cho đảng Cộng hòa. Số liệu hiện thời cho thấy đảng Dân chủ đang dẫn trước khoảng 10% điểm, thế dẫn trước lớn nhất của đảng này kể từ đầu năm nay.
Trong số 435 ghế tại Hạ viện được bầu lại, đảng Dân chủ (màu xanh) đang chắc 182 ghế, trong khi đảng Cộng hòa (màu đỏ) chỉ chắc 150 ghế. Đảng nào giành được 218 ghế sẽ kiểm soát Hạ viện. (Đồ họa: BBC)
Có 35 ghế trong tổng số 100 ghế tại Thượng viện Mỹ được bầu lại vào tháng 11 tới. Đảng Dân chủ cũng đang có ưu thế trong cuộc đua tại Thượng viện, với việc chắc thắng 14 ghế, trong khi đảng Cộng hòa chỉ chắc 3 ghế. Đảng nào giành được 51 ghế sẽ kiểm soát Thượng viện.
Nhiều nghị sĩ Cộng hòa về hưu
Tuổi trung bình của các nghị sĩ quốc hội là 60, vì vậy nhiều nghị sĩ về hưu không phải là chuyện bất ngờ. Nhưng số lượng các nghị sĩ Cộng hòa sẽ về hưu thay vì tham gia trong cuộc bầu cử giữa kỳ tới năm nay rất đáng chú ý.
Hơn 30 nghị sĩ Cộng hòa đã thông báo quyết định về hưu, và thêm nhiều người khác từ chức, một số vấp phải các cáo buộc tấn công tình dục, một số nghỉ để theo đuổi các vị trí khác.
Một số người rời quốc hội đã viện dẫn mâu thuẫn phe phái cao và Tổng thống Trump là lý do để về hưu. Một người trong số họ cho biết với CNN: "Tôi cảm thấy tất cả những gì có thể làm là trả lời các câu hỏi về ông Donald Trump thay vì về chính sách thuế hay bảo hiểm y tế".
Tin tốt lành cho đảng Dân chủ là các nghiên cứu cho thấy các ứng viên đương nhiệm có nhiều khả năng thắng so với các đối thủ của họ, một phần do tên tuổi và khả năng gây quỹ.
Số lượng kỷ lục các phụ nữ tranh cử
Đảng Dân chủ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số người ứng cử nhờ Tổng thống Trump và năm nay sẽ là lần đầu tiên họ có nhiều ứng viên tranh cử vào Hạ viện hơn đảng Cộng hòa kể từ năm 2008.
Khoảng 1.500 người đã tranh cử với tư cách là thành viên của đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại Hạ viện, nhiều hơn 500 người so với cuộc bầu cử trước, và trong số đó có số lượng kỷ lục 350 phụ nữ.
Sự gia tăng mạnh về số lượng nữ ứng cử viên đã khiến một số người dự đoán rằng năm 2018 có thể một lần nữa trở thành "Năm của phụ nữ", liên hệ tới cuộc bầu cử năm 1992 trong đó số lượng phụ nữ tại Quốc hội tăng gấp đôi.
Phụ nữ hiện chỉ chiếm 20% Quốc hội và thực trạng này là do từ lâu nữ giới không thích tranh cử. Nhưng thất bại bất ngờ của bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 trước ông Trump, người bị cáo buộc quấy rối tình dục và từng đưa ra nhiều bình luận phân biệt giới tính, dường như đã trở thành khoảnh khắc "vùng lên" đối với các phụ nữ Mỹ.
Số lượng phụ nữ thuộc đảng Dân chủ tranh cử vào quốc hội Mỹ năm nay tăng vọt so với các năm trước đó (Đồ họa: BBC)
Đảng Dân chủ cần thu hút cử tri đi bỏ phiếu
Các cuộc bầu cử giữa kỳ thường không mang lại sự hứng khởi như cuộc bầu cử tổng thống, điều đó có nghĩa là số lượng cử tri Mỹ đi bầu thường rất thấp. Thông thường, khoảng 60% cử tri Mỹ đi bầu tổng thống, nhưng chỉ có 40% cử tri tham gia bầu cử giữa kỳ.
Vào năm 2014, tỷ lệ cử tri đi bầu trong bầu cử giữa chỉ là 35,9% - thấp nhất kể từ Thế chiến II, theo "Dự án các cuộc bầu cử Mỹ".
Tỷ lệ đi bầu thấp dường như đã mang lại lợi thế cho đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử giữa kỳ trước đó, vì những người bỏ phiếu đó thường là lớn tuổi và da trắng.
Đảng Dân chủ hi vọng rằng việc Tổng thống Trump không được lòng các cử tri trẻ, thiểu số, phụ nữ sẽ khuyến khích họ chú ý hơn tới cuộc bầu cử giữa kỳ lần này, và sau đó tích cực đi bỏ phiếu.
Thất bại cho đảng Cộng hòa sẽ là "điềm gở" đối với ông Trump? Ông Trump thậm chí bị luận tội?
Chiến thắng lập pháp lớn nhất cho tới nay của Tổng thống Trump là luật cải tổ hệ thống thuế của Mỹ, nhưng ông chỉ có thể ký thành luật vì đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện của quốc hội.
Nếu đảng Dân chủ kiểm soát một hoặc lưỡng viện quốc hội vào tháng 11 tới, họ có thể hạn chế những gì Tổng thống Trump có thể làm trong 2 năm cuối cùng của nhiệm kỳ.
Đảng Dân chủ có thể kiểm soát các ủy ban quan trọng của quốc hội, điều cho phép họ tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào vài vấn đề, trong đó có các thỏa thuận kinh tế của Tổng thống và các cáo buộc tấn công tình dục chống lại ông.
Mặc dù những lời kêu gọi luận tội Tổng thống nhiều khả năng sẽ gia tăng nếu đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện, nó cũng có thể trở nên vô nghĩa trừ khi các thượng nghị sĩ Cộng hòa quay lưng với tổng thống do cần có 2/3 thành viên Thượng viện ủng hộ mới có thể phế truất ông.
Trong lịch sử Mỹ, chỉ có 2 tổng thống từng bị luận tội - Andrew Johnson và Bill Clinton, và cả hai đều "thoát nạn" sau một phiên tòa tại Thượng viện. Năm 1974, Tổng thống Richard Nixon đã từ chức trước khi ông có thể bị luận tội vì vụ bê bối Watergate.
Đảng Dân chủ có thể có cơ hội tốt hơn nhằm lật đổ Tổng thống Trump bằng việc đánh bại ông trong cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp vào năm 2020.
Quy trình luận tội tổng thống
Hạ viện
Bất kỳ một thành viên nào của Hạ viện cũng có thể đề xuất một nghị quyết luận tội nếu họ nghi ngờ tổng thống phạm tội "phản quốc, hối lộ, hoặc các tội các danh nghiêm trọng khác".
Hạ viện cân nhắc các cáo buộc. Nếu đa số (51%) nghị sĩ ủng hộ luận tội, tiến trình luận tội chuyển sang xét xử tại Thượng viện.
Thượng viện
Phiên tòa bắt đầu. Thẩm phán trưởng của Tòa án tối cao làm chủ tọa, trong khi các thành viên của Hạ viện đóng vai trò bên nguyên, và các thượng nghị sĩ đóng vai trò là hội thẩm đoàn. Tổng thống có thể chỉ định các luật sư bào chữa.
Cuối phiên tòa, Thượng viện phải bỏ phiếu. Nếu 2/3 nghị sĩ nhận thấy tổng thống có tội, ông sẽ bị phế truất. Phó tổng thống ngay lập tức lên nắm quyền thay ông trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Phép thử cho chính sách 'Nước Mỹ trước tiên' Sáng 6/11 theo giờ bờ Đông, các cử tri trên toàn nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ để bầu lại 35 ghế trên tổng số 100 ghế tại Thượng viện và toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện, 36 vị trí thống đốc bang, cùng khoảng 6.000 ghế (chiếm gần 82% tổng số ghế) trong các...