Các khu vui chơi tỷ đô trở thành ‘bom xịt’ thế giới
Các trung tâm thương mại, sòng bạc, khách sạn được lên kế hoạch xây dựng thật hoành tráng nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại với kỳ vọng.
Casino Revel ở thành phố Atlantic, Mỹ được xây dựng với mục đích là khu nghỉ mát sang trọng, trở thành sòng bạc hút khách của thành phố Atlantic và tiêu tốn hết 2,4 tỷ USD đầu tư.
Tuy nhiên chỉ sau 2 năm mở cửa, Revel vừa bị ngừng hoạt động vì không sinh lời. Casino này đã 2 lần tuyên bố phá sản, gần đây nhất là vào tháng 6 vừa qua.
Khách sạn Harmon được xây dựng trên khu đất rộng nằm giữa trung tâm thành phố Las Vegas với vốn đầu tư 8,5 tỷ USD của tập đoàn MGM. Dự kiến tòa nhà 26 tầng và tòa tháp 47 tầng sẽ được hoàn thiện.
Thế nhưng Harmon bị tạm dừng xây dựng vào năm 2008 sau khi những sai lầm trong công trình được phát hiện. Hậu quả là hơn 400 triệu USD đã được chi để bồi thường các bên, tòa nhà dang dở cũng bị tháo dỡ, trở thành đống phế liệu.
Công trình khách sạn Ryugyong của Triều Tiên dự định sẽ là khách sạn cao nhất thế giới. Các phương án kiến trúc đã được đưa ra bằng mọi cách: 7 nhà hàng nằm trên độ cao hơn 30 mét và quay song song với đường chân trời Bình Nhưỡng.
Lần đầu tiên dự án này được công bố vào năm 1989 nhưng sau đó bị trì hoãn nhiều lần do thiếu nguyên liệu. Năm 2008, một công ty Ai Cập đã cố gắng đưa tòa nhà bỏ hoang trở lại. Kế hoạch ra mắt thứ 2 sau đó được dự kiến trùng với sinh nhật lần thứ 100 cố lãnh đạo Kim II-Sung, nhưng nó vẫn chưa được hoàn thành và bị bỏ hoang cho đến ngày nay.
Tại Berlin, Đức, một dự án sân bay Brandenburg được đề xuất để thay thế cho 2 sân bay Schonefeld và Berlin Tegel. Với 27 triệu lượt khách hàng năm, dự án được dự báo sẽ trở thành một trong những sân bay bận rộn nhất ở châu Âu.
Video đang HOT
Kế hoạch mở cửa sân bay năm 2010 đã không thành sự thật do sai quy hoạch. Việc khắc phục sân bay sẽ mất khoảng 18 tháng mới có thể tiếp tục xây dựng. Các nhà đầu tư tuyên bố sân bay Brandenburg sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2015, nhưng những người trong cuộc dự đoán phải đến năm 2019 mới khả thi.
Phó tổng thống kiêm thủ tướng và là vua các tiểu vương quốc Ả Rập Sheikh Mohammed Bin Rashid Al-Maktoum khởi xướng dự án World Islands – quần đảo nhân tạo phác họa hình bản đồ thế giới.
World Islands sẽ bao gồm 300 hòn đảo bằng cát bắt đầu được xây dựng vào năm 2003. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến dự án có vốn 14 tỷ USD phải ngừng lại. Cho đến nay chỉ có 2 trong số 300 hòn đảo được hoàn thành.
Công viên “xứ thần tiên” Wonderland Amusement Park cách 20 dặm về phía bắc của Bắc Kinh từng được kỳ vọng là công viên giải trí lớn nhất châu Á.
Quá trình xây dựng tới năm 1998 thì bị ngừng vì các nhà thầu gặp rào cản từ giới chức năng và nông dân địa phương. Tới nay, tàn tích của khu công viên vẫn bị bỏ hoang.
Tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, một khu thương mại có tên The New South China Mall được dựng lên lớn gấp 2 lần Mall of America – trung tâm mua sắm lớn nhất ở Mỹ.
Thiết kế của The New South China Mall được ước tính gồm một quảng trường, 2 con kênh dài, tượng Nhân sư Ai Cập,… Thế nhưng, nơi này nhanh chóng trở thành trung tâm “ma” vì bị bỏ trống tới 99% diện tích kể từ khi mở cửa năm 2005.
Theo Zing
Những biển số xe đắt nhất thế giới
Những siêu xe giới hạn giá 2-3 triệu USD đã là con số 'khủng' mà dân mê xe mơ ước, nhưng thậm chí chỉ một chiếc biển số xe có thể lên tới 14 triệu USD.
Dân chơi xe trên toàn thế giới có lẽ phải ngả mũ ngưỡng mộ khách hàng từ các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE) khi bất cứ siêu xe hay xe siêu sang nào đắt tiền nhất trên thế giới đều có mặt tại đây. Với xử sở chỉ có tiền và dầu mỏ thì chơi xe chưa phải là đỉnh cao. Độ giàu có, đẳng cấp còn thể hiện ở việc chiếc xe đeo biển số bao nhiêu.
Hàng tháng, Cục cảnh sát Dubai hay Abu Dhabi tổ chức những buổi đấu giá biển số cho người dân, số tiền đấu giá sẽ dùng làm từ thiện. Những biển số từ 1-10 đắt nhất, tiếp theo đó là 10-99. Những số lặp 2 chữ số như 11, 22, 33...99 xếp vị trí tiếp theo. Người đấu giá cũng sẵn sàng trả tiền đắt hơn nhiều chỉ để sở hữu những số có ý nghĩa với họ như ngày sinh, ngày kỷ niệm... Dưới đây là một số chiếc biển số xe đắt nhất từng được đấu giá tại UAE.
10. Biển số 10
Lần gần đây nhất biển số 10 có chủ nhân là khi vị khách hàng này trả giá 1,23 triệu USD.
9. Biển số 45
Con số 45 được ưa thích không kém khi có giá 1,37 triệu USD.
8. Biển số 16
Không ít biển số được đấu giá bởi những người giấu tên. Biển số 16 là một trường hợp tương tự, với mức giá 1,66 triệu USD.
7. Biển số 55
Mức giá sở hữu: 1,78 triệu USD, tiếp tục thuộc về một người giấu tên.
6. Biển số 11
Con số lặp chữ số thấp nhất, 11 được đấu giá mức 2,19 triệu USD.
5. Biển số 12
Biển số 12 thậm chí còn được đấu giá cao hơn 11, ở mức 2,45 triệu USD.
4. Biển số 9
Năm 2008, một vị doanh nhân giấu tên tại Abu Dhabi đấu giá thành công biển số 9 với giá 4,19 triệu USD.
3. Biển số 7
Năm 2008, Talal Ali Mohammad Khouri đấu giá thành công biển số 7 với giá 3,12 triệu USD và gắn lên chiếc Rolls-Royce của mình.
2. Biển số 5
Cũng trong năm 2008, Talal Ali Mohammad Khouri tiếp tục đấu giá thành công biển số 5 với giá 6,91 triệu USD và gắn lên chiếc Rolls-Royce đỏ.
1. Biển số 1
Đắt nhất tất nhiên là biển số 1, với chủ nhân Saeed Abdul Ghafour Khouri, một doanh nhân trả giá 14,2 triệu USD.
Minh Hy
Theo VNE
Khám phá nơi bán vàng như mua rau ngoài chợ ở Dubai - Không giống như các quốc gia khác trên thế giới, chợ vàng (Gold Souk) ở Dubai được bán theo đơn vị gram (g) đến kg. Đến khu chợ sầm uất này, du khách sẽ bị mê hoặc bởi sự giàu có đến lạ thường. Vàng ở đây được bán với số lượng lớn, ước tính lên tới hàng tấn. Gold Souk là...